- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lộc mại: chữa viêm khớp
Lộc mại: chữa viêm khớp
Lá non nấu canh ăn được, Lá giã nát, thêm muối và nước vo gạo, nướng nóng đem bọc chữa quai bị, thấp khớp. Ở Java, lá thường dùng làm bột đắp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lộc mại, Mọ trắng - Claoxylon indicum (Reinw. ex. Blunne) Endl. ex Hassk, thuộc họ Thầu dầu -Euphorbiaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ hay lớn, có thể cao đến 15m. Lá đa dạng, có phiến bầu dục, dài 10-14 (30)cm gốc có khi hơi lõm, mép có răng thưa nằm, mỏng có lông dày hay thưa, có đốm trong cuống ngắn hay dài đến 10cm. Chùm hoa dài, có lông dày, thưa ở hoa đực, dài 20cm, ngắn ở chùm cái, hoa đực có 15-25 nhị, hoa cái có bầu 2-3 ô, mỗi ô 1 noãn. Quả nang có lông dày, cao cỡ 1cm, hạt dài 3mm, màu trắng.
Ra hoa tháng 5-8, có quả tháng 7.
Bộ phận dùng
Rễ, lá - Radix et Folium Claoxyli Indici.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Philippin.
Ở nước ta cây mọc ở rừng thường xanh và ở đồi vùng đồng bằng và trung du ở độ cao dưới 700m từ Lào Cai tới Kiên Giang. Thu hái lá, rễ quanh năm, rửa sạch rễ, thái phiến, phơi khô để dùng.
Tính vị, tác dụng
Lá có tính tẩy xổ. Rễ có vị nhạt, tính bình, ít độc, có tác dụng khư phong trừ thấp, tán ứ giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá non nấu canh ăn được. Lá giã nát, thêm muối và nước vo gạo, nướng nóng đem bọc chữa quai bị, thấp khớp. Ở Java, lá thường dùng làm bột đắp.
ở Trung Quốc, rễ được dùng chữa viêm khớp do phong thấp, lưng gối đau mỏi, ngoại thương bầm đau, cước khí thuỷ thũng. Liều dùng mỗi lần 16-24g dược liệu khô, hoặc 24-40g dược liệu tươi sắc uống.
Đơn thuốc
(Ở Trung Quốc)
Đau lưng: Lộc mại 15g, Ngũ gia bì gai 30g, Mò mâm xôi 30g nấu sôi uống.
Đau dây thần kinh toạ: Lộc mại 30g, Từ trường khanh (Cymanchum paniculatum) 18g, Dây đau xương 30g, Cơm cháy 30g sắc nước uống. Ghi chú: Người cơ thể suy nhược, phụ nữ chửa không được dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Đuôi chồn Nam Bộ, cây thuốc lọc máu
Ở Ninh Thuận, người ta sử dụng cây này trong y học dân gian, được xem như có tác dụng lọc máu
Chóc ri: dùng chữa ho đờm hen suyễn
Cấp cứu trúng gió cắn răng không nói, hay động kinh, rớt đờm chảy rãi, không tỉnh, dùng củ Chóc ri chế tán bột thổi vào lỗ mũi cho cho hắt hơi sẽ tỉnh
Cỏ đuôi lươn: dùng chữa sản hậu
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm, ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.
Ngõa vi gân mờ: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm hầu họng.
Mây mật, làm thuốc hút độc
Cây mọc ở rừng, tới độ cao 1000m ở Hà Giang đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cho tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Cũng thường trồng khắp vùng nông thôn ở nước ta
Nhót Loureiro: cây thuốc có tác dụng trừ ho chống hen
Dùng ngoài trị bệnh nấm ecpet mọc vòng, trĩ nhức nhối, đòn ngã bầm giập, nghiền quả thành bột và đắp vào chỗ đau hoặc nấu nước để xông và rửa
Hồng hoa: cây thuốc chữa bế kinh đau kinh
Hồng hoa là một loại thảo dược quý giá, từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về phụ khoa, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến kinh nguyệt như bế kinh, đau bụng kinh.
Mát tơ, trị đau răng
Ở Malaixia, lá dùng chữa đau mắt, còn dùng cho vào răng sâu trị đau răng. Lá dùng hãm uống trị sốt rét, rối loạn tiết niệu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh con
Nghệ: hành khí phá ứ
Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á.
Mạc ca răng, uống cầm ỉa chảy
Quả thường được dùng ăn ở Campuchia, nhưng ít được ưa chuộng. Ở Ân Độ, rễ dùng nấu hay sắc uống để cầm ỉa chảy, ở Campuchia dùng hãm làm thức uống khai vị
Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp
Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp
Ngõa lông: kiện tỳ ích khí
Vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, chỉ tả, mạnh gân cốt, kiện tỳ ích khí, hoạt huyết khư phong
Muồng chét, chữa loét niêm mạc mũi
Ở Campuchia, các bộ phận của cây đều được sử dụng. Hoa dùng hãm hay sắc uống chữa sốt và lọc máu. Gỗ và lá dùng trị nấm ngoài da. Rễ dùng sắc uống trị kiết lỵ
Châm châu: đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp
Thân cây được dùng ở Campuchia làm thuốc hãm uống trị đau bụng có hay không có ỉa chảy, Malaixia, người ta còn dùng rễ và cả lá nghiền ra làm thuốc đắp trị loét mũi
Ổ sao lá màng: dùng chữa viêm bàng quang viêm niệu đạo
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa viêm bàng quang, viêm niệu đạo, lỵ, thủy thũng, mụn nhọt, ung thũng, đái ra sỏi, nhiệt kết đi đái khó.
Đa lông, cây thuốc giảm phù
Tua rễ cả vỏ lẫn lõi được dùng trị phù nề cổ trướng do xơ gan; nó làm tăng bài tiết nước tiểu, làm hết hoặc giảm phù nề cổ trướng
Chanh: làm thuốc giải nhiệt giúp ăn ngon miệng
Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực
Ngô thù du lá xoan: dùng trị đau dạ dày
Ở Trung Quốc, được dùng trị đau dạ dày, đau đầu, đau tim, khí trệ, ung thũng di chuyển
Hổ vĩ mép lá vàng, chữa ho, viêm họng khản tiếng
Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá được dùng uống trong chữa ho, viêm họng khản tiếng
Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.
Lan len rách: thuốc chữa gẫy xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa đòn ngã tổn thương, gẫy xương, mụn nhọt lở ngứa, thuốc có độc. Ở Ân Độ, nước nấu cây dùng xoa tắm khi lên cơn sốt rét.
Lim vang, thuốc uống trị ho
Gỗ đỏ vàng, khá cứng, dùng làm ván cột, cày. Vỏ dùng thay vỏ cây Bung rép Parkia sumatrana làm thuốc hãm uống trị ho
Cà na: bổ và lọc máu
Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh
Mức lông mềm, trị lao hạch cổ
Ở Trung Quốc, rễ, vỏ thân, lá dùng trị lao hạch cổ, phong thấp đau nhức khớp, đau ngang thắt lưng, lở ngứa, mụn nhọt lở loét, viêm phế quản mạn
Ô rô: dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc
Ở Thái Lan dùng lá phối hợp với Hồ tiêu làm viên thuốc bổ tăng tuổi thọ, lá cũng dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc