Lúa: bồi dưỡng khí huyết

2018-01-04 09:51 AM

Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lúa - Oryza sativa L., thuộc họ Lúa - Poaceae.

Mô tả

Cỏ mọc hằng năm, cao 0,7-1,5m. Lá có phiến dài, bìa ráp, bẹ cao, trắng, lưỡi bẹ có lông. Chuỳ bao gồm nhiều bông, mang các bông nhỏ màu vàng vàng. Mày hoa có lông gai, 1 hoa, 6 nhị. Quả thóc dính chặt với mày hoa (trấu), ta quen gọi là hạt lúa.

Bộ phận dùng

Hạt thóc, rễ lúa - Semen et Radix Oryzae; đạo nha - Fructus Oryzae Germunatus.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Á châu nhiệt đới, được trồng làm lương thực ở khắp nơi. Có hai thứ là Lúa tẻ - var.utilissima A. Camus và Lúa nếp - var. glutinosa Tanaka. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Thành phần hoá học

Người ta cũng đã biết trong lúa có các thành phần sau: Vitamin A, B, D và E, mỡ 20%, hydratcarbon, protein, adenin, cholin, acid arachidic, lignoxeric, palmitic, aloic, phytosterin.

Tính vị, tác dụng

Gạo tẻ có vị ngon ngọt, tính mát, có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Gạo lâu năm vị chua hơi mặn, tính ấm, ích khí mạnh tỳ, thông huyết mạch, trừ phiền, giúp tiêu hóa. Gạo nếp (nhu mề) có vị ngọt, ngon thơm, mềm dẻo, tính ấm, bổ tỳ vị hư yếu.

Công dụng

Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha, đạo nha dùng thay cho mạch nha, giúp sự tiêu hoá và là thức ăn có tinh bột có tác dụng rất tốt cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn, còn chữa các bệnh phù do thiếu vitamin. Gạo lâu năm dùng trị đau bụng và trị lỵ. Gạo nếp dùng trị các chứng đau bụng, nôn mửa và tiểu tiện ra chất nhờn (dưỡng trấp).

Ở Philippin, cám được dùng để chế thuốc phòng và chữa bệnh thiếu các loại vitamin B. Dầu cám dùng trộn với rau để ăn. Rễ và thân của Lúa là thuốc lợi tiểu. Quả thóc chưa bóc vỏ dùng làm thuốc đắp cho dịu.

Đơn thuốc

Giải phiền nhiệt trong trường hợp sốt cao, ra nhiều mồ hôi, háo khát: Dùng Gạo tẻ một nắm, lá Tre hay Cỏ lá tre một nắm cùng sắc uống. Có thể thêm bột thạch cao 10-12g cùng uống.

Nôn mửa hay ỉa chảy háo khát, rối loạn tiêu hoá: Dùng Gạo tẻ sao sắc uống thay nước và thay ăn.

Chữa nôn ói không dứt: Dùng Gạo nếp 20g, sao vàng, Gừng củ 3 lát, sắc uống (Nam dược thần hiệu).

Bài viết cùng chuyên mục

Muồng hoè, trị các vết bầm máu và trị lỵ

Loài của Á châu nhiệt đới. Thường được trồng ở các vùng nhiệt đới làm cây cảnh. Hoa có tính làm xổ. Lá được dùng trị các vết bầm máu và trị lỵ

Húng lũi, thuốc lợi tiêu hoá

Dùng hãm uống làm thuốc lợi tiêu hoá, Cũng dùng ngoài giã đắp làm thuốc sát trùng, chữa vết thương chữa sưng vú

Huyết rồng: thuốc chữa huyết hư kinh bế

Dùng chữa huyết hư, kinh bế, di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết. Ngày dùng 20, 40g dạng thuốc sắc, rượu hoặc cao.

Bạch đàn nam: cây thuốc trị ho máu

Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc trong các lùm bụi, rừng bình nguyên ở nhiều nơi, thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam.

