Lạc: thuốc trị suy nhược

2017-12-16 10:15 AM

Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lạc, Đậu phọng  -  Arachis hypogaea L. thuộc họ Đậu  -  Fabaceae.

Mô tả

Cây thảo hằng năm. Thân phân nhánh từ gốc, có các cành toả ra. Lá lông chim, có 4 lá chét hình trái xoan ngược. Lá kèm 2, làm thành bẹ bao quanh thân, hình dải nhọn. Cụm hoa chùm ở nách, gồm 2 - 4 hoa nhỏ, màu vàng. Quả không chia đôi, hình trụ thuôn, thon lại giữa các hạt, có vân mạng. Hạt hình trứng, có rãnh dọc.

Mùa hoa tháng 5 - 6.

Bộ phận dùng

Hạt, dây lá  -  Semen et Caulis Arachitis Hypogaeae.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Brazin, được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu.

Hạt thường được dùng làm thực phẩm. Dây lá dùng tươi.

Thành phần hoá học

Hạt chứa nước 3 - 5%, chất đạm 20 - 30% chất béo 40 - 50%; chất bột 20%, chất vô cơ2 - 4%. Trong thành phần chất đạm (protein) có một globulin là arachin (60 - 70%) và một albumin là conarachin (25 - 40%) cả hai chất này đều không tan trong nước. Cả arachin và conarachin đều cho các acid amin như methionin, tryptophan và d - threonin. Thành phần chủ yếu trong nhân lạc là dầu lạc. Nó gồm các glycerid của acid béo no và không no, với tỷ lệ thay đổi rất nhiều tuỳ theo loại lạc, acid oleic 51 - 79%; acid linoleic 7,4 - 26%, acid palmitic 8,5% acid stearic 4,5 - 6,2%, acid hexaconic 0,1 - 0,4% và 2 acid chỉ thấy trong dầu lạc là acid arachidic và acid lignoceric.

Tính vị, tác dụng

Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ và tác dụng do làm co thắt các động mạch. Do thành phần protein và chất béo, lạc có tác dụng dinh dưỡng rất cao.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lạc được dùng làm thực phẩm ở nhiều nước. Dầu lạc được dùng làm dầu ăn và chế thuốc (dùng làm dung môi trong dầu tiêm, dầu xoa ngoài), Lạc cũng được chỉ dẫn dùng trong bệnh suy nhược (làm việc quá sức), lao lực. Còn dùng làm dịu các cơn đau bụng, và phối hợp với Quế, Gừng, làm dịu các cơn đau bụng kinh. Thân và lá dùng chữa bệnh trướng khí ruột kết.

Đơn thuốc

Chữa ho sốt đờm: Dùng 20g lạc giã dập, sắc uống nhắp nhắp thì lợi đờm, bớt ho.

Chữa đại tiện táo kết: Uống 1 chén dầu lạc thì nhuận tràng.

Người bệnh mới khỏi sút cân và phụ nữ ít sữa, nên ăn bột lạc rang, thêm muối và cháo Nếp nấu lẫn bột Củ mài, mỗi buổi sáng, ăn liền vài tuần thì có kết quả.

Phụ nữ bị hư lao ho lâu. Dùng dây lạc khô sắc uống với bã gạc hươu (lộc giác sương) tán bột mỗi lần uống 4g vào buổi sáng.

Bài viết cùng chuyên mục

Lôi, chữa bệnh lậu

Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh vùng núi từ 500m tới 2000m ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kontum, Khánh Hoà

Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu

Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt

Đa búp đỏ, cây thuốc lợi tiểu

Lá thường dùng để giải cảm cho ra mồ hôi, Tua rễ lợi tiểu mạnh, thường dùng chữa phù nề, cổ trướng do xơ gan, Mủ dùng chữa mụn nhọt

Phòng phong nam: dùng trị đau phong thấp đau dạ dày

Cây được dùng trị đau phong thấp, đau dạ dày, tiêu hoá không bình thường, sán khí, trẻ em kinh phong, sốt rét, gân xương tê đau, đòn ngã tổn thương

Hàn the cây: cây thuốc chữa bệnh về phổi

Ở nước ta, thường gặp trên các đồi cát dựa biển Bà Rịa và cũng gặp ở trong đất liền, Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.

