Lan san hô, thuốc chống độc

2017-12-25 03:45 PM
Rễ sắc uống chữa các vết thương, vết loét, còn được dùng để gây nôn khi bị ngộ độc và chữa ỉa chảy, ở Trung Quốc, còn dùng như chất chống độc trong trường hợp nhiễm độc

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lan san hô, Kim thoa - Luisia morsei Rolfe, thuộc họ Lan- Orchidaceae.

Mô tả

Lan bì sinh, mọc thành cụm. Thân đứng dài 30cm, dày 4mm. Lá có phiến hình trụ nhọn, dài 5-20cm, dày 2mm. Cụm hoa là chùm thõng xuống rất ngắn, mang nhiều hoa màu xanh lục, cánh môi màu tím đen. Quả nang đứng, mảnh, dài 3,6mm.

Ra hoa vào tháng 3, tháng 4.

Bộ phận dùng

Rễ - Radix Luisiae.

Nơi sống và thu hái

Loài của Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây thường mọc bám lên các cây gỗ to trong rừng hay trên đồi, nơi ẩm từ Bắc vào Nam (Hải Phòng, Ninh Bình, Lâm Đồng, Kiên Giang). Thu hoạch rễ quanh năm. Thường người ta phơi khô. Rễ có đường kính bằng một sợi miến.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Rễ sắc uống chữa các vết thương, vết loét. Còn được dùng để gây nôn khi bị ngộ độc và chữa ỉa chảy.

Ở Trung Quốc, còn dùng như chất chống độc trong trường hợp nhiễm độc. Được chỉ định dùng trong bệnh ung thư, sốt rét và để trung hoà các loại độc thuốc. Cũng là cây thuốc chữa thống phong.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngải cứu: tác dụng điều kinh

Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.

Đầu rùa, cây thuốc chữa nứt lẻ

Loài của Việt Nam và Thái Lan, Ở nước ta, cây Đầu rùa mọc ở những chỗ trống nhiều nắng các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận

Cải hoang, long đờm ngừng ho

Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích

Lọ nồi ô rô: thuốc trị bệnh phong

Cây cho dầu như dầu Chùm bao lớn, dùng làm thuốc trị bệnh phong cùi, ghẻ và dùng làm xà phòng. Cũng có người dùng cành gỗ chữa huyết hư.

Ké đồng tiền, thuốc lợi tiểu và lọc máu

Cây có nhiều chất nhầy, Trong cây có một alcaloid có tác dụng giống thần kinh giao cảm khá rõ, rất gần gũi, hoặc có thể là tương đồng với ephedrin

Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng

Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy

Cải giả: làm thuốc mát

Cây mọc trong rừng thưa, dọc bờ nước, nhiều nơi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu cho tới Gia Lai, Komtum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh

Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân

Bèo tấm tía, phát tán phong nhiệt

Thường dùng trị sởi không mọc, mày đay, ghẻ ngứa, phù thũng, đái ít. Liều dùng 3 đến 9g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài với lượng vừa phải, giã cây tươi đắp, rửa

Hồng nhiều hoa: cây thuốc chữa phong thấp nhức mỏi

Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương.

Lê, thuốc trị lỵ

Cây nhập từ Trung Quốc vào trồng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam, tại Cao Bằng, Lạng Sơn ở độ cao 1000m, Cây trồng để lấy quả ăn. Quả khô dùng làm thuốc trị lỵ

Nghể râu: bạt độc sinh cơ

Ở Malaixia, lá nghiền nhỏ được dùng xát lên vết thương bị ruồi cắn trên da các con dê. Lá non có thể luộc làm rau ăn

Dứa sợi: cây thuốc trị lỵ vàng da

Hecogenin lấy từ phần không cho sợi sisal dùng làm nguyên liệu chiết làm cortison và cũng là nguyên liệu cho việc sản xuất hormon sinh dục.

Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm

Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.

Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược

Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.

Địa tiền, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị bỏng lửa, dao chém, gãy xương, lở chân, bệnh nấm ngoài da, Thường dùng ngoài giã tươi xoa đắp hay tán bột rắc

Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng

Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.

Bìm bìm, thuốc uống trừ giun

Cây mọc ở một số nơi ở miền Bắc: Hà Nội, Nam Hà. Hạt nghiền ra làm thuốc uống trừ giun, lợi tiểu và chống tiết mật

Lạc thạch lông gỉ, thuốc trị chấn thương

Ở Trung Quốc, người ta dùng mầm cây làm thuốc trị đòn ngã tổn thương. Còn nhựa mủ có thể chế cao su

Pison: sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp

Ở Ấn Độ, vỏ cây và lá được dùng như chất để chống kích thích, sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp, dịch cây lẫn với Hồ tiêu và những vị thuốc khác dùng trị bệnh về phổi của trẻ em

Mùi: làm dễ tiêu hoá

Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.

Măng cụt, trị ỉa chảy và kiết lỵ

Lấy khoảng mười cái vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3, 4 chén

Lộc vừng hoa chùm: trị bệnh sởi

Nhân hạt giã ra thêm bột và dầu, dùng trị ỉa chảy. Hạt được dùng trị các cơn đau bụng, và bệnh về mắt, còn dùng để duốc cá.

Ổ sao lá màng: dùng chữa viêm bàng quang viêm niệu đạo

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa viêm bàng quang, viêm niệu đạo, lỵ, thủy thũng, mụn nhọt, ung thũng, đái ra sỏi, nhiệt kết đi đái khó.

Mắm đen: thuốc trị bệnh phong hủi

Lá dùng làm phân xanh, chứa nhiều đạm. Quả ăn được, cây làm củi, hoa là nguồn nuôi ong mật. Vỏ thân và vỏ rễ dùng làm thuốc trị bệnh phong hủi. Ở Trung Quốc người ta dùng làm thuốc trị lỵ