Lục lạc: bổ can thận

2018-01-04 05:27 PM

Hạt Lục lạc có vị ngọt, hơi chát, tính mát; có tác dụng bổ can thận, sáng mắt, ích tinh. Thân và Lá lục lạc có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lục lạc, Sục sạc, Muồng phân hay Muồng lá tròn - Crotalaria pallida Aiton (C. mucronata Desv; C. striataDC.), thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây bụi lâu năm cao khoảng lm. Thân cành hoi có lông rạp xuống. Lá có ba lá chét; lá chét hình trái xoan ngược tròn hoặc gần tù ở gốc, tròn, tù hoặc có khía ở chóp; các lá chét bên nhỏ hơn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông ngắn. Hoa màu vàng xếp thành chùm gồm những vòng giả, có lông ngắn. Quả đậu hình dải, lúc non có lông, về sau nhẵn. Hạt nhiều, màu hạt dẻ nhạt hoặc vàng da cam, hình thận.

Ra hoa từ tháng 6 đến tháng 10.

Bộ phận dùng

Hạt và toàn cây - Semen et Herba Crotalariae Pallidae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang ở nhiều nơi, trên đồi núi, quanh các khu dân cu, dọc đuờng đi. Thu hái quả vào mùa thu, phoi khô và nhặt hạt. Cây dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

Lá chứa một một alcaloid độc đối với dê; hạt cũng chứa alcaloid mucronalin độc nhưng nếu được ngâm và nấu chín thì hết độc.

Tính vị, tác dụng

Hạt Lục lạc có vị ngọt, hơi chát, tính mát; có tác dụng bổ can thận, sáng mắt, ích tinh. Thân và Lá lục lạc có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Rễ Lục lạc có vị hơi đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, giúp sự tiêu hoá.

Công dụng

Thường dùng hạt để trị: 1. Chóng mặt do sốt, suy nhược thần kinh; 2. Di tinh, xuất tinh sớm, bạch đới; 3. Đái dầm, chứng đa niệu. Thân và lá dùng trị lỵ và đau bụng.

Rễ dùng trị: 1. Bệnh hạch bạch huyết, viêm vú; 2. Lỵ; 3. Trẻ em hấp thu kém và suy dinh dưỡng.

Dùng hạt 6-15g, thân 6-18g, rễ 15-30g, dạng thuốc sắc. Hạt có độc nên khi dùng phải cẩn thận. Phụ nữ có mang không nên dùng. Triệu chứng ngộ độc tương tự atropin.

Đơn thuốc

Chữa phụ nữ bạch đới, đái dắt, đái són: Dùng hạt Lục lạc, Rau dừa nước, mỗi vị 20g sắc uống. Ăn Ý dĩ sao tán bột 15-20g.

Bài viết cùng chuyên mục

Chó đẻ: dùng chữa đau yết hầu viêm cổ họng

Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má

Quế: chữa đau bụng ỉa chảy

Chữa đau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy, choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân, ho hen, đau khớp và đau lưng, bế kinh, thống kinh, huyết áp cao, tê cóng

Đậu ván trắng, cây thuốc chữa bệnh đậu lào

Đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, điều hoà các tạng, dịu phong, giải cảm nắng, trừ thấp và giải độc

Lá buông, cây thuốc

Lá non, màu ngà đen, dùng để đan nhiều đồ đẹp như túi, chiếu, buồm và dùng đem làm vách phên

Chuối rẻ quạt: tán thành bột đem trộn với sữa

Cây chuối rẻ quạt (Ravenala madagascariensis Gmel) là một loài cây cảnh độc đáo, có nguồn gốc từ Madagascar.

Mồng tơi: thanh nhiệt giải độc

Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú.

Nhài nhăn: trị viêm khớp xương do phong thấp

Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp

Cà đắng ngọt: khư phong lợi thấp

Vị ngọt rồi đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong lợi thấp, hoá đàm.

Chó đẻ hoa đỏ: dùng cây trị bệnh ghẻ

Cây thảo cao 0,8m, có vỏ đo đỏ, khía sọc trắng; nhánh xám, mọc so le, dài 25 cm, gồm các lóng dài 3 mm ở phía gốc, với các lá nhỏ và hoa đực

Lát hoa, thuốc trị ỉa chảy

Vỏ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, gỗ cũng dùng được như vậy. Gỗ có màu hồng nhạt, lõi nâu đỏ có cánh đồng, vân dẹp, thớ mịn, dùng đóng đồ gỗ quý

Ổ sao vẩy ngắn: tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu

Cây mọc bám vào cây gỗ ở rừng núi cao Lào Cai Sapa, Vĩnh Phú Tam Đảo, Hà Tây Ba Vì, Thừa Thiên Huế Bạch Mã, Khánh Hoà, Kon Tum.

Cói dùi bấc: cây thuốc nam

Cây được dùng làm giấy, làm thức ăn gia súc, Còn có thể dùng dệt thảm và các hàng thủ công khác, Cũng được dùng làm thuốc

Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm

Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau

Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu

Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt

Ổ rồng: giã đắp dùng bó gãy xương

Cây Ổ rồng (Platycerium grande) là một loài dương xỉ đặc biệt với hình dáng độc đáo. Nó được biết đến với khả năng làm cảnh và các ứng dụng trong y học dân gian.

Chua ngút: có tác dụng kháng sinh sát trùng

Chua ngút, với tên khoa học Embelia ribes, là một loài cây bụi leo quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam.

Đỗ trọng dây vỏ hồng: cây thuốc trị bệnh bạch bào sang

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc, vỏ thân dùng trị trẻ em bị bệnh bạch bào sang.

Đậu biếc lông vàng: cây thuốc trị phù thũng

Cây dây leo cứng, rễ phình thành củ, nhánh không lông. Lá kép với 3 lá chét hình ngọn giáo rộng, cứng.

Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn

Lục thảo, thanh nhiệt giải độc

Vị ngọt, hoi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trừ ho, lưỡng phế, hoá đàm

Chút chít răng: dùng trị các bệnh ngoài da

Cây chút chít răng (Rumex dentatus L.) là một loài cây thuộc họ Rau răm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ngoài da.

Lưỡi rắn: trị viêm các dây thần kinh

Thường dùng trị viêm các dây thần kinh, viêm khí quản, viêm tấy lan, viêm ruột thừa cấp, viêm gan vàng da hay không vàng da, bướu ác tính.

Quyết: cây thuốc dùng trị viêm khớp xương

Thân rễ có thể dùng ăn, chế bột nhưng rất đắng, phải rửa lọc kỹ nhiều lần mới hết đắng, Có thể dùng cho gia súc ăn nhưng cũng không thể cho ăn nhiều.

Loa kèn đỏ, đắp cầm máu

Gốc ở Nam Mỹ, được nhập vào trồng làm cảnh khá phổ biến với tên Amaryllis, người ta cũng tạo được những thứ có màu trắng hay màu vàng cam

Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp

Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.