- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Liễu: khư phong trừ thấp
Liễu: khư phong trừ thấp
Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Liễu - Salix babylonica L., thuộc họ Liễu - Salicaceae.
Mô tả
Cây gỗ cao 3-10m, có các cành nhánh mảnh và thõng xuống, màu lục nhạt hay đo đỏ. Lá hình dải thuôn, nhọn hai đầu, có răng cưa mịn và đều, nhẵn, với các lá kèm hình dải, ngọn giáo, nhọn có răng cưa, dài gần bằng cuống lá. Cụm hoa đuôi sóc hình trụ, cũng phát triển đồng thời với lá. Hoa màu vàng. Quả nang mở 2 mảnh.
Bộ phận dùng
Lá, hoa, quả, cành, rễ - Folium, Flos, Fructus, Ramudus, Radix Salicis Babylonicae.
Nơi sống và thu hái
Loài cây của Trung Đông, được nhập trồng từ lâu làm cây cảnh ven đường hay ven các hồ, nhất là ở miền Bắc Việt Nam.
Thành phần hoá học
Lá chứa enzym salicinase.
Tính vị, tác dụng
Lá, hoa, quả vị đắng, tính hàn. Cành và rễ khư phong, trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau, tiêu thũng. Lá, hoa vỏ bổ, se, làm mát máu, giải độc. Hạt Liễu có tơ làm mát máu, cầm máu, tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cành và rễ trị gân cốt đau nhức, răng lợi sưng đau, đờm nhiệt, đái buốt, đái đục, hoàng đản, các chứng nóng uất ở trong;
Lá, hoa và quả dùng trị mụn nhọt độc, sưng tấy, lở ngứa. Ở châu Âu, vỏ cũng được dùng trị tê thấp, đau dây thần kinh, tẩy giun và sát trùng. Ở Ân Độ, lá và vỏ cây được dùng trị sốt rét gián cách và sốt rét cơn, vỏ được dùng làm thuốc trị giun.
Đơn thuốc
Chữa bị thương gân xương đau nhức, hoặc bị bỏng uất nóng ở trong hoặc phong nhiệt đau nhói chỗ này sang chỗ khác hay tay chân co giật: Dùng cành lá liều 40-60g sắc uống.
Chữa mụn nhọt sưng tấy, dị ứng do sơn ăn lở ngứa: Dùng lá và cành Liễu non 100-150g nấu nước uống và xông rửa.
Chữa nhọt ở vú: Dùng lá liễu giã nát đắp, lúc đầu thấy nóng sau tiếp tục đắp thì bình thường rồi khỏi.
Chữa sâu răng: Dùng cành liễu nấu cao xỉa.
Chữa nôn, khạc ra máu: Dùng nhị hoa liễu sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 4g.
Chữa trẻ em cam răng thối loét (Cam tẩu mã): Dùng nhị hoa liễu đốt tồn tính (không để chảy ra tro) tán nhỏ với một tý Xạ hương hay băng phiến, xát vào chân răng.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngưu bàng: làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt
Trong y học phương Đông, quả của Ngưu bàng dùng làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, có thể trị được phù thũng, đau họng, sưng họng, phế viêm
Mãn sơn hương: tiêu viêm chỉ huyết
Vị cay, chát, tính ấm, có tác dụng thư cân hoạt huyết, tiêu viêm chỉ huyết, giải độc, dưỡng huyết và thanh nhiệt, dùng trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương và gẫy xương.
Hoa ki nhọn, cây thuốc trị thần kinh suy nhược
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa thần kinh suy nhược, viêm gan mạn tính
Hoa bươm bướm, cây thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây được dùng trị các chứng bệnh ngoài da như eczema, trứng cá, vẩy nến, nấm tóc, chốc lở, bệnh nấm, loét, Cũng dùng trị viêm tĩnh mạch, trị ecpet
Đay, cây thuốc tiêu viêm
Đay có vị đắng, tính nóng có độc, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, giải nắng nóng. Hạt Đay có vị đắng, tính nóng, có độc, có tác dụng hoạt huyết, trợ tim
Chây xiêm: chữa nứt nẻ
Ở Campuchia, người ta dùng lá non để ăn sống với mắm prahok. Rễ cây dùng để làm một chế phẩm chữa nứt nẻ
Quả nổ lùn: làm thuốc trị bệnh đau ngực
Cây thảo, có thân ngắn, có lông, dài 2 đến 4cm, mang nhiều cặp lá có cuống, xoan ngược hay xoan ngược ngọn giáo, thót hẹp ở gốc, tù hay tròn ở đầu, dài 10 đến 12cm, rộng 3 đến 6cm.
