- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lọ nồi, thuốc trị bệnh ngoài da
Lọ nồi, thuốc trị bệnh ngoài da
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lọ nồi, Nang trứng - Hydnocarpus kurzii (King) Warb., thuộc họ Chùm bao - Kiggelariaceae.
Mô tả
Cây gỗ cao 5-12 (30)m; thân to 20-40cm, cành non mảnh, màu xám nhạt, lúc non có lông vàng. Lá có phiến hình ngọn giáo thuôn, dài 15-20cm, rộng 4-8cm, mỏng, không lông, mép nguyên hay hơi khía răng; gân phụ 9 -10 cặp; 2 mặt nâu; cuống lá dài 1-1,5cm. Cụm hoa xim ở nách lá 5-9 hoa đơn tính; lá đài 4, có lông vàng, cánh hoa 8, dài 4mm, nhị 15-30; bầu hình trứng thuôn, có lông hay dày đặc. Quả hình cầu đường kính 5-10cm ngoài phủ lông vàng mịn như nhung, vỏ cứng dày 6-15mm; hạt 12-30, màu trắng, có cạnh, to 3 x 1,5cm.
Hoa tháng 5, quả tháng 11.
Bộ phận dùng
Dầu - Oleum Chaulmoograe.
Nơi sống và thu hái
Cây phân bố ở Việt Nam, Lào, Mianma, Ân Độ. Ở nước ta lọ nồi mọc ở Hà Tây, Hoà Bình, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên... trong các rừng mưa mùa nhiệt đới thường xanh, ở các thung lũng, ven suối có tầng núi đất sâu dày và ít dốc. Ở nhiều nơi, nguời ta trồng lấy hạt là nguồn cung cấp acid chaulmoogric.
Thành phần hoá học
Hạt tươi chứa 0,4% HCN. Hạt chứa 30,9% dầu cố định; dầu chứa 34,9% acid hydnocarpic, 22,5% acid chaulmoogric, 22,6% acid galic, 14,5% acid oleic, 4,0% acid palmitic, 0,4% các phân bậc thấp của acid hydnocarpic.
Tính vị, tác dụng
Như Chùm hoa lớn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Người ta cũng dùng hạt chứa dầu mà người ta gọi là dầu Đại phong tử thật (Olcum chaulmoograe). Dầu này dùng trị bệnh phong hủi và các bệnh ngoài da khác. Ở Ân Độ người ta dùng quả để đuốc cá. Một số loài vật (cá, lợn rừng gấu) ăn cơm quả và hạt mà chúng rất thích, nhưng thịt của chúng nếu ăn phải sẽ gây nôn mửa. Gỗ trắng, mềm, không chịu mối mọt, dễ mục, ít được ưa chuộng, chỉ dùng làm phân.
Bài viết cùng chuyên mục
Đu đủ: cây thuốc bổ dưỡng
Đu đủ chín có vị ngọt mát, có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu, Đu đủ xanh vị đắng, ngọt, có tác dụng tiêu mạnh, nhưng ăn nhiều thì xót ruột.
Dung mốc, cây thuốc trị cảm mạo
Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất, Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp
Nghể mềm: lý khí chỉ thống
Đòn ngã tổn thương, Lá Nghể mềm tươi, lá Hẹ đồng lượng, rửa sạch giã ra, thêm một ít rượu gạo, dùng đắp vào vết thương.
Mua rừng trắng: thuốc bổ chữa thiếu máu
Dân gian dùng làm thuốc bổ chữa thiếu máu; còn dùng lá sắc uống chữa phụ nữ bí đái. Rễ cây sao vàng sắc đặc uống ngừa thai sản, thường dùng mỗi tuần một chén.
Hoàng hoa, cây thuốc trị hạ nhiệt, tiêu phù
Vị hơi đắng, cay, tính bình và hơi có độc; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu phù, tiêu viêm và kháng sinh
Dứa Mỹ lá nhỏ, cây thuốc lợi tiểu
Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm toát mồ hôi, Dịch lá cây được dùng đắp vào các vết thâm tím
Quao: dùng trị bò cạp đốt
Ở Ấn Độ người ta dùng rễ, lá và hoa trị bệnh sốt, dịch lá phối hợp với dịch Chanh dùng trong các trường hợp điên cuồng, Hoa và quả được dùng trị bò cạp đốt
Bầu đất hoa vàng, cây thuốc tiêu viêm
Cây mọc ở vùng núi và trong các savan có ở nhiều nơi, từ Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng đến các tính Tây Nguyên
Hoàng cầm: cây thuốc trị phế nhiệt ho
Chữa sốt cao kéo dài, phế nhiệt, ho, kiết lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, ỉa ra máu, băng huyết, an thai.
Khứu tiết thảo, thuốc hoạt huyết tán ứ
Ở Trung quốc, cây được dùng trị sốt rét, cảm mạo phát nhiệt, viêm nhánh khí quản, đòn ngã tổn thương; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết
Đơn nem: cây thuốc tiêu thũng
Lá thường được dùng để ăn gỏi, ướp nem, ăn với thịt, cá nướng, Lá cũng được dùng nấu nước uống thay chè, Thường được dùng làm thuốc trị.
Nấm tai mèo, dùng ăn sống
Nấm này ăn ngon, có thể nấu chín ăn mà cũng có thể dùng ăn sống với xà lách hoặc chế thành món ăn tráng miệng
Giổi trái, cây thuốc trị các nhọt
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Các bộ phận của cây được dùng để trị các nhọt lớn tồn tại lâu, thường gọi là búi
Ắc ó
Lá mọc đối, phiến nguyên mỏng, bóng, xanh đậm; cuống 1cm. Hoa ở nách lá, to. màu trắng; dài do 5 lá dài hẹp
Mỏ sẻ, chữa ho
Loài của Lào, Việt Nam. Cây mọc ở bìa rừng từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Bắc, Nam Hà, Ninh Bình qua Nghệ An, Hà Tĩnh đến Quảng Trị
Gõ mật, cây thuốc trị ỉa chảy và lỵ
Vỏ dùng nhuộm lưới đánh cá, Quả dùng ăn với trầu, Ở Campuchia, vỏ được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị ỉa chảy và lỵ
Găng nước: cây thuốc trị lỵ và ỉa chảy
Ở Ân Độ, quả chưa chín sấy trên tro gỗ dùng làm thuốc trị lỵ và ỉa chảy nhưng phải loại bỏ phần giữa có hạt.
Huyết rồng: thuốc chữa huyết hư kinh bế
Dùng chữa huyết hư, kinh bế, di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết. Ngày dùng 20, 40g dạng thuốc sắc, rượu hoặc cao.
Gai ma vương: cây thuốc chữa đau đầu chóng mặt
Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy.
Châu thụ: dùng làm thuốc trị thấp khớp đau dây thần kinh
Lá phơi khô dùng pha nước uống thơm. Quả ăn được. Thường được dùng làm thuốc trị thấp khớp, đau dây thần kinh, chân tay nhức mỏi
Điền thanh bụi, cây thuốc làm săn da
Lá và hoa ăn được, Ở Ân Độ, hạt dùng trị ỉa chảy, kinh nguyệt kéo dài và dùng làm bột và trộn với bột gạo đắp trị bệnh ngứa ngáy ngoài da
Hoàng cầm râu: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu sung, giảm đau, chống khối u tan sinh.
Mã đậu linh lá to, trị thuỷ thũng
Công dụng, Quả cũng được dùng như các loại Mã đậu linh khác. Rễ được dùng như Mã đậu linh khác lá
Kinh giới: thuốc làm ra mồ hôi
Kinh giới là một loại cây thảo, thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30-50 cm. Lá đơn, mọc đối, hình mác hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa.
Ngút to: làm long đờm
Quả chữa nhiều chất nhầy rất dính, có thể dùng làm keo. Có thể dùng làm thuốc dịu, làm long đờm và thu liễm như Ngút Wallich.