Lười ươi: chữa bệnh nhiệt, nóng sốt âm

2018-01-05 03:08 PM

Chữa các bệnh nhiệt, nóng chưng sốt âm, ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao thương thổ huyết, đại tiện ra máu, máu nóng mụn lở.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lười ươi - Scaphium lychnophorum (Hance) Kost. (Sterculia lychnophora Hance), thuộc họ Trôm -Sterculiaceae.

Mô tả

Cây to cao 20-25m hay hơn; cành có góc, lúc non có lông màu hung, về sau nhẵn. Lá mọc tập trung ở đỉnh cành; phiến to dài 10-20cm, rộng 6-12cm, thông thường có 3 thuỳ nhất là lá lúc còn non, màu bạc sáng, không lông; cuống lá dài 10 - 30cm. Hoa nhỏ. Quả nang với 1-5 quả đại cao 10-15cm (tới 24cm) mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu lục, vỏ quả mỏng. Hạt to bằng ngón tay hình bầu dục hay thuôn dài 2,5-3,5cm, rộng 1,2-2,5cm, màu đỏ nhạt, đính ở gốc của quả.

Hoa tháng 1-3, quả tháng 6.

Bộ phận dùng

Hạt - Semen Scaphii Lychnophori, thường gọi là Bạng đại hải.

Nơi sống và thu hái

Cây phổ biến ở miền Nam nước ta, tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Kontum, Bình Thuận, Đồng Nai đến Tây Ninh. Vào tháng 4-5, người ta thu hoạch hạt phoi hay sấy khô. Khi đem ngâm nước, vỏ trong của hạt ngấm nước làm cho hạt nở to gấp 8-10 lần thể tích khi khô và cho ra một chất nhầy màu nâu nhạt, trong, vị hơi chát và uống mát. Người ta thường thêm đường vào trong mủ cây này để uống giải khát.

Thành phần hoá học

Hạt Lười ươi gồm hai phần, phần nhân chiếm khoảng 35% và phần vỏ chiếm 65%. Trong nhân có chất béo (2,98%), tinh bột và sterculin, bassorin. Trong vỏ có khoảng 1% chất béo, 59% bassorin, chất nhầy và tanin. Phần đường trong hạt gồm chủ yếu là galactose, pentose và arabinose.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi yếu hầu, thanh trường thông tiện.

Công dụng

Chữa các bệnh nhiệt, nóng chưng sốt âm, ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao thương thổ huyết, đại tiện ra máu, máu nóng mụn lở.

Hạt lười ươi được coi là một loại thuốc bổ mát, thêm tân dịch có thể dùng nhiều hay dùng luôn, không hại. Thường ngày có thể dùng vài ba hạt cho vào cốc nước nóng ngâm một lúc cho hạt nở ra rồi thêm đường vào cho đủ ngọt uống giải khát và trừ các bệnh nhiệt, trị các chứng đau ruột và các bệnh về đường tiêu hoá.

Bài viết cùng chuyên mục

Đại quản hoa ba màu: cây thuốc gây sổ

Ở nước ta, cây phân bố từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Ninh Bình, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Hà Nội, thường gặp ký sinh trên cây sấu.

Nấm cà: cây thuốc

Nấm cà mọc đơn độc hay thành cụm lớn trên đất nhiều chất hữu cơ, trên đất vườn vào mùa xuân hè và thu, nhất là từ tháng 4 tới tháng 5 ở Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nội

Lá diễn, thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm

Lá diễn có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát máu, sinh tân dịch

Muồng đỏ, trừ giun sát trùng

Chúng thường mọc trên các vùng núi đá vôi luôn luôn ở các quần hệ hở, trong đó có rừng rụng lá cây họ Sao dầu từ Lai Châu đến Thanh Hoá

Cỏ bướm trắng: đắp vết thương và nhọt

Ở Ấn Độ và Malaixia, cây được giã nát, dùng riêng hoặc lẫn với bột gạo, để đắp vết thương và nhọt ở đùi và đắp chữa tích dịch phù trướng

Nghể hình sợi: tác dụng tán ứ

Đòn ngã tổn thương, gẫy xương, đau lưng, đau dạ dày, đau bụng kinh, sản hậu đau bụng, phổi nóng ho ra máu, lao hạch và kiết lỵ.