Đưng hạt cứng: cây thuốc uống sau đẻ

Loài phân bố ở Ân Độ, Xri Lanca, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, châu Phi, Châu Mỹ, Ở nước ta, chỉ gặp ở các đảo thuộc các tỉnh Khánh Hoà, Bà Rịa.

Phong hà: chữa kinh nguyệt không đều

Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khư phong lợi thấp, hoạt huyết tán ứ, điều kinh, tiêu thũng giảm đau, thường được dùng chữa phong thấp tê đau, thiên đầu thống, kinh nguyệt không đều

Lá móng: thuốc chữa bệnh ngoài da

Lá được dùng làm thuốc trị bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt, cũng dùng trị ỉa chảy, trừ giun sán và bệnh bại liệt.

Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu

Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt

Cách cỏ, trị bò cạp và rắn cắn

Rễ được dùng ở Ân Độ làm một chế phẩm trị tê thấp; cây được dùng làm thuốc trị bò cạp và rắn cắn. Có người dùng rễ trị suyễn, cúm, ho khan

Cách lông mềm: trị các rối loạn của dạ dày

Ở Inđônêxia, lá nghiền ra dùng điều trị vết thương cho động vật nuôi. Ở Ân Độ, dầu rễ thơm, dùng làm thuốc trị các rối loạn của dạ dày.

Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón

Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.

Cây se: làm liền sẹo

Để dùng ngoài có thể lấy rễ cây tươi giã đắp hoặc dùng nước nấu rễ cây khô để rửa hoặc dùng bông thấm thuốc để đắp

Lanh: thuốc chữa ngoài da

Thường dùng làm thuốc chữa ngoài da ngứa ngáy, phong hủi, đau đầu, tiểu tiện không thông, ở Phi châu, người ta dùng hạt lanh trị ho.

Nấm cựa gà, dùng trong khoa sản

Do tác dụng mạnh, nên ở nước ngoài, Nấm cựa gà chỉ được chỉ định dùng theo ý kiến của thầy thuốc, thường được dùng trong khoa sản

Ba gạc Cuba, cây thuốc chữa sốt rét

Dạng cao chiết thô từ vỏ rễ R tetraphylla di thực vào Việt Nam có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài, ngoài ra còn có tác dụng an thần, thu nhỏ đồng tử

Khoai nước, thuốc diệt ký sinh trùng

Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng và trị ghẻ, Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt

Ngô: trị xơ gan cổ trướng

Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng

Bông vàng, uống làm thuốc tẩy

Cành lá sắc uống làm thuốc tẩy, trị sốt, sốt rét, tê thấp. Lá hãm uống tẩy và chữa bệnh táo bón dai dẳng sau khi bị nhiễm độc chì

Quặn hoa Yersin: nhựa dùng đắp vết thương

Loài Chonemorpha megacalyx Pierre gặp ở Lào, Trung Quốc mà toàn cây có tác dụng cường gân cốt, bổ thận, hạ áp, được dùng chữa gân cốt đau nhức, thận hư, đau lưng

Bùi Wallich: bổ và hạ nhiệt

Bùi là cây gỗ cao từ 1 đến 6 mét (đôi khi có thể cao đến 18 mét). Lá của cây có hình xoan bầu dục, tròn ở cả hai đầu

Ngải cứu: tác dụng điều kinh

Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.

Địa liền, cây thuốc trị ăn không tiêu

Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện

Lục lạc trắng: trị viêm niệu đạo

Ở Trung Quốc, vỏ và cây được dùng trị viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm gan, viêm dạ dày ruột, lỵ, viêm nhánh khí quản, viêm phổi, sốt rét; dùng ngoài trị mụn nhọt độc lở ngứa.

Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết

Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.

Mơ: giáng khí chỉ khái

Mơ là một loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Quả mơ không chỉ ngon ngọt mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.