- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Mã đề: tiêu viêm lợi tiểu
Mã đề: tiêu viêm lợi tiểu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mã đề - Plantago major L, thuộc họ Mã đề - Plantaginaceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm cao 15-20cm, có thân ngắn. Lá mọc thành cụm ở gốc, có cuống rộng ngắn hơn phiến, phiến hình thìa hay hình trứng, có 2-3 gân hình cung. Hoa nhỏ màu trắng xếp thành bông dài, mọc đứng. Quả hộp nhỏ hình cầu, chứa 6-18 hạt. Hạt nhỏ trong hay bầu dục, to 1 - 1,5mm màu đen bóng.
Mùa hoa quả tháng 5-8.
Bộ phận dùng
Phần cây trên mặt - Herba Plantaginis, thường gọi là Xa tiền thảo và hạt - Semen Plantaginis, thường gọi là Xa tiền tử.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Âu Á ôn đới nay trở thành cây toàn thế giới. Mọc hoang và thường được trồng. Trồng bằng hạt nơi đất ẩm mát và mùa xuân. Vào tháng 7-8, lúc quả chín, thu hái toàn cây đem về phơi khô, đập quả lấy hạt, rồi phơi khô cất dành.
Thành phần hoá học
Toàn cây chứa một glucosid là aucubin hay rinantin. Lá có chất nhầy, chất đắng, caroten, sinh tố C, K, T, acid citric. Trong hạt có nhiều chất nhầy, acid plantenolic, adenin và cholin.
Tính vị, tác dụng
Mã đề có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, lợi phế, làm long đờm.
Công dụng
Thường dùng chữa: 1. Sỏi niệu và nhiễm trùng đường niệu, viêm thận, phù thũng; 2. Cảm lạnh ho, viêm khí quản; 3. Viêm ruột, lỵ; 4. Viêm kết mạc cấp, viêm gan; 5. Đau mắt đỏ có màng. Dùng toàn cây 15-30g, hạt 5-10g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã cây tươi đắp mụn nhọt.
Ở Thái Lan, toàn cây được dùng lợi tiểu, trị viêm họng và dùng ngoài trị viêm mủ da, sâu bọ cắn và dị ứng.
Cách dùng
Lá sắc hoặc nấu cao uống làm thuốc thông tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả lỵ, mắt đỏ đau. Cả cây nấu cao đặc bôi trị bỏng. (Lấy bông nhúng thuốc đắp lên chỗ bỏng băng lại, mỗi ngày thay 1 lần). Cây tươi sắc nước uống chữa huyết áp cao. Lá tươi sắc uống chữa lỵ cấp tính và mạn tính. Lá tươi giã nát đắp mụn nhọt, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ và mau lành.
Bài viết cùng chuyên mục
A phiện (thuốc phiện): cây thuốc trị ho ỉa chảy đau bụng
Vị chua, chát, tính bình, có độc; có tác dụng liễm phế, sáp trường, chỉ thống Nhựa thuốc phiện có vị đắng hơi chát; có tác dụng giảm đau, gây ngủ
Ché: rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ
Quả chín ăn được; còn dùng làm thuốc trị sốt ác tính và lây lan, và làm thuốc chống độc, Rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ, Lá thường dùng làm gia vị ăn với cá, thức ăn
Mận rừng: trị ghẻ ngứa
Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm.
Châu thụ: dùng làm thuốc trị thấp khớp đau dây thần kinh
Lá phơi khô dùng pha nước uống thơm. Quả ăn được. Thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi
Đuôi trâu, cây thuốc đắp chữa rắn cắn
Đồng bào dân tộc Dao dùng vỏ cây nấu nước gội đầu và dùng lớp vỏ nhớt nhai nuốt nước; lấy bã đắp chữa rắn cắn
Đảng sâm: cây thuốc bổ
Đảng sâm là một loại cây thảo sống lâu năm, thân leo, có củ. Củ đảng sâm là bộ phận được sử dụng làm thuốc, có hình trụ dài, phân nhánh, màu vàng nhạt.
Nhum: lấy đọt non xào nấu làm rau ăn
Gỗ cây màu đen, rất cứng, được dùng làm cọc chống, làm ván, làm cọc căng dù. Nhân dân thường lấy đọt non xào nấu làm rau ăn, có vị ngọt
Nghể hoa đầu, tác dụng giải độc
Vị đắng, cay, tính nóng, có tác dụng giải độc, tán ứ, lợi niệu thông lâm. Có tác giả cho là cây có vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, lợi niệu
Cảo bản: lưu thông khí huyết
Vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
Nghệ: hành khí phá ứ
Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á.
Ớt tím: chữa đau bụng lạnh dạ tiêu hóa không bình thường
Quả chữa đau bụng lạnh dạ, tiêu hóa không bình thường, rễ dùng trị tử cung xuất huyết theo công năng, dùng ngoài trị nẻ da đông sang
Biến hóa: dùng chữa tê thấp đau nhức
Chữa hen suyễn gặp lạnh lên cơn nghẹt thở, hoặc cảm phong hàn, ngực căng khó thở, ho suyễn kéo đờm, đầu mặt xây xẩm, thân thể nặng nề đau nhức.
Chân chim gân dày: trị phong thấp đau nhức khớp xương
Thân cây dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau nhức khớp xương, dạy dày và hành tá tràng loét sưng đau. Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết
Hoa bươm bướm, cây thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây được dùng trị các chứng bệnh ngoài da như eczema, trứng cá, vẩy nến, nấm tóc, chốc lở, bệnh nấm, loét, Cũng dùng trị viêm tĩnh mạch, trị ecpet
Bầu đất dại: cây thuốc giải nhiệt
Người ta còn dùng củ sắc uống làm thuốc trị sốt rét, nên ở vùng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có tên gọi là Ngải rét.
Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá
Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa
Đuôi chồn chân thỏ: cây thuốc trị lỵ
Đuôi chồn chân thỏ là một loại cây thảo sống lâu năm, có khả năng phân nhánh nhiều từ gốc và lan rộng.
Gối hạc nhăn, cây thuốc chữa vết thương
Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở Đồng Nai, Còn phân bố ở Ân Độ, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Ân Độ, lá được dùng giã đắp lên các vết thương
Chùm ngây: kích thích tiêu hoá
Quả được dùng trị bệnh đau gan và tỳ, đau khớp, sài uốn ván và chứng liệt, hạt dùng trị bệnh hoa liễu, dầu từ hạt dùng đắp ngoài trị bệnh thấp khớp
Nhàu lá nhỏ: dùng rễ trị thấp nhiệt sinh ỉa chảy
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Bình
Đậu khác quả: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng đồng bằng, trên đồng cỏ và savan giả từ Bắc chí Nam.
Cỏ lá xoài: cây thuốc sát trùng vết thương
Chỉ mới được dùng qua kinh nghiệm dân gian, Ở Cần Thơ dùng sát trùng vết thương và dùng xát vết thiến heo cho mau lành, Ở Minh Hải, dùng chữa băng huyết và ở Tiền Giang dùng chữa sưng tấy
Ô rô: dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc
Ở Thái Lan dùng lá phối hợp với Hồ tiêu làm viên thuốc bổ tăng tuổi thọ, lá cũng dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc
Hàm xì, cây thuốc khư phong hoạt huyết
Rễ có vị ngọt, nhạt, chát, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, thư cân hoạt lạc, Lá có tác dụng tiêu viêm
Cỏ bông: dùng sắc nước uống lợi tiểu
Cỏ sống hàng năm, thân cao 15 đến 45cm, thành bụi dày thường mảnh, lá hẹp, hình dải dài 2,5 đến 7,5cm, nhẵn, mép ráp bẹ lá nhẵn, họng có lông dài, lưỡi bẹ có dạng một vòng lông mi