Lôi, chữa bệnh lậu

Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh vùng núi từ 500m tới 2000m ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kontum, Khánh Hoà

Đào: cây thuốc chữa bế kinh

Đào nhân, dùng sống trị kinh nguyệt bế tắc, sinh hòn cục, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết, dùng chín thì hoạt huyết, chữa đại tiện khó đi do huyết táo.

Hành tây: cây thuốc kích thích lợi tiểu

Hành tây là loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ Hành. Củ hành là phần phình to của thân cây, bao gồm nhiều vảy xếp chồng lên nhau. Vảy hành có thể có màu trắng, vàng hoặc đỏ tím tùy giống.

Nho: trị thận hư đau lưng

Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá.

Bèo hoa dâu, chữa sốt chữa ho

Cây mọc hoang dại trên các ruộng lúa, ao hồ và cũng được trồng làm phân xanh bón lúa, làm thức ăn cho vịt. Cây sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu lục trên mặt nước

Dưa gang tây: cây thuốc trị sán

Thịt quả nhầy như keo, bở như dưa bở, màu trắng hơi chua và dịu, vị nhạt, mùi dễ chịu, bao bọc các hạt và nằm ở phía giữa của quả.

Lê, thuốc trị lỵ

Cây nhập từ Trung Quốc vào trồng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam, tại Cao Bằng, Lạng Sơn ở độ cao 1000m, Cây trồng để lấy quả ăn. Quả khô dùng làm thuốc trị lỵ

Bông tai: tiêu viêm giảm đau

Cây có vị đắng, tính hàn, có độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ huyết, trợ tim. Rễ có tác dụng gây nôn, tẩy, dịch lá trừ giun và làm ra mồ hôi.

Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt

Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.

Lan lô hội: thuốc chữa cam trẻ em

Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây hoặc hạt một loài khác là Cymbidium pendulum Sw làm thuốc trị phổi nóng sinh ho, lao phổi, thổ huyết.

Bạch đàn trắng, cây thuốc chữa ỉa chảy

Khi áp dụng làm chất gây săn trong chảy máu hoặc trường hợp thanh quản bị đau, gôm được trộn lẫn với một lượng tương đương tinh bột

Mận rừng: trị ghẻ ngứa

Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm.

Lúa: bồi dưỡng khí huyết

Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha.

Cải rừng lá kích: thuốc hạ nhiệt

Cải rừng lá kích (Viola betonicaefolia) còn được gọi là Cây lưỡi cày, thuộc họ Hoa tím (Violaceae). Đây là một cây thảo sống nhiều năm, có nguồn gốc từ vùng núi Việt Nam, Lào, Nam Trung Quốc và Châu Úc.

Bạc hà, cây thuốc chữa cảm cúm

Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa

Bùi Wallich: bổ và hạ nhiệt

Bùi là cây gỗ cao từ 1 đến 6 mét (đôi khi có thể cao đến 18 mét). Lá của cây có hình xoan bầu dục, tròn ở cả hai đầu

Mãn sơn hương: tiêu viêm chỉ huyết

Vị cay, chát, tính ấm, có tác dụng thư cân hoạt huyết, tiêu viêm chỉ huyết, giải độc, dưỡng huyết và thanh nhiệt, dùng trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương và gẫy xương.

Lục lạc bốn cạnh: trị đau lưỡi và lợi răng

Cây mọc ở trảng cỏ, đường mòn, nương rẫy cũ ở độ cao tới 1000m khắp nước ta từ Lai Châu, Lào Cai đến Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Mái dầm: thuốc trị kiết lỵ

loài C.yunnanenses H. Li được dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp, đau nhức xương, viêm dạ dày ruột cấp tính viêm đa khớp, tay chân rũ mỏi, lưng đùi đau nhức, bệnh cấp tính.