Quả nổ bò: làm thuốc đắp trị mụn nhọt và loét

Loài của Việt Nam, Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc đến Malaixia, cây mọc ở rừng thưa, trên vùng núi đá vôi, những nơi có cỏ khắp nước ta

Niễng: chữa được bệnh về tim

Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón, kiết lỵ.

Mạnh trâu, bổ gân

Cây nhỡ leo mọc trên đá hoặc bám vào các cây gỗ lớn. Có hai loại lá, lá ở thân mọc bò bò, có phiến hình tim, có lông mịn, còn lá ở nhánh sinh sản có phiến mỏng, không lông, láng như da

Nam mộc hương, làm thuốc để trị lỵ

Vỏ được sử dụng làm thuốc để trị lỵ và cùng dùng trị bí tiểu tiện; có khi dùng chữa thấp khớp

Mua sẻ tẽ bông: trị ỉa chảy và lỵ

Quả hơi nạc, có thịt đỏ hơi thơm và có vị se, dùng ăn được. Lá dùng trị ỉa chảy và lỵ. Lá và chồi hoa được dùng như chất làm săn da trong bệnh khí hư và ỉa chảy mạn tính.

Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức

Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.

Ba gạc lá nhỏ, cây thuốc chữa huyết áp cao

Vỏ rễ thường dùng trị cao huyết áp và lỵ, Còn dùng chữa chốc đầu, Trong dân gian, có khi dùng rễ sắc uống trị thương hàn, tiêu độc và trị đau đầu

Nấm mối: tác dụng ích vị

Người ta thường xào lên rồi nấu canh hoặc chiên với trứng rồi chấm với nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt, hoặc nấu với thịt gà làm canh ăn đều ngon.

Bùm bụp bông to, dùng rửa sạch vết thương

Nước sắc lá dùng rửa sạch vết thương và lá hơ nóng dùng làm thuốc đắp vết thương và mụn nhọt

Lan len rách: thuốc chữa gẫy xương

Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa đòn ngã tổn thương, gẫy xương, mụn nhọt lở ngứa, thuốc có độc. Ở Ân Độ, nước nấu cây dùng xoa tắm khi lên cơn sốt rét.

Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết

Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn

Năng củ: làm thuốc cầm máu

Khi nghiền củ thành một chất dịch như sữa, dịch này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của Staphylococcus và Bacillus coli.

Cà muối: chữa tê thấp

Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m, vỏ màu nâu xám; cành nhỏ, có lông mềm. Lá kép lông chim lẻ, cuống dài 8 - 25cm, mang 9 - 13 lá chét, mọc đối; phiến lá chét hình ống dài đến bầu dục.

Cỏ bướm tím: dùng chữa đau đầu cảm sốt

Thường dùng chữa đau đầu, cảm sốt, kinh nguyệt không đều, ngày dùng 30 đến 50g cây tươi giã nát, ngâm nước sôi 10 phút, gạn lấy nước trong uống làm 1 lần

Ma hoàng, chữa cảm mạo ho

Vị the, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, suyễn, lợi tiểu, tiêu phù, Chữa cảm mạo, ho, viêm phế quản, hen suyễn. Liều dùng 5, 10g dạng thuốc sắc

Mắt trâu nhỏ: xoa đắp trị ghẻ

Lá kép lông chim lẻ, lá chét 7 đến 13 hình ngọn giáo rất không cân ở gốc, thon dài thành mũi nhọn sắc, mép hơi khía lượn, mặt trên phủ lông nằm rất ngắn, chỉ hơi rô ở phiến.

Nghệ trắng: hành khí giải uất

Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh.

Lan hạc đính: thuốc tiêu mụn nhọt

Ở Trung Quốc, người ta dùng thân củ để trị ho có nhiều đờm, lạc huyết đòn ngã viêm tuyến vú, ngoại thương xuất huyết.

Chiêu liêu nước: vỏ cây dùng sắc uống trị lỵ

Một số loài khác như Chiêu liêu xanh hay Bằng lăng khê, Terminalia alata Heyne ex Roxb, và Chiêu liêu lông, Terminalia citrina, Gaertn, Roxb ex Flem., đều có quả chứa tanin

Cò ke: dùng làm thuốc sắc uống chữa ho

Cò ke là một loài cây gỗ lớn, thường xanh, thuộc họ Đay (Tiliaceae). Cây có thể cao đến 20-30m, đường kính thân 40-50cm. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, có gân lá nổi rõ.