Lan một lá: thuốc giải độc

2017-12-25 01:51 PM

Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lan một lá, Lan cờ, thanh thiên quỳ, Trâu châu - Nervilia fordii (Hance) Schltr., thuộc họ Lan- Orchidaceae.

Mô tả

Địa lan nhỏ, cao 10-30cm, sống nhiều năm, lụi vào mùa khô và mọc lên hằng năm vào mùa xuân. Thân rễ tròn dạng củ. Phần trên mặt đất rất ngắn. Chỉ có một lá duy nhất; phiến hình tim tam gác, rộng 4-8cm, trên cuống dài. Cụm hoa hình bông, thường xuất hiện trước khi mọc lá; lá bắc nhọn dài 6-7mm; hoa màu trắng, đốm tím hồng, phiến hoa hình dầm, dài 1cm, môi tam giác, thuỳ nhọn tròn, có lông dày, cột cao 5-7mm.

Hoa tháng 3-4, Quả tháng 5-6.

Bộ phận dùng

Toàn cây hay củ, có khi chỉ dùng lá - Herba Nerviliae thường gọi là Thanh thiên quỳ.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. Ở nước ta lan một lá mọc trên kẽ đá, nơi rợp vùng núi đá vôi và ở nơi ẩm vùng chân núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hoà Bình, Ninh Bình. Thu hái vào mùa thu, rửa sạch, phơi khô, vò nhẹ rồi phơi lại.

Phơi và vò ngày 2-3 lần cho tới khô hẳn. Cũng có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, giảm ho, làm dịu ðau, tán ứ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút rồi chiết nước uống. Ngày uống 2 lần. Người ta cũng dùng nó làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, thuốc bổ và mát phổi, chữa lao phổi, ho. Ngày dùng 10-20 lá dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hấp đường hoặc chế biến thành cao lỏng để uống. Dùng ngoài lấy lá tươi giã nát, đắp lên các chỗ đau nhức hoặc đắp mụn nhọt các vết lở.

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị 1. Ho lao phổi, viêm phế quản; 2. Viêm miệng, viêm họng cấp tính, tạng lao; 3. Trẻ em hấp thụ kém và nuôi dưỡng kém; 4. Rối loạn kinh nguyệt; 5. Đòn ngã tổn thương, viêm mủ da. Liều dùng 10-15g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Dùng ngoài giã củ tươi vừa đủ đắp vào chỗ đau.

Đơn thuốc

Viêm miệng, viêm họng cấp tính: cây tươi lan một lá dùng nhai.

Tạng lao: Lan một lá 15g nấu với thịt lợn làm canh ăn.

Trẻ em hấp thụ kém và nuôi dưỡng kém: Củ lan một lá 5-10g nấu với thịt lợn nạc hoặc trứng gia cầm và ăn như thức ăn.

Ghi chú

Ở nước ta còn có một số loài khác cùng chi như Nervilia crispata (Blunne) Schltr. N.plicata (Andr) Schltr. N.prainiana (King et Pant) Seidenf, cũng có thể sử dụng.

Bài viết cùng chuyên mục

Nho rừng: chế thuốc chữa bệnh hoa liễu

Quả ăn được, quả chưa chín có vị chua được dùng ở Campuchia thay thế Chanh, giấm làm gia vị các món ăn

Gáo tròn, cây thuốc sát trùng

Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ làm thuốc sát trùng các vết thương, Ở Campuchia, người ta dùng rễ trị ỉa chảy và lỵ

Lõi thọ: trị rắn cắn và bò cạp đốt

Lõi thọ (Gmelina arborea Roxb.) là một loài cây gỗ lớn thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, gỗ cứng, bền, dễ gia công nên được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và sản xuất đồ gỗ.

Bùm bụp, hoạt huyết bổ vị tràng

Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu

Kháo vàng bông: thuốc giãn gân

Vỏ cây được sử dụng ở Trung quốc làm thuốc giãn gân, tiêu thũng. Hạt ép dầu chế xà phòng và dầu bôi trơn.

Hàm ếch, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng

Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt

Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt

Lục lạc kim: trị đau mình mẩy

Lục lạc kim là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với hình dáng đặc biệt và nhiều công dụng trong y học dân gian. Cây có kích thước nhỏ gọn, hoa vàng tươi và quả hình trụ dài, chứa nhiều hạt nhỏ.

Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực

Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.

Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị

Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận, Ở Ân Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích

Ắc ó

Lá mọc đối, phiến nguyên mỏng, bóng, xanh đậm; cuống 1cm. Hoa ở nách lá, to. màu trắng; dài do 5 lá dài hẹp

Ngâu tàu, hành khí giải uất

Hoa có vị ngọt, cay, tính bình, có tác dụng hành khí giải uất, cành lá tính bình hơi ôn, có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng giảm đau

Ngô: trị xơ gan cổ trướng

Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng

Mảnh bát: trị bệnh đái đường

Ở Ân Độ người ta dùng cả cây để làm thuốc trị bệnh lậu. Lá dùng đắp ở ngoài da trị phát ban da, trị ghẻ lở, mụn nhọt, các vết thương và các vết cắn của rắn rết.

Đậu ván trắng, cây thuốc chữa bệnh đậu lào

Đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, điều hoà các tạng, dịu phong, giải cảm nắng, trừ thấp và giải độc

Ngút to: làm long đờm

Quả chữa nhiều chất nhầy rất dính, có thể dùng làm keo. Có thể dùng làm thuốc dịu, làm long đờm và thu liễm như Ngút Wallich.

Bông ổi, hạ sốt tiêu độc

Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt

Bí kỳ nam: lợi tiểu tiêu viêm

Cây mọc hoang, bám vào các cây gỗ trong rừng thứ sinh ở miền Nam nước ta. Thu hái thân, thái mỏng, phơi đến gần khô thì phơi tiếp trong râm.

Ngấy hoa trắng: thuốc bổ máu

Ở Lạng Sơn, rễ ngâm rượu uống chữa nội thương, có nơi dùng làm thuốc bổ máu và dùng ngoài trị gân đứt co tay.

Hương nhu tía: thuốc tê tại chỗ, sát trùng

Trong y học, eugenol được dùng làm thuốc tê tại chỗ, thuốc sát trùng chống bệnh hoại thư và bệnh lao phổi, dưới dạng nang hay tiêm dưới da.

Cỏ dùi trống: chữa đau mắt nhức đầu

Cỏ dùi trống (Cốc tinh thảo) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với những đặc tính nổi bật như tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.

Ớt làn lá to: sử dụng làm thuốc bổ lợi sữa cầm máu

Nhựa mủ dùng cầm máu đỉa cắn, thân cây được sử dụng làm thuốc bổ, lợi sữa, cầm máu, ngày uống 6 đến 12 g tán bột hoặc nấu cao uống

Ké đồng tiền, thuốc lợi tiểu và lọc máu

Cây có nhiều chất nhầy, Trong cây có một alcaloid có tác dụng giống thần kinh giao cảm khá rõ, rất gần gũi, hoặc có thể là tương đồng với ephedrin

Mè đất: khư phong giải biểu

Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trị ghẻ và bệnh ngoài da, cũng dùng trị đau đầu và cảm mạo. Ở Inđônêxia, cây cũng được dùng trị bệnh ngoài da.

Mua thấp: thanh nhiệt giải độc

Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.