- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lẻ bạn: thanh nhiệt nhuận phế
Lẻ bạn: thanh nhiệt nhuận phế
Lẻ bạn có vị ngọt và nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, hoá đờm chống ho, lương huyết giải độc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lẻ bạn, Bạng hoa, Sò huyết - Tradescantia discolor L'Hér. (Rhoeo discolor (LHér.) Hance), thuộc họ Thài lài - Commelinaceae.
Mô tả
Cây thảo to, sống nhiều năm. Thân cao 30-45cm, đường kính 2,5-5cm, phủ bởi bẹ lá, không phân nhánh. Lá dài 18-28cm, rộng 3-5cm, không cuống, có bẹ; mặt trên lá màu lục, mặt dưới có màu tía. Cụm hoa hình tán dựng trong 2 cái mo úp vào nhau, nom như sò. Hoa có lá đài, 3 cánh hoa màu trắng vàng, 6 nhị gần bằng nhau, bầu 3 ô. Quả nang dài 3-4mm, 3 ô, mở thành 3 mảnh vỏ, chứa một hạt có góc và cứng.
Cây ra hoa vào mùa hè.
Bộ phận dùng
Hoa và lá - Flos et Folium Tradescantiae.
Nơi sống và thu hái
Cây từ châu Mỹ nhiệt đới được truyền vào nước ta. Thường được trồng làm cảnh vì màu lá tím đẹp; cụm hoa hình đặc biệt, màu dịu dàng, đẹp mắt. Thu hái hoa và lá quanh năm. Phơi trong râm. Cũng thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng
Lẻ bạn có vị ngọt và nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, hoá đờm chống ho, lương huyết giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng chữa: 1. Viêm khí quản cấp và mạn, ho gà; 2. Lao bạch huyết; 3. Chảy máu cam; 4. Lỵ trực trùng, đái ra huyết; Dùng 15-30g lá, 20-30 mảnh hoa, dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc
Viêm khí quản cấp: Hoa lẻ bạn 10g thêm đường và cho nước lượng gấp đôi, đun sôi uống.
Viêm khí quản mạn tính: Lá lẻ bạn 15g, Núc nắc 3g sắc uống.
Lao bạch huyết: Lá Lẻ bạn tươi 30-60g sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Bứa: tác dụng tiêu viêm
Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.
Cà: chữa các chứng xuất huyết
Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.
Đề: cây thuốc chữa đau răng
Vỏ thân được dùng ở Trung Quốc làm thuốc súc miệng chữa đau răng và làm chắc răng, Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị bệnh lậu.
Chò nhai: chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc
Ở Ấn Độ, người ta dùng loài A latifolia để chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc, Nhân dân một số nơi ở An Giang dùng vỏ cây để chữa bệnh bán thân bất toại
Ba gạc lá to: cây thuốc chữa tăng huyết áp
Thường dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, giảm triệu chứng loạn nhịp tim trong bệnh cường giáp, Dùng ngoài trị ghẻ lở và bệnh ngoài da, nhất là bệnh mẩn ngứa khắp người.
Môn dóc, cây thuốc
Thân rễ và lá non ăn được. Người ta cắt lấy dọc, thái bằng hai đốt ngón tay, đun nước thật sôi, chần qua rồi đem xào, nấu canh hay muối dưa
Mật đất: chữa đau bụng
Cụm hoa ở nách lá; lá đài cao 4mm, có đốm, cánh hoa 5mm, nhị 5. Cuống quả 1cm; lá đài 7 nhân 2mm, có lông đa bào; quả trên to 6 đến 8mm, màu đen
Nhót rừng: dùng lá chữa bệnh tràng nhạc
Hoa nhóm thành chùm ngắn ở nách lá, dài 2 đến 3cm; cuống hoa 1,5mm; hoa trắng. Quả nhỏ, vỏ ngoài mọng nước, có lông
Găng tu hú: cây thuốc điều kinh
Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.
Hồng anh, cây thuốc trị mất ngủ
Hồng anh được dùng uống trong trị mất ngủ, ho có co cứng, ho gà, hen, viêm phế quản, viêm phổi; viêm màng phổi; sốt phát ban
Hoàng bá: cây thuốc thanh nhiệt
Hoàng bá được dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương.
Mặt cắt: chữa viêm tuyến vú
Mắt cắt, xay trúc đào là một loại cây dược liệu có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều tên gọi khác nhau và được phân loại thuộc họ Đơn nem.
Cà na: bổ và lọc máu
Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh
Dũ dẻ trơn, cây thuốc bổ huyết
Hoa thơm, có thể dùng để sản xuất nước hoa, Quả chín ăn được, Vỏ thân có khi dùng để ăn trầu, Lá nấu nước uống giúp tiêu hoá tốt
Hoắc hương: cây thuốc trị cảm mạo trúng nắng
Hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày ruột, giúp sự tiêu hoá, hành khí, giảm đau.
Ché: rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ
Quả chín ăn được; còn dùng làm thuốc trị sốt ác tính và lây lan, và làm thuốc chống độc, Rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ, Lá thường dùng làm gia vị ăn với cá, thức ăn
Chua me đất: làm thuốc mát thông tiểu và trị bệnh scorbut
Chua me đất, với tên khoa học Oxalis acetosella, là một loài cây nhỏ bé nhưng mang nhiều giá trị dược liệu.
Đầu nưa: cây thuốc trị nọc rắn
Gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Thảo cầm viên và các vườn cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Lanh: thuốc chữa ngoài da
Thường dùng làm thuốc chữa ngoài da ngứa ngáy, phong hủi, đau đầu, tiểu tiện không thông, ở Phi châu, người ta dùng hạt lanh trị ho.
Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô
Cau cảnh vàng: dùng lá nấu nước trị ghẻ
Người ta dùng lá nấu nước trị ghẻ, Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc cầm máu
Câu kỷ: dùng làm thuốc cường tráng
Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có tác dụng làm hạ đường huyết.
Kháo lông nhung, thuốc chữa cảm gió
Gỗ tốt được dùng làm đồ dùng trong gia đình. Dầu hạt cùng được dùng trong công nghiệp, Người ta dùng vỏ cây, tinh dầu làm thuốc chữa cảm gió
Lôi, chữa bệnh lậu
Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh vùng núi từ 500m tới 2000m ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kontum, Khánh Hoà
Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp
Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp, Rễ của cây Cỏ mật Chloris barbata Sw, cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu