- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Long não: chữa cảm cúm đau đầu
Long não: chữa cảm cúm đau đầu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Long não, Rã hương- Cinnamomum camphora (L.) Presl, thuộc họ Long não - Lauraceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn, cao 15m có thể tới 40-50m, chu vi đến hàng mét. Vỏ thân dày nứt nẻ. Lá mọc so le, có cuống dài, xanh bóng, có 3 gân toả từ gốc, ở trong góc do gân chính và gân bên tạo thành có một tuyến nhỏ. Hoa nhỏ màu vàng lục, mọc thành chùm ở nách lá, đầu cành. Quả mọng hình cầu, đường kính 6-8mm, khi non màu xanh bóng, lúc chín màu tím đen.
Hoa tháng 4-6, quả tháng 8-11.
Bộ phận dùng
Gỗ - Lignum Cinnamomi Camphorae, thường gọi tên là Chương mộc. Rễ và quả cũng được sử dụng.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang dại ở Nhật Bản, Trung Quốc tới Đài Loan. Cũng gặp mọc ở vùng Lạng Sơn và rất thườn được dùng làm cây bóng mát, cây cảnh, có nơi trồng thành rừng. Người ta có thể thu hoạch rễ cây, vỏ cây quanh năm, rửa sạch, phơi trong râm đến khô để dùng. Quả thu hái vào cuối thu, đầu đông.
Thành phần hoá học
Rễ, thân, lá chứa tinh dầu gồm những thành phần d-camphor, - pinen, cineol, safrol, campherenol, campherenon, carypllyllen,
terpineol, phellandrene, carverol, azulen, d-limonen, cadinen.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, thơm, tính hơi ấm có tác dụng khư phong thấp, thông kinh lạc, chỉ thống tiêu thực, làm long đờm, lợi trung tiện, chống đầy hơi, làm ra mồ hôi, trừ lỵ. Dầu từ gỗ có tác dụng tiêu viêm, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Rễ gỗ chữa cảm cúm, đau đầu, đau dạ dày và đầy bụng, thấp khớp, đòn ngã tổn thương. Quả trị đau dạ dày, khó tiêu hoá, trướng bụng, viêm dạ dày ruột. Vỏ, cành, lá dùng trị mụn nhọt, nấm tóc, ngứa, rết cắn. Lá và hạt dùng đốt lấy hơi xông đuổi muỗi. Dùng rễ, thân 15-30g, quả 10-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã lá tươi và cành nhỏ để đắp ngoài hoặc nấu nước rửa. Người ta dùng rễ, gỗ cất tinh dầu dùng tiêm có tác dụng hồi sức tim, chữa truỵ tim, dùng thuốc viêm dầu long não hoặc natri camphosulfonat. Dùng uống chữa đau bụng, sốt, viêm họng, liệt dương. Dùng ngoài sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, trị mụn lở ngứa, đau dây thần kinh, thấp khớp, tê dại; dùng long não pha cồn 10% để xoa bóp.
Bài viết cùng chuyên mục
Mít tố nữ, hạ huyết áp
Khi rọc vỏ quả Mít theo chiều dọc, rồi rút cuống ra các múi mít dính vào cùi như một chum trái cây màu vàng. Cũng có loại Mít tố nữ có múi nhiều, ít xơ, lại có loại quả toàn là xơ
Han dây: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thường leo bằng thân quấn, lá đơn mọc so le, hình trái tim. Hoa đơn tính: Cụm hoa đực và cái riêng biệt. Quả nang: Có gai nhọn, khi chín nứt ra để hạt.
Đuôi chồn chân thỏ: cây thuốc trị lỵ
Đuôi chồn chân thỏ là một loại cây thảo sống lâu năm, có khả năng phân nhánh nhiều từ gốc và lan rộng.
Kê huyết đằng núi, thuốc thông kinh hoạt lạc
Cũng như Kê huyết đằng nhưng hiệu lực kém hơn, Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc
Ngâu: chữa sốt vàng da
Hoa và lá Ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10 đến 16g, dưới dạng thuốc sắc.
Pison hoa tán: dùng trị băng huyết
Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống
Nai (cây): chữa vết thương
Lá chữa vết thương. Nước sắc lá hay toàn cây dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp.
Đàn hương trắng, cây thuốc chữa đau bụng
Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày và bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết niệu, nôn ra máu, nấc, ho có nhiều đờm lâu khỏi; chữa phong thấp đau nhức xương
Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn
Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.
Quế Bắc bộ: chữa thận hư đau lưng cảm mạo và đau xương
Cây gỗ lớn, nhánh mảnh, dẹp dẹp, nâu đen, lá mọc so le, có phiến bầu dục, thon nhỏ, dài 7,5 đến 10cm, rộng 2,5 đến 3cm; mặt trên ôliu nâu nâu, 3 gân gốc, một cặp cách gốc 3 đến 4mm
Mướp sát: chữa táo bón
Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.
Cỏ gân cốt hạt to: có tác dụng thanh nhiệt giải độc
Ngoài dùng cây tươi rửa sạch, giã với muối đắp chỗ đau, cũng dùng trị các chứng viêm, bỏng lửa, tổn thương do ngã
Mai cánh lõm: dùng nhuộm răng đen
Ở Campuchia khi hơ cây vào lửa có nhựa chảy ra, dùng nhựa này đặt vào chỗ răng đau, Việt Nam, thân cây đốt thành tro được dùng nhuộm răng đen.
Bạc biển, cây thuốc chữa nọc rắn
Cây gỗ nhỏ cao 3, 4m, gốc to 20cm. Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc
Móng bò lông đỏ, uống trị đau bụng
Loài chỉ biết có ở Lào và vùng phụ cận của Bắc Việt Nam, như ở Lai Châu trên độ cao 900m. Cũng có trồng ở Hà Nội
Câu đằng cành leo: dùng trị trẻ em sốt cao
Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh.
Khôi nước: thuốc trị thấp khớp
Hạt dùng trị rắn cắn, dầu hạt được sử dụng ở Ân độ đắp ngoài trị thấp khớp, Ở Trung quốc dùng thay cho hạt Ba đậu, Với liều cao sẽ gây độc.
Mai chiếu thuỷ: dùng để ướp thơm
Cây của miền Đông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh. Ra hoa hầu như quanh năm, Ở Campuchia, hoa của Mai chiến thuỷ có mùi thơm của hoa nhài, được dùng để ướp thơm nước phép.
Chây xiêm: chữa nứt nẻ
Ở Campuchia, người ta dùng lá non để ăn sống với mắm prahok. Rễ cây dùng để làm một chế phẩm chữa nứt nẻ
Lá diễn, thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm
Lá diễn có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát máu, sinh tân dịch
Hoàng nàn: cây thuốc trừ phong hàn
Vị rất đắng, tính ấm, rất độc, có tác dụng trừ phong hàn, thông kinh lạc, giảm đau, Cũng có hiệu quả trong việc làm tê liệt thần kinh ngoại biên.
Cỏ mật gấu: cây thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Thường dùng trị Viêm gan vàng da cấp tính, Viêm túi mật cấp, Viêm ruột, lỵ, Đòn ngã tổn thương, Liều dùng 15 đến 30g khô, hoặc 30 đến 60g tươi, sắc nước uống
Nấm rơm: cây thuốc tiêu thực khử nhiệt
Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, nấm rơm đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống.
Lốp bốp, thuốc bổ
Thường dùng 8 đến 12g ngâm rượu uống. Dân gian còn dùng nó trị dị ứng do ăn uống, trị phong ngứa ban trái, trị gan nóng
Huyệt khuynh tía: thuốc chữa đau mắt
Dân gian dùng toàn cây hay cành lá nấu nước xông chữa đau mắt. Có tác giả cho biết cụm hoa lợi tiểu, làm ra mô hôi.