Lộc vừng: chữa đau bụng

2017-12-30 11:10 AM

Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lộc vừng, Chiếc- Barringtonia acutangula (L) Gaertn, thuộc họ Lộc vừng - Lecythidaceae.

Mô tả

Cây gỗ trung bình cao 8-10m, cành già màu nâu đen. Lá xoan, thuôn, thon hẹp ở gốc, tù hay hơi có mũi ở đầu, dài 8-12cm, rộng 4-5cm, nhạt màu, cứng, cuống lá ngắn thường có màu đỏ, hoa nhiều, thành chùm dạng bông ở ngọn, mảnh, dài 40cm hay hơn. Quả thuôn hay bầu dục, dài 3cm, dày 2cm, có 4 góc rẽ gần như là cành. Hạt đơn độc.

Hoa tháng 7, quả tháng 9.

Bộ phận dùng

Vỏ, thân, quả - Cortex et Fructus Barringtoniae Acutangulae.

Nơi sống và thu hái

Cây phân bố ở khắp nước ta, mọc hoang ở rừng thưa, bờ bãi hoặc chỗ ẩm mát ở đồng bằng và trung du. Thường mọc ven bờ các ao, đầm, hồ nước ngọt và nước lợ. Còn phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Ân Độ, Mianma, Xri Lanca, Malaixia. Thu hái vỏ thân quanh năm, thái phiến, phơi khô. Quả thường dùng tươi.

Thành phần hoá học

Hạt chứa tanin, gôm nhựa và 2 saponin, một chất cố độc là glucosid - saponin có tên là barringtonin.

Tính vị, tác dụng

Vỏ se và hạ nhiệt, quả cũng có vị se. Gỗ có tính cầm máu. Rễ rất đắng giải nhiệt, giải khát.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy. Liều dùng 8-16g vỏ sắc uống. Dùng nước ép quả bôi chữa chàm. Ta cũng dùng quả làm thuốc duốc cá.

Ở Campuchia, người ta dùng vỏ thân uống trong trị ỉa chảy và bệnh lậu và trị sốt rét. Dùng ngoài lấy vỏ nhai với Cần thăng để lấy nước dùng trị các vết cắn và các vết thương do côn trùng độc cắn. Nước sắc vỏ cũng dùng trị các vết thương. Gỗ ngâm nước cho một chất lỏng có tính cầm máu dùng để uống trong trường hợp kinh nguyệt quá nhiều. Quả nghiền thành bột, trộn với đường dùng trong trường hợp viêm lợi răng.

ở Ân Độ, người ta dùng vỏ cây, rễ và hạt để duốc cá, tuy đắng nhưng không gây độc và cũng dùng hạch quả trộn với sagon dùng điều trị ỉa chảy.

Bài viết cùng chuyên mục

Mía dò, lợi thuỷ tiêu thũng

Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chẩn dương. Ở Ân Độ, rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun

Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc

Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô

Bụt mọc, trị thấp khớp

Cây có rễ thớ hình trụ cao thấp khác nhau. Có thể nhân giống bằng hạt. Cũng thường được trồng làm cây cảnh trong chậu

Dung lá thon: cây thuốc trị chấn thương

Cây mọc trong rừng rậm hay thưa, ở độ cao thấp cho tới 2000m từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng.

Bùm bụp, hoạt huyết bổ vị tràng

Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu

Muồng ngủ: thanh can hoả

Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.

Nấm tán da cam: hoạt tính kháng ung thư

Thịt nấm màu trắng, có mùi dễ chịu, thuộc loại nấm ăn ngon nổi tiếng của châu Âu, nấm này được sử dụng ở Trung Quốc, xem như có hoạt tính kháng ung thư.

Guột cứng, cây thuốc như kháng sinh

Nước chiết lá có tính kháng sinh, Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn, Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun

Cam: thanh nhiệt và lợi tiểu

Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu

Cò cò: tiêu viêm giảm đau

Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên, thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Oa nhi đằng lá nhỏ: dùng điều trị chảy mồ hôi mày đay

Ở Ấn Độ, cây được dùng điều trị chảy mồ hôi, mày đay và bệnh đậu mùa; nước hãm dùng uống chống độc thuốc; nước sắc cây dùng chống ngộ độc arsenic

Mần tưới: tác dụng hoạt huyết

Trạch lan, hay còn gọi là mần tưới, hương thảo, là một loại cây thuốc quý có nguồn gốc từ Việt Nam . Cây được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Độc hoạt: cây thuốc chữa đau khớp

Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 60-100cm. Thân: Màu tía, không lông, có rãnh dọc. Lá: Kép 2-3 lần lông chim, lá chét có răng cưa tù.

Quyển bá bám đá: tác dụng thanh nhiệt lợi thấp tiêu viêm

Được dùng trị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, lưng eo đau nhức, mồ hôi trộm, trướng bụng, phù thũng toàn thân, tiểu tiện bất lợi, bỏng lửa, bỏng nước, dao chém xuất huyết, rắn cắn

Hoa ki nhọn, cây thuốc trị thần kinh suy nhược

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa thần kinh suy nhược, viêm gan mạn tính

Bướm bạc lá: rửa các vết thương

Lá bầu dục thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, nhọn thành đuôi ở chóp, dài 8 - 15cm, rộng 3 - 5cm, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng, dai.

Mộc: dùng làm thuốc trị đau răng

Hoa cũng có thể dùng nấu với dầu vừng làm một loại mỹ phẩm thơm cho tóc. Vỏ cũng dùng nấu nước uống để làm cho sáng mắt và tăng sắc đẹp.

Giang núi, cây thuốc dùng trị lỵ

Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ, Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm thuốc nhuộm móng tay như Lá móng

Gối hạc nhăn, cây thuốc chữa vết thương

Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở Đồng Nai, Còn phân bố ở Ân Độ, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Ân Độ, lá được dùng giã đắp lên các vết thương

Mai vàng, làm thuốc bổ

Ở Campuchia và Lào, các lá non thường được dùng làm rau ăn sống. Ở Nam Việt Nam, người ta ngâm vỏ cây này vào rượu để chiết những chất có vị đắng, làm thuốc bổ đắng, lợi tiêu hoá

Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng

Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ

Cói sa biển: cây thuốc làm toát mồ hôi và lợi tiểu

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin, Niu Ghinê, châu Úc, châu Mỹ, Ở nước ta, thường gặp trên đất có cát dọc bờ biển

Đơn Trung Quốc: cây thuốc hạ huyết áp

Vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh can, hạ huyết áp, hoạt huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau.

Lộc mại nhỏ: trị táo bón

Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.

Chòi mòi nam: dùng lá hãm uống

Loài đặc hữu của Trung Việt Nam, Nam Việt Nam và Campuchia, Ở Campuchia, nhân dân dùng lá hãm uống xem như là bổ