Lưỡi rắn: trị viêm các dây thần kinh

2018-01-05 03:07 PM

Thường dùng trị viêm các dây thần kinh, viêm khí quản, viêm tấy lan, viêm ruột thừa cấp, viêm gan vàng da hay không vàng da, bướu ác tính.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lưỡi rắn, Bòi ngòi ngù, Vỏ chu - Hedyotis corymbosa (L.) Lam; thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Mô tả

Cây thảo sống hằng năm, mọc thẳng cao 20 -30cm, phân nhánh nhiều, nhẵn. Thân non màu lục, có 4 cạnh, sau tròn lại. Lá nhỏ, hình dải hay hình trái xoan dài, mọc đối, không có cuống hay có cuống rất ngắn; gân chính nổi rõ; lá kèm mềm, chia thuỳ ở đỉnh. Hoa tập trung thành xim hai ngả ở nách lá, gồm 2 -4 hoa nhỏ màu trắng hay hồng. Hoa có 4 lá đài, 4 cánh hoa hợp, 4 nhị, bầu dưới 2 ô. Quả nang hình bán cầu, chứa nhiều hạt hình tam giác.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Hedyotidis Corymbosae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây liên nhiệt đới mọc hoang khắp nơi ở ruộng vườn. Có thể thu hái cây quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô hoặc sao vàng mà dùng.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, nhạt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, tiêu sưng.

Thành phần hoá học

Cây chứa 0,12% alcaloid bitlorin và bitloron. Còn có □-sitosterol các acid oleanolic và ursolic.

Công dụng

Thường dùng trị viêm các dây thần kinh, viêm khí quản, viêm tấy lan, viêm ruột thừa cấp, viêm gan vàng da hay không vàng da, bướu ác tính.

Ở Ân Độ, cây thường dùng trị sốt, sốt cách nhật, ăn uống không tiêu, thần kinh suy nhược, vàng da và bệnh về gan và cũng dùng làm thuốc trị giun. Ngày dùng 15 -60g khô sắc uống. Hoặc dùng 30-120g tươi sao vàng sắc nước uống. Dùng ngoài trị đòn ngã bầm giập, đau nhức xương cốt, thấp khớp, đau lưng, mụn nhọt, viêm mủ da, rắn cắn. Giã cây tươi để đắp ngoài. Có thể nghiền cây tươi, chế nước chín, lọc nước uống trong.

Đơn thuốc

Viêm ruột thừa cấp: Dùng Lưỡi rắn 60-120g, Chút chít 30-50g, Hoàng lực (rễ) 30g, sắc nước uống.

Bỏng: Dùng Lưỡi rắn với lượng vừa đủ, nấu nước rửa.

Bài viết cùng chuyên mục

Gáo vàng, cây thuốc chữa xơ gan

Thường dùng làm thuốc bổ đắng, chữa sốt và chữa xơ gan cổ trướng, Dùng 10, 15g, sắc uống. Để chữa xơ gan, phối hợp với Cỏ sữa. Cỏ xước, mỗi vị 10g

Bạc thau đá, cây thuốc trị ho

Hoa có 5 lá đài có lông, tràng hình chuông, nghiêng, màu trắng hay màu hoa cà; nhị sinh sản 2, có chỉ nhị ngắn, đính ở góc ống tràng; bầu nhẵn hoặc hơi có lông

Kim đồng, thuốc làm chắc vi huyết quản

Chuỳ hoa ở ngọn, hoa màu vàng tươi, cánh hoa có móng, nhị 10 có chỉ nhị màu vàng chuyển dần sang màu đỏ, vòi nhuỵ 3, rời nhau. Quả hạch to 5mm

Ngưu tất: hạ cholesterol máu

Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc.

Quyết trăng non ba lá: cây thường dùng trị đòn ngã

Cây mọc rất phổ biến, hầu như ở rừng thứ sinh nào cũng gặp, từ nơi có độ che bóng cao đến ven rừng nơi có nhiều ánh nắng, ở khắp nước ta

Huỳnh đường: thuốc làm tan sưng

Huỳnh đường là một loại gỗ quý hiếm, được biết đến với màu sắc vàng óng ánh đặc trưng và vân gỗ đẹp mắt.

Lu lu đực: thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Ở châu Âu, người ta cho rằng nó có tính chống co thắt, giảm đau, làm dễ ngủ.

Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương

Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.

Năng củ: làm thuốc cầm máu

Khi nghiền củ thành một chất dịch như sữa, dịch này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của Staphylococcus và Bacillus coli.

Bồng nga truật, chữa loét aptơ miệng khô

Trong y học cổ truyền Thái Lan, người ta dùng củ làm thuốc chữa các bệnh về mồm miệng như loét aptơ, miệng khô và làm thuốc lợi tiểu

Ngấy hoa trắng: thuốc bổ máu

Ở Lạng Sơn, rễ ngâm rượu uống chữa nội thương, có nơi dùng làm thuốc bổ máu và dùng ngoài trị gân đứt co tay.

Lá lụa, thuốc chữa bệnh ngoài da

Ở Ân Độ, người ta dùng lá nấu sôi trong sữa bò và thêm mật ong vào dùng đắp ngoài chữa phong hủi, ghẻ và bệnh ngoài da

Mắt trâu nhỏ: xoa đắp trị ghẻ

Lá kép lông chim lẻ, lá chét 7 đến 13 hình ngọn giáo rất không cân ở gốc, thon dài thành mũi nhọn sắc, mép hơi khía lượn, mặt trên phủ lông nằm rất ngắn, chỉ hơi rô ở phiến.

Dưa hấu: cây thuốc giải nhiệt

Quả được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, nóng trong bàng quang, đái buốt, viêm thận phù thũng, vàng da, đái đường, say rượu, cảm sốt, phiền khát.

Nóng Nêpan: dùng làm thuốc đắp rút gai dằm

Ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai, người Mèo thường dùng dịch quả làm giả mật ong. Vỏ cây có thể dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt

Lan cuốn chiếu, thuốc thanh nhiệt

Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, chỉ thống, chỉ huyết, kháng sinh

Ca di xoan, trị bệnh ngoài da

Lá non và chồi độc đối với dê. Ở Ân Độ, người ta dùng để diệt sâu bọ và nước hãm được dùng ngoài trị bệnh ngoài da

Cà độc dược cảnh: ngăn suyễn giảm ho

Cây của Mêhicô và Pêru được trồng làm cảnh, có nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp quanh năm và thơm, nhất là vào buổi tối. Có thể nhân giống bằng cành giâm.

Đậu ván trắng, cây thuốc chữa bệnh đậu lào

Đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, điều hoà các tạng, dịu phong, giải cảm nắng, trừ thấp và giải độc

Lau, thuốc chữa bệnh nhiệt phiền khát

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Chữa bệnh nhiệt phiền khát, nước tiểu đỏ ngầu, nôn ói do vị nhiệt, ho khan do phế nhiệt, sưng phổi mủ

Mây vọt: chữa thương và lợi tiểu

Loài phân bố ở châu Phi nhiệt đới, Xri Lanca, Đông Nam Á châu, Mêlanêdi, Polynêdi và bắc Úc châu. Ở nước ta, thường gặp ở đồng bằng, phổ biến trong các rừng ngập mặn, rừng ven biển.

Mè tré: ôn bổ tỳ thận

Quả thường được dùng như quả cây Ích trí, Alpinia oxyphylla Miq. để chữa đau dạ dày, kém tiêu, đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, di tinh, đái nhiều về đêm, Rễ và hạt cũng dùng chống nôn.

Bông ổi, hạ sốt tiêu độc

Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt

Bù dẻ, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ

Quả ăn được, có vị chua. Hoa rất thơm. Rễ cũng được dùng nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống như là thuốc bổ dưỡng để hồi phục sức khoẻ

Cảo bản: lưu thông khí huyết

Vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.