- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lan lô hội: thuốc chữa cam trẻ em
Lan lô hội: thuốc chữa cam trẻ em
Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây hoặc hạt một loài khác là Cymbidium pendulum Sw làm thuốc trị phổi nóng sinh ho, lao phổi, thổ huyết.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lan lô hội, Đoản kiếm lô hội - Cymbidium aloifolium (L.) Sw, thuộc họ Lan - Orchidaceae.
Mô tả
Phong lan hay địa lan thành bụi dày, giả hành nhỏ, hình trái xoan, bị che khuất bởi bẹ lá. Lá nhiều mọc đứng hình dải, tròn và có 2 thuỳ không đều ở chóp, dai, màu lục sậm, có bẹ vàng, dài 0,3-1m, rộng 1,5-5cm. Chùm thưa, dài đến 1-2m; hoa rộng 5cm, phiến hoa đỏ nâu, môi thắt vào giữa, trắng có đốm hồng, thuỳ giữa rộng, mép nhăn. Quả nang 4,5 x 3cm.
Hoa tháng 2-7, quả tháng 9.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Cymbidii Aloifolii.
Nơi sống và thu hái
Cây của á châu ở Xri Lanca, Ân Độ, Nêpan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Cây rất phổ biến ở vùng đồng bằng cho tới độ cao 800m từ Sơn La, Quảng Ninh, qua Nghệ An, Hà Tĩnh, các tỉnh Tây Nguyên đến Tây Ninh, Kiên Giang, Côn Đảo. Cũng thuờng đuợc trồng làm cảnh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Theo Poilane, cây được dùng để tắm cho trẻ em gầy yếu.
Ở Quảng Ninh (Tiên Yên) nhân dân dùng chữa cam trẻ em. Cũng được dùng làm thuốc điều hoà kinh nguyệt. Lá giã nhỏ, pha thêm rượu dùng đắp trong trường hợp gẫy chân tay trật khớp, sưng khớp, đau gân.
Ghi chú
Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây hoặc hạt một loài khác là Cymbidium pendulum (Roxb) Sw làm thuốc trị phổi nóng sinh ho, lao phổi, thổ huyết, viêm hầu họng, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ngoại thương xuất huyết.
Bài viết cùng chuyên mục
Nụ: cây thuốc chữa phù và đau bụng đầy hơi
Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam, trong các rừng ở độ cao 100 đến 800m trên mặt biển từ Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phú tới Ninh Bình, Thanh Hoá
Hoạt bi: cây thuốc trị tê thấp
Thường là cây bụi hoặc cây nhỏ. Lá đơn hoặc kép, mép lá có thể trơn hoặc răng cưa. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành cụm. Quả thường nhỏ, hình cầu hoặc bầu dục.
Quế gân to: dùng chữa bụng lạnh ngực đau
Ở Vân Nam Trung Quốc, vỏ cây cũng được dùng chữa bụng lạnh ngực đau, nôn mửa ế ách, phong thấp tê đau, đòn ngã ứ trệ, huyết ứ trường phong.
Mai chiếu thuỷ: dùng để ướp thơm
Cây của miền Đông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh. Ra hoa hầu như quanh năm, Ở Campuchia, hoa của Mai chiến thuỷ có mùi thơm của hoa nhài, được dùng để ướp thơm nước phép.
Bung lai, thanh thử tiêu thực
Tính vị, tác dụng Lá có vị nhạt, hơi chua, tính bình; có tác dụng thanh thử, tiêu thực, thu liễm chỉ tả, hoá đàm
Bạch đàn nam: cây thuốc trị ho máu
Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc trong các lùm bụi, rừng bình nguyên ở nhiều nơi, thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam.
Cải ngọt: trị bệnh co thắt
Cải ngọt (Brassica integrifolia) là một loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi để lấy lá làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt của cây cải ngọt cũng có giá trị dược liệu đáng kể.
Cải hoang, long đờm ngừng ho
Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích
Ba chĩa, cây thuốc chữa sốt rét
Chuỳ hoa ở ngọn, có lông, hoa vàng cao 2mm; bao phấn 5; bầu 3 ô, Quả mọng xoan, cao 4cm, màu vàng; hạt 1 Một đoạn lá kép
Lan cau tím: thuốc trị đau mỏi
Ở Malaixia, người miền núi Pêrak sử dụng toàn cây để lấy nước chườm nóng, đồng thời cũng dùng uống một lượng nhỏ trị đau mỏi.
Kim cang lá mỏng, thuốc chữa viêm khớp xương
Thường được dùng chữa viêm khớp xương do phong thấp, gân cốt đau nhức, huyết áp cao; viêm tuỷ xương, lao xương
Bạch đàn xanh, cây thuốc hạ nhiệt
Cây gỗ lớn vỏ nhẵn, màu nhợt, nhánh vuông. Lá ở chồi non mọc đối, không cuống, gốc hình tim, màu mốc, xếp ngang. Lá ở nhánh già mọc so le
Bèo tấm tía, phát tán phong nhiệt
Thường dùng trị sởi không mọc, mày đay, ghẻ ngứa, phù thũng, đái ít. Liều dùng 3 đến 9g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài với lượng vừa phải, giã cây tươi đắp, rửa
Nghể bún: dùng trị lỵ
Cây thường được dùng trị lỵ, xuất huyết, bệnh scorbut, vàng da, thấp khớp mạn tính. Rễ dùng trị ho và các bệnh về ngực.
Mây mật, làm thuốc hút độc
Cây mọc ở rừng, tới độ cao 1000m ở Hà Giang đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cho tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Cũng thường trồng khắp vùng nông thôn ở nước ta
Bồng bồng: giải nhiệt giải độc
Cụm hoa non ăn được. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu.
Phèn đen: dùng trị lỵ viêm ruột ruột kết hạch
Rễ Phèn đen được dùng trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm gan, viêm thận và trẻ em cam tích, lá thường dùng chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã
Chân danh nam: làm thuốc khai vị
Vỏ cây được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc kiên vị, giúp tiêu hoá. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày
Bưởi: trị đờm kết đọng
Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau, trị tràng phong, tiêu phù thũng.
Cáp gai đen: thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy
Vỏ rễ được sử dụng làm thuốc về đường tiêu hoá và trị ỉa chảy. Lá dùng đắp trị nhọt, sưng phù và trĩ
Đơn núi, cây thuốc chữa dị ứng
Lá cây dùng ăn gỏi và làm thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, ghẻ lở như các loài Đơn khác
Lục lạc lá bắc: trị sốt và chống ecpet
Loài phân bố ở Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam đến Philippin. Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng rụng lá từ Ninh Bình qua Quảng Bình.
Mí: trị đau nhức khớp
Loài phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng trung du miền Bắc. Thu hái rễ, thân lá quanh năm dùng tươi hay phơi khô dùng.
Lan gấm, thuốc tiêu viêm
Vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu
Muống biển: trừ thấp tiêu viêm
Nhân dân ta thường dùng lá Muống biển làm thức ăn cho thỏ, dê, ngựa, chuột lang; cũng dùng cho trâu bò nhưng chúng không thích ăn vì có mùi hăng và làm cho sữa bò có mùi vị không ngon.