- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lốp bốp, thuốc bổ
Lốp bốp, thuốc bổ
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lốp bốp, Mồng gà, Độc chó - Connarus cochinchinensis (BailL) Pierre, thuộc họ Khế rừng - Connaraceae.
Mô tả
Cây nhỏ mọc đứng hay trườn. Cành uốn cong, lúc non có lông. Lá kép với 3-5 (7) lá chét không lông; phiến dai, gốc tròn, chóp nhọn, lá chét tận cùng to hơn. Chuỳ hoa (chùm xim) cỡ 10cm, trục có lông dày, lá đài nhọn; 5 cánh hoa trắng có lông ở phía ngoài, 10 nhị. Quả đại, khi chín màu vàng, không lông ở phía ngoài, có lông ở phía trong, vỏ quả dai. Hạt đen, mồng của hạt nhỏ, nhăn nheo, màu đỏ cam.
Cây ra hoa tháng 1-2 (-3) có quả tháng 8-12.
Bộ phận dùng
Thân, rễ - Caulis et radix Connari Cochinchinensis.
Nơi sống và thu hái
Cây của miền Nam Việt Nam. Campuchia, Nam Lào, Thái Lan, Bắc quần đảo Malaixia, mọc hoang ở ven rừng thưa, rừng còi vùng núi thấp. Thu hái thân và rễ cây quanh năm, rửa sạch, phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Thân và rễ bổ máu, kích thích tiêm hoá; hạt có độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được dùng theo kinh nghiệm dân gian làm thuốc bổ giúp ăn ngon ngủ yên. Thường dùng 8-12g ngâm rượu uống. Dân gian còn dùng nó trị dị ứng do ăn uống, trị phong ngứa ban trái, trị gan nóng.
Bài viết cùng chuyên mục
Lục lạc mũi mác, cây thuốc
Gốc ở Venezuela, được nhập trồng làm cây che bóng cho chè và cà phê làm cây phủ đất. Nay thường gặp dọc đường đi và đất hoang tới độ cao 1500m ở Lâm Đồng
Mai cánh lõm: dùng nhuộm răng đen
Ở Campuchia khi hơ cây vào lửa có nhựa chảy ra, dùng nhựa này đặt vào chỗ răng đau, Việt Nam, thân cây đốt thành tro được dùng nhuộm răng đen.
Nấm dai, nấu nước làm canh
Nấm thường được dùng xào ăn hay nấu canh. Khi nấm còn non ăn mềm, ngọt. Khi nấm già thì ăn dai nên thường chỉ nấu lấy nước làm canh ăn
Cải kim thất, chữa phong thấp
Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng
Han lình: cây thuốc trừ giun
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lông rất ngứa, nhưng rễ được dùng làm thuốc trừ giun, ỉa ra máu và làm dễ tiêu hoá.
Ngâu rừng, dùng chữa sốt rét
Cây mọc hoang ở rừng thưa có nhiều tre gai ở Đồng Nai và Bà Rịa. Thu hái rễ và lá quanh năm, rửa sạch, phơi khô
Nghể gai, thuốc tiêu thũng
Loài phân bố ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi cao tỉnh Hà Giang
Đậu ma, cây thuốc chữa sốt phát ban
Dân gian dùng Đậu ma chữa sốt rét kinh niên và sốt phát ban, cùng với các loài cây khác như cây Lưỡi dòng, cây Chân chó
Oa nhi đằng: cây thuốc trị đau gân cốt
Ở Vân Nam dùng trị bệnh lâm, bệnh tràng nhạc, mắt đỏ, bệnh sa nang, sốt rét và lỵ. Ở Hương Cảng, lại còn trị viêm khí quản mạn tính, ho và rắn độc cắn.
Bưởi: trị đờm kết đọng
Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau, trị tràng phong, tiêu phù thũng.
Hồng bì, cây thuốc hạ nhiệt
Lá có vị đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm, Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù
Đầu heo, cây thuốc chữa hen suyễn
Vỏ để nhuộm và thuộc da. Quả ăn được tuy hơi chua, Lá dùng làm thức ăn cho vật nuôi, và có thể dùng để luyện thuốc trị bệnh suy nhược
Cỏ bướm trắng: đắp vết thương và nhọt
Ở Ấn Độ và Malaixia, cây được giã nát, dùng riêng hoặc lẫn với bột gạo, để đắp vết thương và nhọt ở đùi và đắp chữa tích dịch phù trướng
Quyết lưới dày sáng: cây được dùng chữa thận hư
Ở Vân Nam Trung Quốc, thân rễ của cây được dùng chữa thận hư đau răng, thận hư tai điếc, đau lưng, đòn ngã tổn thương, đau đùi, gãy xương
Mũi mác: thanh nhiệt giải độc
Ở Việt Nan, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Mức chàm: tác dụng cầm máu
Lá ngâm trong nước có thể làm thuốc nhuộm màu lam, có thể dùng để nhuộm vải chàm. Rễ, lá dùng làm thuốc cầm máu bên trong; dùng ngoài trị đao chém, đòn ngã.
Cần trôi: đắp trị các bệnh ngoài da
Rau cần trôi được làm thức ăn cho gia súc và được coi là một loại rau dại, khi cần thiết có thể lấy ăn
Gõ đỏ, cây thuốc chữa đau răng
Vỏ được dùng trong thú ý giúp ăn ngon và bổ đối với động vật nuôi, như ngựa, người ta dùng hạt sắc nước xoa ngậm chữa đau răng
Mộc thông ta: chữa tiểu tiện không thông
Chữa đau vùng tâm vị, ăn nuốt không xuôi, bị nghẹn, và đau tức vùng gan, đại tiện không thông, ợ hơi hoặc nôn oẹ, miệng thở hôi thối.
Nấm cà: cây thuốc
Nấm cà mọc đơn độc hay thành cụm lớn trên đất nhiều chất hữu cơ, trên đất vườn vào mùa xuân hè và thu, nhất là từ tháng 4 tới tháng 5 ở Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nội
Cỏ kỳ nhông: cây thuốc uống trị ban
Được dùng để chữa bệnh ỉa chảy, và bệnh giang mai, Dân gian dùng toàn cây phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị ban
Đơn rau má, cây thuốc trừ phong thấp
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng
Cà dại quả đỏ: trị viêm phế quản mạn tính
Được dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm phế quản mạn tính, phong thấp đau lưng, mụn nhọt độc, lâm ba kết hạch, nứt nẻ, đau dạ dày.
Mãn bụi: trị thổ huyết
Thường dùng trị thổ huyết, lạc huyết, khạc ra máu, đái ra máu, ỉa ra máu, tử cung xuất huyết, viêm ruột, lỵ, sát trùng đường ruột. Dùng ngoài trị mụn nhọt lở ngứa, nhiễm trùng âm đạo. Mầm cây trị sán dây.
Cầm mộc: chữa lở ngứa
Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Hà Tây, Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ làm cây cảnh vì dáng cây, hoa đẹp và rất thơm