- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Long nha thảo, thu liễm chỉ huyết
Long nha thảo, thu liễm chỉ huyết
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Long nha thảo Agrimonia pilosa ledeb var. nepalensis(.D. Don) Nakai (A. nepalensis D .Don) thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.
Mô tả
Cây thảo lâu năm cao cỡ 60-100cm, toàn thân rậm lông nhung dài màu trắng. Lá do 5 - 9 lá chét to và lá phụ nhỏ, hình bầu dục hay trái xoan ngược, mép có răng có lông nhung như len ở cả hai mặt, có tuyến, lá bắc xoan to, có răng. Chùm hoa thưa cao 10-30cm, cuống hoa ngắn, đài có thuỳ nhọn; cánh hoa màu vàng, nhị 5-15, nhuỵ hai lá noãn rời. Đài ở quả có gai móc đứng, rãnh 10, quả bế 2.
Hoa tháng 4-7, quả tháng 8-10.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Agrimoniae, thường có tên là Tiên hạc thảo.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc trong các savan, thảo nguyên vùng núi cao ở Lạng Sơn, Lào Cai, trên độ cao 1500m. Thu háo cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch, phơi trong râm cho khô.
Thành phần hoá học: Trong cây có agrimophol, agrimonolide, luteolosise, agrimonin A, B, C agrimol A, E, tanin.
Tính vị, tác dụng
Cây có vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết, triệt ngược, chỉ lỵ, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị 1. Khái huyết, thổ huyết, băng huyết, đại tiện ra máu; 2. Sốt rét, lỵ; 3. Tràng nhạc, lao lực; 4. Ung thũng. Ngày dùng 8-16g, bệnh nặng có thể dùng tới 40g sắc uống.
Đơn thuốc
Chữa ho lao thổ huyết và lao xương đau cột sống. Dùng tiên hạc thảo 30g, Đại táo 20g, Địa long (giun đất nạo sạch ruột, tẩm rượu) sấy khô 20g sắc uống, mỗi ngày một thang.
Chữa nổi hạch, tràng nhạc: Tiên hạc thảo 20g, Nga truật, Ngưu tất, Xạ can, Huyền sâm mỗi vị 12g sắc uống.
Ghi chú
Còn có một loài khác gọi là Màn bụi - Agrimonia viscidula Bunge, phân bố ở vùng núi cao Lạng Sơn, Lào Cai cũng được sử dụng.
Bài viết cùng chuyên mục
Nóng: cây thuốc trị viêm gan mạn tính
Cây có hình dáng khá đặc biệt với lá to bản và hoa nhỏ xinh xắn. Trong y học cổ truyền, cây Nóng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Chạc ba: đắp làm liền gân
Loài của ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh
Lài sơn, thuốc khư phong trừ thấp
Toàn cây có vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng hành huyết khư phong tiêu thũng giảm đau
Nhài gân: đắp vào vết rắn cắn
Dịch chiết từ cây có vị đắng, không mùi, có thể dùng khai thông khi dùng ngoài cũng như khi dùng trong
Chanh ốc: được dùng chữa sâu răng
Người ta lấy ngọn hoa, lá non thái nhỏ, nấu canh ăn có vị ngọt như bột ngọt nên người ta gọi nó là rau mỳ chính
Nóng Nêpan: dùng làm thuốc đắp rút gai dằm
Ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai, người Mèo thường dùng dịch quả làm giả mật ong. Vỏ cây có thể dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt
Khế tàu, thuốc trị trĩ
Ở Ân độ, thường dùng làm đồ hộp dạng xirô, hoặc dầm mắm, Người ta sử dụng quả dưới dạng món cary dùng trị trĩ và bệnh scorbut do thiếu vitamin C
Bạc hà lục, cây thuốc chữa cảm mạo
Cây được trồng lấy tinh dầu dùng làm hương liệu chế kem đánh răng. Còn được dùng t rong ngành Y tế. Có nơi ở Bắc Phi, người ta dùng nước sắc lá
Lấu Poilane: cây thuốc
Loài đặc hữu của Trung Bộ Việt Nam, từ Thừa Thiên-Huế tới Khánh Hoà trong rừng ở độ cao 800m, Theo Poilane cây này được người Hoa tìm kiếm làm thuốc.
Nấm thông, trị chứng phụ nữ bạch đới
Thịt dày, cứng, trắng, có mùi vị dễ chịu, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải phiền, đường huyết hoà trung, thư cân hoạt huyết, bổ hư đề thần
Khảo quang: thuốc chữa tê thấp
Cây mọc rải rác ở rừng thứ sinh ẩm có nhiều cây leo vùng núi của miền Bắc nước ta, Vỏ đỏ dùng chữa tê thấp, hậu sản, ăn không tiêu, đái vàng và đái mủ trắng.
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh
Bìm bìm ba răng, tăng trương lực và nhuận tràng
Bìm bìm ba răng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết. Bìm bìm ba răng, Dây chân chó, Cây keo ta, Cây đầu ma, Cành lá me nước, Gừng sống
Bìm bìm tía, trừ thấp nhiệt
Cây mọc tự nhiên ở độ cao 2000m, và cũng được trồng ở Himalaya. Thu hái vào mùa thu, đông, phơi khô đập lấy hạt
Chùm ruột: chữa tụ máu gây sưng tấy
Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se, rễ và hạt có tính tẩy, lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc, lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.
Gạo sấm, cây thuốc đắp vết thương
Dầu hạt có thể chế tạo xà phòng, Lá được sử dụng trong phạm vi dân gian làm thuốc giã đắp các vết thương do tên thuốc độc
Đỗ trọng dây vỏ hồng: cây thuốc trị bệnh bạch bào sang
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc, vỏ thân dùng trị trẻ em bị bệnh bạch bào sang.
Bâng khuâng, cây thuốc giải độc
Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt
Lấu ông: cây thuốc
Lấu ông, một loài cây thuộc họ Cà phê, là một loại dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Cây thường được tìm thấy ở các vùng rừng núi và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Móng bò Curtis: thuốc uống trị lỵ
Cây mọc ven rừng thường xanh, khô và thường là trên núi đá vôi đến độ cao 500m từ Thừa Thiên Huế qua Khánh Hoà, Bình Thuận đến Đồng Nai.
Chua ngút lá thuôn: dùng làm thuốc tẩy giun
Cây bụi leo cao 3 đến 10m, nhánh có lông mịn, màu sét. Lá có phiến thuôn, dài 6 đến 10cm, rộng 2 đến 3cm, gốc tròn hay hình tim, mép gần như nguyên hay có răng thưa, mỏng
Hồi núi: cây thuốc có độc
Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được, Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng.
Móng ngựa lá to, tác dụng chống nôn
Thân rễ làm rau ăn được. Dân gian ở Kontum dùng làm thuốc chữa đau dạ dày, đau ruột. Ở Thái Lan, thân rễ được dùng trừ nôn mửa, cầm ỉa chảy, rễ dùng ngoài đắp làm thuốc cầm máu
Nhựa ruồi lá nhỏ: làm tan máu ứ và tiêu sưng
Nhựa Ruồi Lá Nhỏ là một loại cây bụi nhỏ thuộc họ Nhựa ruồi. Cây có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh về da.
Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp
Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong.