Lim: cây thuốc có độc

2017-12-29 12:26 PM

Vỏ dùng tẩm tên độc, làm thuốc độc. Cũng được dùng gây tê cục bộ nhưng độc, Vỏ cũng dùng để thuộc da. Gỗ thuộc loại tốt, Trên vỏ cây thường gặp loài nấm Linh Chi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lim, Lim xanh - Erythrophloeum fordii Otiv., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Mô tả

Cây to, cao 10m hoặc hơn nữa, cành có nhiều lỗ bì. Lá kèm rụng sớm. Lá kép hai lần lông chim. Cuống lá chung dài 12-18cm, mang 3 đôi cuống lá cấp hai, mỗi cuống này mang 9-13 lá chét mọc so le. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành bông hình trụ, tụ họp thành chuỳ dài 20cm; đài có 5 thuỳ, tràng gồm 5 cánh hoa hẹp và dài; nhị 10; lá noãn 1. Quả dai, dày, dẹt. Hạt màu nâu, vỏ hạt rắn như sừng.

Hoa tháng 4-5, quả tháng 7-2.

Bộ phận dùng

Vỏ - Cortex Erythrophloei Fordii.

Nơi sống và thu hái

Loài khu trú ở Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây) và Bắc Việt Nam. Cây mọc hoang trong các rừng rậm và cũng được trồng từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Hoà Bình đến Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở Lâm Đồng (Lang hanh) cũng có trồng.

Thành phần hoá học

Vỏ chứa tanin và các alcaloid có các gốc erythrophlein cassain, cassaidin, coumingin.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Vỏ dùng tẩm tên độc, làm thuốc độc. Cũng được dùng gây tê cục bộ nhưng độc. Vỏ cũng dùng để thuộc da. Gỗ thuộc loại tốt (Tứ thiết).

Trên vỏ cây thường gặp loài nấm Linh Chi - Ganoderma lucidum.

Bài viết cùng chuyên mục

Đơn lưỡi hổ, cây thuốc chữa ho cầm máu

Tính vị, tác dụng, Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình, Lá nhuận phế, chống ho, Hoa cầm máu

Bù dẻ trườn, lợi tiêu hóa

Vị đắng, ngọt, tính hơi ấm; có tác dụng lợi tiêu hóa, kiện tỳ hành khí, trừ thấp, giảm đau

Nấm tai mèo, dùng ăn sống

Nấm này ăn ngon, có thể nấu chín ăn mà cũng có thể dùng ăn sống với xà lách hoặc chế thành món ăn tráng miệng

Mã đậu linh lá to, trị thuỷ thũng

Công dụng, Quả cũng được dùng như các loại Mã đậu linh khác. Rễ được dùng như Mã đậu linh khác lá

Gáo không cuống, cây thuốc lọc máu

Gỗ được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho phụ nữ sinh đẻ uống 3 ngày liền sau khi sinh để lọc máu

Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm

Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.

Bạch cổ đinh: cây thuốc chữa rắn cắn

Ở Ân Độ, người ta dùng toàn cây uống trong và đắp ngoài, làm thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loài bò sát khác cắn.

Bông tai: tiêu viêm giảm đau

Cây có vị đắng, tính hàn, có độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ huyết, trợ tim. Rễ có tác dụng gây nôn, tẩy, dịch lá trừ giun và làm ra mồ hôi.

Cẩm cù nhiều hoa: thuốc lợi tiểu

Ở Ân Độ, dịch của cây dùng làm thuốc lợi tiểu. Ở Java của Inđonêxia, người ta dùng lá giã ra đắp trị tê thấp.

Hoàng hoa, cây thuốc trị hạ nhiệt, tiêu phù

Vị hơi đắng, cay, tính bình và hơi có độc; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu phù, tiêu viêm và kháng sinh

Bạc hà, cây thuốc chữa cảm cúm

Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa

Bầu: cây thuốc giải nhiệt

Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa, Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói.

Kim sương, thuốc trị cảm mạo

Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ

Hàn the cây: cây thuốc chữa bệnh về phổi

Ở nước ta, thường gặp trên các đồi cát dựa biển Bà Rịa và cũng gặp ở trong đất liền, Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.

Phật thủ: tác dụng hành khí chỉ thống kiện vị hoá đàm

Trong Phật thủ có tinh dầu và một ílavonoid, gọi là hesperidin, vỏ quả chứa tinh dầu, vỏ quả trong chứa limettin, ngoài ra còn diosmin và hesperidin.

Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương

Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.

Gội, cây thuốc tắm chữa ghẻ

Cây phân bố rộng khắp Việt Nam, gặp nhiều trong các rừng già ở miền Bắc cho tới Lâm Đồng, Cũng thường được trồng làm cây bóng mát vệ đường

Mắt trâu nhỏ: xoa đắp trị ghẻ

Lá kép lông chim lẻ, lá chét 7 đến 13 hình ngọn giáo rất không cân ở gốc, thon dài thành mũi nhọn sắc, mép hơi khía lượn, mặt trên phủ lông nằm rất ngắn, chỉ hơi rô ở phiến.

Cần hôi: trị cảm mạo phong hàn, ho gà

Có nơi ở Trung Quốc, người ta thử dùng chữa mụn nhọt ở mũi họng, bằng cách lấy rễ hoặc cả cây tươi vắt lấy nước đem nhỏ thì thấy bệnh trạng thuyên giảm

Màn màn, chữa viêm đau khớp

Tuy có vị đắng, nhưng khi nấu lên thì sẽ biến chất. Người ta dùng hạt và toàn cây chữa viêm đau khớp do phong thấp, lao xương, dùng ngoài đắp rút mủ mụn nhọt độc và trị phong thấp tê đau

Câu kỷ: dùng làm thuốc cường tráng

Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có tác dụng làm hạ đường huyết.

Thài lài: chữa viêm họng sưng amygdal

Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp.

Nấm cựa gà, dùng trong khoa sản

Do tác dụng mạnh, nên ở nước ngoài, Nấm cựa gà chỉ được chỉ định dùng theo ý kiến của thầy thuốc, thường được dùng trong khoa sản

Nho rừng: chế thuốc chữa bệnh hoa liễu

Quả ăn được, quả chưa chín có vị chua được dùng ở Campuchia thay thế Chanh, giấm làm gia vị các món ăn

Bướm bạc quả nang: thanh nhiệt giải độc

Rễ, thân cũng được dùng như các loài khác chữa bệnh ôn nhiệt, trong ngoài đều nóng, các khiếu không thông. Vỏ dùng chế nước uống cho trẻ em bị bệnh đậu mùa.