- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lức, chữa ngoại cảm phát sốt
Lức, chữa ngoại cảm phát sốt
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lức, lức cây, Sài hồ nam, Nam sài hồ - Pluchea pteropoda Hemsl; thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, cao 2-5m, mang nhiều cành ở phía trên. Lá mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa; phiến lá dày, láng ở mặt trên, nhạt màu ở mặt dưới, có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt, hơi tim tím với 4-5 hàng lá bắc. Các đầu này lại họp thành 2-4 ngù. Quả bế có 10 cạnh, có mào lông không rụng.
Bộ phận dùng
Rễ cây và lá - Radix et Folium Plucheae Pteropodae.
Nơi sống và thu hái
Loài có quan hệ với thực vật Trung Quốc, mọc hoang ở vùng nước lợ, và cũng được trồng làm hàng rào. Trồng bằng hạt hoặc bằng cây con. Rễ có thể thu hái quanh năm. Đào rễ về, bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Thu hái cành mang lá non quanh năm, dùng tươi, phơi khô hay nấu thành cao.
Thành phần hoá học
Trong rễ có tinh dầu.
Tính vị, tác dụng
Lức có vị mặn hơi đắng, tính mát; có tác dụng phát tán phong nhiệt, giải uất. Lá làm toát mồ hôi.
Công dụng
Rễ thường được dùng chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá có hương thơm, thường dùng để xông, còn dùng chữa đau mỏi lưng.
Cách dùng
Ngày dùng 8-12g rễ, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác như Mạn kinh, Cam thảo đất, Kinh giới, Tía tô, Kim ngân. Lá và cành non giã nát, thêm ít rượu, xào nóng, đắp nơi đau ở hai bên thận để chữa đau mỏi lưng. Có thể dùng rễ.
Đơn thuốc
Viên giải cảm: Bột lá Lức 6,25g, bột Cam thảo 0,3g, bột Bạc hà 6,25g, Tá dược vừa đủ 100 viên, làm viên. Ngày uống hai lần, mỗi lần 5 viên. Trẻ em uống nửa liều người lớn.
Trà giải cảm: Cây Lức khô, chặt nhỏ, đóng gói 50g, dùng pha nước uống thay trà.
Sốt nóng mùa hè (bệnh ôn nhiệt) hoặc cảm sốt lúc nóng, lúc rét, khát nước nhức đầu, đắn g miệng, ho, nôn oẹ, dùng: rễ Lức 10g, Sắn dây 12g, Hương nhu trắng 10g, Thanh bì 8g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Chân rết: dùng chữa băng huyết động thai
Được dùng chữa băng huyết, động thai, đau màng óc, co thắt sau chấn thương, sai khớp, Nhân dân thường dùng cây làm thức ăn cho ngựa
Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô
Kim điệp, cây thuốc
Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Nghệ an qua Kontum, Lâm đồng cho tới vùng đồng bằng sông Cửu long. Thu hái cũng như Thạch hộc
Cỏ chét ba: chữa ho gà ho khản tiếng
Dùng trị cảm mạo, trẻ em kinh phong, ho gà, ho khản tiếng, sưng hầu họng, cũng dùng chữa mụn nhọt độc, apxe, rắn và trùng độc cắn, đòn ngã tổn thương
Máu chó: thuốc chữa ghẻ
Hạt có dầu mùi hắc. Khi dùng giã nhỏ, cho thêm ít muối rang đỏ lên rồi ép lấy dầu hoặc giã rồi nấu cho dầu nổi lên mà gạn lấy cũng được.
Cà trời: hạt để trị đau răng
Dùng ngoài, người ta lấy rễ nấu tắm trị sốt về đêm và dùng đắp trị ghẻ, các vết đứt, vết thương, dao chém và đau bìu dái
Đước: cây thuốc chữa bệnh khớp
Cây có gỗ cứng nặng, khi còn tươi dễ gia công, dùng đóng đồ mộc và làm trụ mỏ, Ở Campuchia, dân gian thường dùng rễ chữa các bệnh về khớp.
Cẩm: tác dụng chống ho
Cây mọc hoang ở Lào Cai, Hoà Bình và được trồng v́ lá cho màu tím tía dùng nhuộm bánh, xôi. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng
Chua ngút đốm: dùng quả làm thuốc trừ giun
Cây bụi cao 2m, nhánh non có lông sát, lá có phiến bầu dục, dài 6 đến 10cm, rộng 4,5 đến 5,5cm, mỏng, mép có răng mịn ở phần trên, nâu đen mặt trên lúc khô; cuống 1cm.
Cói nước: củ làm thuốc chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng
Cói nước dùng dệt chiếu, thảm, đệm, và nhiều mặt hàng thủ công khác, Củ được dùng chữa bí đái, đầy tức, thuỷ thũng, sản hậu lách to, nặng bụng, tiêu hoá kém
Han lình: cây thuốc trừ giun
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lông rất ngứa, nhưng rễ được dùng làm thuốc trừ giun, ỉa ra máu và làm dễ tiêu hoá.
Gạt nai, cây thuốc trị bệnh thuỷ đậu
Người ta dùng lá thay thế men để chế biến rượu gạo, Ở Campuchia, người ta dùng vỏ hãm uống để trị bệnh thuỷ đậu
Hoàng bá: cây thuốc thanh nhiệt
Hoàng bá được dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương.
Ớt làn lá nhỏ: dùng trị đau bụng
Rễ dùng trị đau bụng, hầu họng sưng đau, phong thấp tê đau và huyết áp cao, cũng có thể dùng trị rắn cắn và rút gai dằm.
Kim ngân dại: thuốc hạ nhiệt
Hoa cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu tiện. Một số nơi cũng dùng lá Kim ngân dại nấu nước uống thay trà.
Long đởm: thanh nhiệt giải độc
Cây mọc ở đất hoang vùng cao, thông thường ở Đà Lạt. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, mùa hạ. Rửa sạch và phơi khô.
Phòng phong nam: dùng trị đau phong thấp đau dạ dày
Cây được dùng trị đau phong thấp, đau dạ dày, tiêu hoá không bình thường, sán khí, trẻ em kinh phong, sốt rét, gân xương tê đau, đòn ngã tổn thương
Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế
Khoai nước, thuốc diệt ký sinh trùng
Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng và trị ghẻ, Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt
Mức chàm: tác dụng cầm máu
Lá ngâm trong nước có thể làm thuốc nhuộm màu lam, có thể dùng để nhuộm vải chàm. Rễ, lá dùng làm thuốc cầm máu bên trong; dùng ngoài trị đao chém, đòn ngã.
Nuốt dịu: cây thuốc dùng trị bệnh thuỷ đậu
Ở nước ta cây mọc trong rừng, rú bụi, rừng thưa đến rừng rậm, trên đất sét và phì nhiêu và đất đá hoa cương, tới độ cao 1100 m từ Lâm đồng, Đồng Nai đến Tây Ninh
Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.
Cam thảo dây: tiêu viêm lợi tiểu
Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.
Nấm dai, nấu nước làm canh
Nấm thường được dùng xào ăn hay nấu canh. Khi nấm còn non ăn mềm, ngọt. Khi nấm già thì ăn dai nên thường chỉ nấu lấy nước làm canh ăn
Muồng ngủ: thanh can hoả
Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.