Cóc chua: dùng vỏ cây trị lỵ
Nhân hạt dùng làm gia vị, ở Campuchia, người ta cũng thường trồng trong các vườn để lấy quả ăn và lấy lá làm rau
Bù dẻ trườn, lợi tiêu hóa
Vị đắng, ngọt, tính hơi ấm; có tác dụng lợi tiêu hóa, kiện tỳ hành khí, trừ thấp, giảm đau
Hoàng bá: cây thuốc thanh nhiệt
Hoàng bá được dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương.
Khồm, thuốc trị trướng bụng
Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang
Bụp giấm: trị bệnh về tim và thần kinh
Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng.
Bún một buồng: thanh nhiệt giải độc
Ở nước ta, cây thường mọc trong các rừng hỗn giao trên đất khô vùng thấp chờ đến độ cao 1.500m từ Hà Tây cho tới Nghệ An và Lâm Đồng.
Ngải lục bình, chữa nóng sốt
Ở Inđônêxia, người ta dùng củ của nó để nhai, nhằm làm dịu cơn đau và các cơn choáng do ngộ độc cá và giáp xác độc
Mơ tam thể, chữa kiết lỵ đi ngoài ra máu
Nhân dân ta quen dùng lá Mơ Tam thể để chữa kiết lỵ đi ngoài ra máu mùi hoặc có sốt, hay đại tiện thất thường, ỉa chảy phân lổn nhổn: người ta lấy lá Mơ Tam thể thái nhuyễn trộn với một quả trứng gà
Mao quả: cây thuốc uống sau khi sinh
Mao quả, ngẩng chày là một loại cây thuộc họ Na, có quả đặc trưng với nhiều ngấn. Cây được sử dụng trong y học dân gian với nhiều công dụng khác nhau.
Châm châu: đắp chữa chân sưng đau do viêm khớp
Thân cây được dùng ở Campuchia làm thuốc hãm uống trị đau bụng có hay không có ỉa chảy, Malaixia, người ta còn dùng rễ và cả lá nghiền ra làm thuốc đắp trị loét mũi
Húng chanh, thuốc trị cảm cúm, ho hen
Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc
Đơn kim: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Cây thảo sống hàng năm: Thân mảnh, có lông, cao khoảng 30-100cm. Lá: Đối diện, hình mác, mép có răng cưa. Hoa: Cụm hoa đầu, màu vàng. Quả: Hình dẹt, có nhiều gai nhỏ.
Gáo vàng, cây thuốc chữa xơ gan
Thường dùng làm thuốc bổ đắng, chữa sốt và chữa xơ gan cổ trướng, Dùng 10, 15g, sắc uống. Để chữa xơ gan, phối hợp với Cỏ sữa. Cỏ xước, mỗi vị 10g
Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi
Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn
Mua hoa đỏ: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa: đau dạ dày, ỉa chảy, lỵ, kinh nguyệt quá nhiều, sản hậu lưu huyết không cầm, thổ huyết, trẻ em cam tích; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết.
Mãng cầu xiêm: giải khát bổ mát
Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua giống mùi na, mùi Dừa, mùi Dâu tây. Nó có tính giải khát, bổ và cũng kích dục, chống bệnh scorbut. Quả xanh làm săn da.
Mâu linh: chống co giật
Cây thảo bò, không lông, thân hình trụ, nâu. Lá ở phía dưới có phiến hình tim, các lá trên hình xoan, bầu dục, gốc hơi bất xứng dài 5,5cm, rộng 4,5cm, gân phụ 2 cặp, một đi từ gốc.
Gừng lúa, cây thuốc bó trật gân
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp