Lựu: trị ỉa chảy và lỵ ra huyết

2018-01-05 03:11 PM

Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lựu, Thạch lựu - Punica granatum L., thuộc họ Lựu - Punicaceae.

Mô tả

Cây nhỏ, cao tới 5-6m, có thân thường sần sùi, màu xám. Rễ trụ khoẻ, hoá gỗ, dạng con thoi, màu nâu đỏ ở ngoài, màu vàng nhạt ở trong. Lá đơn, nguyên, mọc đối, bóng loáng. Hoa mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm 3-4 cái ở ngọn cành. Hoa có 5-6 lá đài hợp ở gốc, 5-6 cánh hoa màu đỏ chói, rất nhiều nhị bầu nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau. Quả mọng có vỏ dày, tròn phía trên có đài tồn tại, có vách ngang chia thành 2 tầng, các tầng này lại chia ra các ô chứa nhiều hạt tròn, có vỏ hạt mọng.

Hoa tháng 5-6; quả tháng 7-8.

Bộ phận dùng

Vỏ quả- Pericarpium Granati, thường gọi là Thạch lựu bì. Vỏ cây, vỏ rễ, hoa, thịt quả cũng được sử dụng.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Tây Á, được trồng nhiều ở Bắc Phi châu, nay thành phổ biến. Ở nước ta, Lựu cũng được trồng bằng hạt hoặc bằng cành chiết. Thu hái vỏ rễ, vỏ thân quanh năm, hoa quả thu hái vào tháng 6-7. Đào rễ về rửa sạch, bóc lấy vỏ, bỏ lõi, phơi hoặc sấy khô. Vỏ quả lấy khi còn tươi, bỏ màng trong, thái mỏng, sấy khô; khi dùng vỏ khô thì rửa sạch, cạo bỏ màng trong, đồ cho mềm, thái mỏng, sao qua. Bảo quản nơi khô ráo, không để lâu quá 2 năm.

Thành phần hoá học

Vỏ rễ chứa một hàm lượng tanin cao (2%) và 0,5-0,7% alcaloid toàn phần trong đó có pelletierin, isopelletierin, methylpelletierin và pseudopelletierin. Isopelletierin là alcaloid có hoạt tính trị giun cao. Vỏ thân cũng chứa pelletierin và các alcaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn. Còn có acid betulic và 3 chất base khác.

Vỏ quả chứa granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin.

Dịch quả chứa acid citric, acid malic và các chất đường glucose, fructose, maltose.

Tính vị, tác dụng

Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm; có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán.

Công dụng

Vỏ quả được dùng trị ỉa chảy và lỵ ra huyết, đái ra máu, băng huyết, bạch đới, thoát giang, đau bụng giun. Ngày dùng 15-30g dạng thuốc sắc, cũng thường phối hợp với các chất thơm.

Vỏ thân và vỏ rễ dùng trị giun, đặc biệt đối với sán dây ở người và đối với cả sán của chó. Ngày dùng 20-60g, dạng thuốc sắc. Hoặc dùng 0,30g pelletierin phối hợp với 0,40g tanin chia làm 3 lần uống. Còn dùng trị đau răng (ngậm nước sắc).

Thịt quả được dùng trợ tim, giúp tiêu hoá. Dịch quả tươi làm mát hạ nhiệt. Hạt giúp tiêu hoá. Hoa dùng chữa viêm tai đề phòng chảy mủ.

Đơn thuốc

Trị sán dây: Vỏ rễ Lựu tươi 60g, Hạt cau 40g, nước 750mg. Cho vào nồi (không dùng nồi gang, nồi tôn) ngâm 6 giờ, rồi sắc còn 500ml, lọc bỏ bã. Uống buổi sáng khi đói, chia làm 2 lần cách nhau nửa giờ. Hai giờ sau khi uống thuốc thấy bụng cồn cào khó chịu thì uống một liều thuốc tẩy đến lúc buồn đi ngoài thì ngồi nhúng hẳn mông vào chậu nước ấm để sán ra hết. Trong khi uống nước thuốc cần nằm nghỉ và nhắm mắt (theo Dược liệu Việt Nam).

Ghi chú

Người hư tổn, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng rễ Lựu.

Bài viết cùng chuyên mục

Chây xiêm: chữa nứt nẻ

Ở Campuchia, người ta dùng lá non để ăn sống với mắm prahok. Rễ cây dùng để làm một chế phẩm chữa nứt nẻ

Nghệ ten đồng: phá huyết hành khí

Ở Inđônêxia, người ta dùng thân rễ sắc cho phụ nữ mới sinh đẻ uống. Còn ở Malaixia củ được dùng trị ho, hen suyễn và dùng ngoài trị gàu và vảy da

Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.

Cỏ bướm tím: dùng chữa đau đầu cảm sốt

Thường dùng chữa đau đầu, cảm sốt, kinh nguyệt không đều, ngày dùng 30 đến 50g cây tươi giã nát, ngâm nước sôi 10 phút, gạn lấy nước trong uống làm 1 lần

Đại quản hoa ba màu: cây thuốc gây sổ

Ở nước ta, cây phân bố từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Ninh Bình, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Hà Nội, thường gặp ký sinh trên cây sấu.

Dưa núi, cây thuốc giải nhiệt hạ sốt

Toàn cây có tác dụng bổ chung và trợ tim giải khát, giải nhiệt, hạ sốt. Quả có vị rất đắng, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá

Chòi mòi nam: dùng lá hãm uống

Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia, Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ

Ná nang lá nguyên: chữa đái dầm

Dịch cây được dùng ở Java để chữa đái dầm, cũng dùng rửa mặt và trị mụn. Ở Sumatra, người ta giã lá ra đắp vào đầu trị đau đầu.

Mức lông mềm, trị lao hạch cổ

Ở Trung Quốc, rễ, vỏ thân, lá dùng trị lao hạch cổ, phong thấp đau nhức khớp, đau ngang thắt lưng, lở ngứa, mụn nhọt lở loét, viêm phế quản mạn

Khổ sâm, thuốc chữa lỵ

Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng, Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh

Hổ bì: cây thuốc trị sốt rét

Ở Campuchia, lá được dùng ăn với Cau, thay thế cho Trầu không, Ở Ân Độ, vỏ đắng dùng trị sốt rét gián cách, Ở Trung quốc, vỏ được dùng thuộc da.

Đậu gạo, cây thực phẩm trị đau bụng

Đậu gạo là cây thức ăn giàu protein cho người, cho gia súc, đồng thời là một cây phân xanh phủ đất, tốt đối với các đồi núi, Cây, lá non và quả non cũng được dùng làm rau ăn

Nấm rơm: cây thuốc tiêu thực khử nhiệt

Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, nấm rơm đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống.

Mức hoa trắng nhỏ: rễ dùng trị lỵ

Ở Campuchia, lá được dùng trong Y học dân gian để trị rối loạn về tuần hoàn. Ở Peam Prus, người ta dùng các lá non chế nước uống trị ỉa chảy.

Nụ đinh: cây thuốc lý khí chỉ thống bổ thận cường thân

Lá phối hợp với lá cây Lù mù, Allophylus glaber Radlk., dùng làm thuốc cho phụ nữ uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn

Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư

Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.

Bách bộ đứng: cây thuốc diệt chấy rận

Rễ củ, Radix Stemonae, Khi tươi màu trắng, sau trở thành vàng và quắt lại khi già và thô, Lúc non dễ bị bẻ gãy, trừ lôi giữa của củ dạng sợi hoá gỗ.

Phượng tiên Trung Quốc: cây được dùng trị lao phổi

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị lao phổi, mặt và hầu họng sưng đau, nhiệt, lỵ, dùng ngoài trị ung sang thũng độc, bỏng lửa, không dùng cho phụ nữ có thai

Ngấy lá lê: cường cân cốt

Loài của Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Trung Quốc và Việt Nam. Thường gặp ở Cao Nguyên tới 2000m từ Ninh Bình tới Lâm Đồng.

Náng lá rộng: gây sung huyết da

Ở Ấn Độ, người ta dùng hành của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh thấp khớp, cũng dùng đắp mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ.

Bìm bìm núi, trị bệnh hôi mồm

Ở Malaixia, nước sắc lá dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống như thuốc làm sạch. Lá được dùng ăn để trị bệnh hôi mồm

Bạc biển, cây thuốc trị lọc rắn

Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc, gân phụ khó nhận; cuống không có

Chìa vôi Java: dùng trị bệnh mày đay

Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng trị bệnh mày đay, thấp sang, viêm da dị ứng, gãy xương đứt gân, đòn ngã tổn thương, phong thấp tê bại

Mũi mác: thanh nhiệt giải độc

Ở Việt Nan, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp

Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.