- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc
Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lấu, Lấu đỏ, Men sứa - Psychotria rubra (Lour.) Poir (P. reevesii Wall) thuộc họ cà phê - Rubiaceae.
Mô tả
Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ 1 - 9m, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu dục thuôn, rộng nhiều hay ít, thon hẹp dài dài về phía gốc, nhọn mũi, dài 8 - 20cm, rộng 2 - 7,5cm, màu lục hay nâu lục, có khi nâu đỏ ở mặt trên, sáng màu hơn ở dưới, dạng màng. Hoa màu trắng nhạt, thành xim phân nhánh ở ngọn. Quả hạch bầu dục, có khi gần hình cầu, mang đài hoa tồn tại, dài 5 - 7mm, màu đỏ có 2 hạch phẳng - lồi, với 5 cạnh và rãnh lưng. Hạt 1 trong mỗi ô, màu đen.
Ra hoa vào tháng 5 - 7.
Bộ phận dùng
Rễ, lá - Radix et Folium Psychotriae Rubrae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Rất phổ biến khắp nước ta, trong các rừng thưa, các savan cây bụi từ Vĩnh Phú, Hoà Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Lá thường dùng tươi.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng trị: 1. Cảm mạo, bạch hầu, viêm amygdal, viêm họng; 2. Kiết lỵ, sốt thương hàn; 3. Thấp khớp đau nhức xương, đau lưng. Lá dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, vết thương chảy máu, rắn cắn, viêm mủ da, đụng giập. Dùng rễ 15 - 30g sắc nước uống hoặc dùng lá tươi 30 - 90g. Lá có thể dùng nấu nước rửa hoặc giã làm thuốc đắp. Cũng có thể dùng cành lá nấu nước ngâm chữa sâu răng, đau tai. Còn dùng để khử mùi tanh và giải độc thức ăn (ví dụ nấu nước để ngâm rửa).
Đơn thuốc
Tuệ Tĩnh, trong Nam dược thần hiệu, đã nêu một số ứng dụng của Lấu:
Chữa ỉa chảy: Dùng lá lấu, Củ nâu hay lá Sim, mỗi thứ một nắm sắc uống.
Chữa sau khi đẻ đi lỵ và đau bụng: Dùng vỏ cây lấu, vỏ cây vải, mỗi thứ một nắm sắc uống.
Chữa mụn lở chảy nước: Dùng lá lấu nấu nước rửa và rắc bột lá lấu khô thì ráo mủ gom miệng.
Ngày nay ta thường dùng một số công thức:
Băng huyết, đái ra máu: Lá lấu 16 - 20g, phối hợp thêm lá Tiết dê, lá Huyết dụ, giã nát, thêm nước, gạn uống.
Kiết lỵ: Rễ lấu 8 - 16g sắc nước uống.
ở Trung Quốc, người ta còn sử dụng lấu để trị:
Bạch hầu: Lá Lấu tươi tuỳ theo tuổi mà sử dụng, sắc nước chia làm 4 lần uống, dưới 1 tuổi 35g, 1 - 3 tuổi 70g; 4 - 5 tuổi 90g; 6 - 10 tuổi 150g.
Thương hàn: Dùng rễ khô và lá tán bột, người lớn 2 - 3g, trẻ em 0,5g ngày uống 3 lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Bách kim, cây thuốc lợi tiểu
Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch
Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi
Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn
Bắt ruồi: cây thuốc trừ ho
Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ.
Hàn the cây: cây thuốc chữa bệnh về phổi
Ở nước ta, thường gặp trên các đồi cát dựa biển Bà Rịa và cũng gặp ở trong đất liền, Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.
Mò giấy: đắp để làm giảm đau
Cây gỗ cao 6m, có thể tới 12m, cánh có lông ngắn và sít nhau, màu xám hay hay nâu. Lá mọc so le, cách nhau cỡ 2cm, cuống 2cm, phiến lá dạng màng, hình bầu dục.
Quả nổ: dùng chữa sốt gián cách, ho gà
Cây được dùng chữa sốt gián cách, ho gà, viêm màng bụng khi đẻ và cũng dùng trị cảm nóng và cảm lạnh, dân gian thường dùng rễ củ nấu nước uống làm thuốc bổ mát
Đậu chiều, cây thuốc trợ tỳ tiêu thực
Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch
Lục lạc đỏ: phòng bệnh xơ vữa động mạch
Ở nước ta, cây mọc ở đồng cỏ, dựa rạch, lùm bụi vùng đồng bằng cho tới độ cao 500m từ Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá tới Bà Rịa.
Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng
Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng, Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm
Chân chim leo hoa trắng: dùng trị ho trị nôn ra máu
Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu, dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da
Lục lạc sét, bổ tỳ thận
Vị ngọt, hơi chua, tính ấm; có tác dụng bổ tỳ thận, liễm phế khí, lợi thuỷ, giải độc. Có tác giả cho là cây có tác dụng tiêu viêm, chỉ khái, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thũng
Lục lạc: bổ can thận
Hạt Lục lạc có vị ngọt, hơi chát, tính mát; có tác dụng bổ can thận, sáng mắt, ích tinh. Thân và Lá lục lạc có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.
Mạnh trâu, bổ gân
Cây nhỡ leo mọc trên đá hoặc bám vào các cây gỗ lớn. Có hai loại lá, lá ở thân mọc bò bò, có phiến hình tim, có lông mịn, còn lá ở nhánh sinh sản có phiến mỏng, không lông, láng như da
Cỏ gấu lông: cây thức ăn gia súc
Cây mọc dựa rạch đến 700 khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng đến thành phố Hồ Chí Minh
Dứa Mỹ lá nhỏ, cây thuốc lợi tiểu
Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm toát mồ hôi, Dịch lá cây được dùng đắp vào các vết thâm tím
Đậu ma, cây thuốc chữa sốt phát ban
Dân gian dùng Đậu ma chữa sốt rét kinh niên và sốt phát ban, cùng với các loài cây khác như cây Lưỡi dòng, cây Chân chó
Mắt gà, thanh nhiệt giải độc
Cây mọc hoang dại ở các băi cỏ ven đường, các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch phơi khô để dùng
Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa
Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu
Nghể tăm: chữa chứng khó tiêu
Người Malaixia dùng lá sắc uống chữa chứng khó tiêu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ
Mẫu kinh, trị cảm cúm
Lá được dùng trị cảm cúm, sốt rét, viêm ruột, lỵ viêm đường niệu - sinh dục, eczema, viêm mủ da. Quả dùng trị ho, hen suyễn đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột lỵ
Đại: cây thuốc thanh nhiệt lợi tiểu
Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi, Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi.
Cỏ đầu rìu: diệt sâu bọ và rệp
Cỏ đầu rìu thường mọc ở các nơi ẩm mát, ven khe suối trong rừng, trên các núi đá thành từng đám lớn, cây cũng thường mọc trên đất cát, đất ráo, hoặc trên đất ven biển của các đảo
Kim vàng, thuốc chữa rắn cắn
Chỉ mới được dùng trong dân gian làm thuốc chữa rắn cắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê bại nhức mỏi, bong gân
Chút chít răng: dùng trị các bệnh ngoài da
Cây chút chít răng (Rumex dentatus L.) là một loài cây thuộc họ Rau răm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ngoài da.
Chân danh hoa thưa: dùng trị lưng gối đau mỏi
Ở Trung Quốc, dùng trong trị lưng gối đau mỏi và dùng ngoài trị đòn ngã, dao chém