Lục thảo, thanh nhiệt giải độc

2018-01-05 02:37 PM
Vị ngọt, hoi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trừ ho, lưỡng phế, hoá đàm

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lục thảo, Lan bò lan - Chlorophytum capense (L.) Kuntze, thuộc họ Lô hội - Asphodelaceae.

Mô tả

Cây có thân hành sống lâu năm, rễ dạng sợi nạc và trắng. Lá hình dải, rộng khoảng 2cm, màu lục nhạt hoặc có những đuờng trắng dọc theo chiều dài các mép lá ở những thứ trồng hoặc có cả đường vàng ở giữa. Hoa trắng, thành chùm thưa, trên một cán hoa mọc thòng xuống, dài tới 80cm. Đầu ngọn cán hoa lại còn mang một số cây con (truyền thể), làm cho cây này mọc lan rộng ra nếu trồng trên mặt đất.

Ra hoa vào tháng giêng.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Chlorophyti.

Nơi sống và thu hái

Loài cây nhiệt đới được trồng nhiều trên thế giới. Ta thường trồng làm cây cảnh. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô cất dành.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, hoi đắng, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trừ ho, lưỡng phế, hoá đàm.

Công dụng

Được dùng chữa 1. Ho, khản tiếng; 2. Sốt cao ở trẻ em; 3. Nôn ra máu. Liều dùng 15-30g dạng thuốc sắc. Không dùng cho phụ nữ có mang. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương nhọt và viêm mủ da. Giã cây tươi đắp tại chỗ.

Đơn thuốc

Ho, mất tiếng: rễ Lục thảo tươi 35g, đường kính 30g sắc uống.

Đòn ngã tổn thương: Lục thảo tươi 15g sắc uống. Có thể dùng lá tươi, hãm nóng với rượu và đắp ngoài lên vết thương.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngọc trúc: dưỡng âm, nhuận táo

Ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân chỉ khát

Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ

Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.

Móc bông đơn: nhuận tràng

Buồng thường là 1, thòng dài 30 -60cm; hoa đực có cánh hoa dính, cao 7mm, nhị rất nhiều; hoa cái tròn hơn, to 4mm, có 2, 4 nhị lép. Quả tròn, to 3cm, hạt 2

Cau rừng: dùng để ăn trầu

Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở trong rừng thường xanh từ Kontum, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, tới Kiên Giang

Cổ dải: dùng làm thuốc diệt ruồi

Thường dùng làm thuốc diệt ruồi, người ta lấy vỏ cây tươi đem giã nát hoặc lấy nửa thìa bột vỏ khô, trộn với ít nước cơm và ít đường, ruồi ăn phải thuốc sẽ chết ngay tại chỗ.

Chút chít chua: làm toát mồ hôi, lợi tiểu

Ở Âu Châu, người ta dùng uống trong làm thuốc nhuận tràng, trị mụn nhọt, bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc trị rối loạn đường tiết niệu và thận

Đầu nưa: cây thuốc trị nọc rắn

Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Thảo cầm viên và các vườn cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Giang ông: cây thuốc cầm máu tiêu viêm

Ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng gỗ nhu Huyết giác làm thuốc hạ nhiệt, chống thoát mồ hôi, và chống bệnh scorbut.

Ngâu Roxburgh: trị sưng viêm

Loài của Ấn Độ, Việt Nam. Cây mọc ở rừng ở độ cao đến 1.000m từ Hoà Bình tới Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai ra tận đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.

Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy

Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ

Gọng vó lá bán nguyệt, cây thuốc trị ho gà

Cây được dùng như Cỏ trói gà trị ho gà, suyễn, và xơ mạch máu, nghiền nát ra lẫn muối hay không đều được dùng như một tác nhân làm sung huyết da

Ô núi Ava: dùng làm thuốc trị ghẻ

Dân gian dùng làm thuốc trị ghẻ, Ở Trung Quốc Quảng Châu, người ta dùng toàn cây trị viêm gan, đau bụng kinh, đòn ngã tổn thương.

Khoai lang, thuốc nhuận tràng

Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận

Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp

Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.

Mao lương: tiêu phù tiêu viêm

Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.

Đại bi: cây thuốc khu phong tiêu thũng

Đại bi có vị cay và đắng, mùi thơm nóng, tính ấm, có tác dụng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ.

Quyết lông nhọn: cây được dùng trị bỏng

Vị hơi đắng, chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, kiện tỳ, giải độc, trấn kinh, cũng được dùng trị bỏng, trẻ em cam tích, lỵ, chó dại cắn

Quyển bá yếu: có tác dụng giải độc, chống ung thư

Quyển bá yếu vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, chống ung thư (kháng nham), cầm máu, khu phong thoái nhiệt

Môn dóc, cây thuốc

Thân rễ và lá non ăn được. Người ta cắt lấy dọc, thái bằng hai đốt ngón tay, đun nước thật sôi, chần qua rồi đem xào, nấu canh hay muối dưa

Bạch đậu khấu, cây thuốc chữa đau bụng lạnh

Thường dùng trị bị nhiễm lạnh đau bụng, khí trệ, bụng đầy trướng, nôn oẹ, hoặc sáng ăn tối nôn, ăn không tiêu, đau bụng ỉa chảy, hay ợ hơi, trúng độc rượu

Nhân trần nhiều lá bắc: có tác dụng làm tiết mật

Cây mọc tốt trên đất có phèn ở vùng thấp và dọc đường đi một số nơi từ Kontum, Đắc Lắc tới Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhót: cây thuốc ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy

Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da

Kim ngân lông, thuốc dùng trị mụn nhọt

Cây leo bằng thân quấn, nhiều khi cao tới 9m, Cành có nhiều lông xù xì gồm lông đơn, cứng, hơi xám và lông tuyến có cuống, sau nhẵn, hơi đỏ

Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá

Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh

Kê cốt thảo, thuốc thanh nhiệt lợi tiểu

Thu hái toàn cây quanh năm, tách bỏ quả, rửa sạch phơi khô dùng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau