- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lòng trứng, thanh nhiệt giải độc
Lòng trứng, thanh nhiệt giải độc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lòng trứng, hồ tiêu núi, Cây gân trâu - Lindera glauca (Sieb et Zucc) Blunne, thuộc họ Long não -Lauraceae.
Mô tả
Cây bụi; cành non có lông rất ngắn. Lá mọc riêng rẽ, hình bầu dục hay mũi giáo, nhọn về phía gốc, dài 4-10cm, rộng 2-3cm, gân phụ 6-7 đôi hơi nổi ở mặt dưới, mặt trên gần như sáng bóng, mặt dưới màu lục lờ và hơi có lông; cuống dài 7 -8mm, hơi khía rãnh ở trên. Cụm hoa tán ở nách lá, gần như không cuống, xếp 2-3 cái, mỗi tán có 6 hoa, bao hoa rất ngắn, gồm 5 thuỳ, không đều, nhị 9 mà 3 nhị vòng trong có 2 tuyến. Quả nhỏ, đường kính 7mm, có hương thơm.
Bộ phận dùng
Lá, cành, rễ - Folium, Ramulus et Radix Linderae Glaucae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng Hà Tây, Hoà Bình đến Ninh Bình. Lá thu hái vào mùa hạ, thu, phơi khô hoặc dùng tươi. Cành và rễ thu hái quanh năm.
Thành phần hoá học
Lá, vỏ cây chứa tinh dầu. Hạt chứa dầu.
Tính vị, tác dụng
Lá có vị nhạt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau, làm se, cầm máu, trừ phong. Quả có vị cay, tính ấm. Vỏ cây có vị đắng, tính lạnh. Nói chung rễ, cành, quả, vỏ có tác dụng khư phong thấp, tiêu thũng độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá được dùng trị mụn nhọt, đầu đinh, sâu quảng phong thấp tê bại, gân cốt đau nhức, dao chém thương tích. Dùng ngoài vừa đủ, lấy lá tươi giã nát hoặc lá khô tán bột đắp. Quả dùng trị trúng phong cấm khẩu. Vỏ cây tán bột hoặc thiêu tồn tính dùng chữa bỏng. Có thể dùng lá và vỏ quả vắt lấy tinh dầu và dùng dầu hạt chế xà phòng hoặc làm dầu nhờn.
Đơn thuốc
Trị mụn nhọt: Dùng lá lòng trứng với một lượng tương đương cây tươi Lưu ký nô giã nát đắp.
Trị trúng phong cấm khẩu: Quả lòng trứng khô 4g, quả Hoàng kinh 4g giã nát, uống với nước.
Bài viết cùng chuyên mục
Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.
Mùi: làm dễ tiêu hoá
Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.
Mật mông hoa, chữa thong manh, mắt đỏ đau
Bắc Thái trên các núi đá vôi. Thu hái hoa vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở hết mang về phơi khô. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn, không lẫn cành lá là tốt
Gừng lúa, cây thuốc bó trật gân
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp
Khoai nưa: thuốc hoá đờm
Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch.
Kính: thuốc khư phong tiêu thũng
Cây bụi nhỏ hoặc cây gỗ nhỏ, cao khoảng 2-5m. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, mép lá thường nguyên.
Lan một lá: thuốc giải độc
Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.
Nhài dây: làm nước uống hạ sốt
Cây mọc ở rừng đồng bằng, từ Khánh Hoà tới Côn Đảo. Ở Campuchia, thân cây được dùng làm thứ nước uống hạ sốt.
Hải đồng, cây thuốc trị kiết lỵ
Cây mọc ở vùng Cà Ná và cũng được trồng làm cảnh, Còn phân bố ở Trung Quốc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ được dùng trị kiết lỵ và nhức mỏi
Mỏ chim, có thể gây sẩy thai
Cây gỗ cao đến 15m, có các nhánh nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng hơi có răng cưa ở mép dài
Mần tưới: tác dụng hoạt huyết
Trạch lan, hay còn gọi là mần tưới, hương thảo, là một loại cây thuốc quý có nguồn gốc từ Việt Nam . Cây được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Đậu rựa: cây thuốc trị hư hàn
Quả non có thể xào nấu, quả già ương thì lấy hạt hầm với thịt gà, thịt lợn rất ngon và bổ, Thường được dùng làm thuốc trị hư hàn, ách nghịch, nôn mửa.
Mơ tròn, trị lỵ trực trùng
Thường dùng trị lỵ trực tràng, chữa sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột. Còn dùng trị ho gió, ho khan, mệt ít ngủ, thiếu sữa và dùng bó gãy xương
Nhài leo: dùng rễ để trị nấm tóc
Cây nhỡ leo, cành non vuông, có lông như phấn. Lá có phiến bầu dục thuôn, dài 4 - 7,5cm, rộng 2 - 3,5cm, chóp tù hay hơi lõm, gân phụ 4 - 5 cặp, mỏng, mặt trên nâu đen.
Kim cang nhiều tán: thuốc trị kiết lỵ
Rễ giã ra với nước rỉ đường hay sữa bò đông đặc rồi thêm nước dùng uống trị kiết lỵ ra máu lẫn với phân và trị đau đường tiết niệu khi đái ra nước tiểu đen và đỏ.
Châu thụ: dùng làm thuốc trị thấp khớp đau dây thần kinh
Lá phơi khô dùng pha nước uống thơm. Quả ăn được. Thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi
Đuôi chồn chân thỏ: cây thuốc trị lỵ
Đuôi chồn chân thỏ là một loại cây thảo sống lâu năm, có khả năng phân nhánh nhiều từ gốc và lan rộng.
Đăng tiêu châu Mỹ: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Cây nhỡ leo dài đến 10m, có nhiều rễ bám, cành không lông, Lá có 7, 11 lá chét hình bầu dục nhọn mũi, có răng, có lông ở mặt dưới.
Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng
Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy
Bìm bìm lá nho, làm mát lợi tiểu
Ở Campuchia, người ta dùng thân dây làm thuốc uống trong và rửa ngoài để trị bệnh đậu mùa và sốt rét. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chữa đái són đau và bệnh đường tiết niệu
Lan hài đốm, thuốc thanh nhiệt tán ứ
Vị đắng, chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt tán ứ, tiêu thũng giải độc. Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị rắn cắn
Cải giả: làm thuốc mát
Cây mọc trong rừng thưa, dọc bờ nước, nhiều nơi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu cho tới Gia Lai, Komtum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Đầu nưa: cây thuốc trị nọc rắn
Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Thảo cầm viên và các vườn cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đay, cây thuốc tiêu viêm
Đay có vị đắng, tính nóng có độc, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, giải nắng nóng. Hạt Đay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim
Hợp hoan: cây thuốc chữa tâm thần không yên
Thường dùng chữa tâm thần không yên, sầu muộn mất ngủ, ghi chú vỏ cây này gọi là Hợp hoan bì cũng được sử dụng như vỏ cây Bồ kết tây.