- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lá móng: thuốc chữa bệnh ngoài da
Lá móng: thuốc chữa bệnh ngoài da
Lá được dùng làm thuốc trị bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt, cũng dùng trị ỉa chảy, trừ giun sán và bệnh bại liệt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lá móng, Thuốc mọi lá lựu, Lựu mọi - Lawsonia inermis L., thuộc họ Tử vi - Lythraceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao 2 - 6m, có gai nhất là khi già. Lá mọc đối, đơn, nguyên, hình trái xoan nhọn, dài 2 - 3cm, rộng lcm. Hoa nhỏ mọc thành chuỳ ở ngọn cành. Hoa màu trắng hay đỏ, vàng nhạt hay hồng. Đài hình chuông gồm 4 lá dài. Bầu trên 4 ô. Quả nang hình cầu, có 4 ô, chứa nhiều hạt nhỏ hình tháp ngược, màu nâu đỏ.
Bộ phận dùng
Lá, vỏ thân, rễ - Folium Cortex et Radix Lawsoniae Inermis.
Nơi sống và thu hái
Gốc ở Tây á, được trồng từ Bắc Phi tới Trung á và Ân Độ. Ở nước ta, cây cũng được trồng ở nhiều nơi làm cảnh. Có thể trồng bằng gieo hạt hoặc bằng các đoạn cành vào mùa mưa. Khi cây cao độ 1 mét, có thể thu hoạch, cắt cả cành phơi trong râm; mỗi năm có thể thu hoạch hai lần, cắt chừa cành lớn và gốc khoảng 50cm để cây đâm cành non.
Thành phần hoá học
Ở trạng thái tươi, lá móng chứa các heterosid, mà khi thuỷ phân, sẽ giải phóng lawsone (hydroxy 2 - naphroquinone 1 - 4). Hàm lượng lawson ở dược liệu khô vào khoảng 1%. Chất này kết tinh thành hình kim màu đỏ cam, ít khi hoà tan trong nước lã, hoà tan nhiều trong nước nóng, tan trong các dung môi hữu cơ và trong các dung dịch lỏng kiềm thổ để tạo thành một chất nhuộm màu da cam. Trong lá còn có 0,02% tinh dầu mà trong thành phần có B - ionon. Hạt chứa 5 - 6% một chất dầu không khô.
Tính vị, tác dụng
Lá hoạt huyết, tán ứ. Vỏ thân và rễ lợi tiểu, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá được dùng làm thuốc trị bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt, cũng dùng trị ỉa chảy, trừ giun sán và bệnh bại liệt. Ở Ân Độ, người ta dùng làm thuốc trị đau đầu và dùng đắp vào bàn chân để trị bỏng. Nước sắc lá được dùng làm thuốc súc miệng để làm giảm đau họng. Dịch lá thêm nước và đường uống trị di tinh. Người ả Rập cũng dùng nó làm thuốc điều kinh và gây sẩy thai. Nhân dân ta cũng dùng lá móng làm thuốc thông kinh với hoa Chổi sể. Ta cũng thường dùng dây Lá móng để nhuộm móng tay chân, nhất vào dịp tết Đoan Ngọ (5 tháng 5). Ngày nay, lá móng được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm do các tính chất nhuộm màu của nó (nhý trong nýớc gội ðầu, thuốc nhuộm tóc). Chất lawson dính chặt vào tóc, có thể là do có sự phản ứng với các nhóm thiol của keretin ở tóc. Vỏ thân ðýợc dùng chữa tê bại, nhức mỏi. Ở Ân Ðộ, cũng dùng trị vàng da, sýng lá lách. ðau sạn sỏi, bệnh ngoài da và phong cùi. Rễ dùng làm thuốc trị viêm phế quản. Ở Ân Ðộ, ngýời ta dùng dầu và tinh dầu xoa ðắp lên cõ thể ðể làm mát.
Hoa được dùng hạ sốt và gây ngủ.
Cách dùng
Lá tươi thường dùng giã nát, trộn với giấm để chữa bệnh ngoài da. Các bộ phận khác của cây dùng khô sắc uống với liều 8 - 20g.
Đơn thuốc
Chữa con gái chậm thấy kinh: Lá móng 30g sắc uống.
Thông kinh bế để tránh thụ thai. Lá móng 50g, ích mẫu 40g, Nghệ đen 30g sắc uống liều 3 thang cho đến khi thấy kinh mới thôi.
Chữa nấm móng tay, móng chân, lở ngứa ở kẽ chân móng rồi lây lan sang các ngón khác và có khi lở ở bàn tay bàn chân. Dùng lá móng giã nát với ít hạt muối đắp vào buổi tối, buộc rịt lại. Ngày có thể mở ra cho thoáng hơi và dễ làm việc. Tuần đầu thay thuốc mới hằng ngày. Tuần thứ hai, đắp thuốc thưa ra 2 ngày một lần. Tuần thứ ba đắp 3 ngày một lần. Đến khi hết lở ngứa mà bong da, thì bôi nhựa lá Lô hội, hay đắp lá móng, hoặc bôi dầu Gấc.
Bài viết cùng chuyên mục
Lọ nồi Hải Nam, thuốc trị bệnh ngoài da
Tính vị, tác dụng, Hạt Lọ nồi Hải Nam có vị cay, tính nóng, có độc, có tác dụng khư phong, công độc, sát trùng
Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau
Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc, Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu
Hàn the ba hoa, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp
Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, điều kinh chỉ thống, Lá lợi sữa, cầm ỉa chảy và lỵ, tiêu viêm tiêu sưng
Ngọc trúc: dưỡng âm, nhuận táo
Ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân chỉ khát
Mức lông mềm, trị lao hạch cổ
Ở Trung Quốc, rễ, vỏ thân, lá dùng trị lao hạch cổ, phong thấp đau nhức khớp, đau ngang thắt lưng, lở ngứa, mụn nhọt lở loét, viêm phế quản mạn
Cần dại: trị phong thấp
Cũng có thể dùng như một số loài Heracleum khác của Trung Quốc, chẳng hạn như Heracleum moellendorffii Hace.
Câu kỷ: dùng làm thuốc cường tráng
Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có tác dụng làm hạ đường huyết.
Lương gai: trị ỉa chảy
Cây mọc trong rừng thưa ở vùng thấp lẫn vùng cao từ Lào Cai, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hoà Bình qua Đà Nẵng đến Khánh Hoà.
Hòe lông: cây thuốc trị ỉa chảy
Cây Hòe lông (Sophora tomentosa L) là một loài cây có giá trị dược liệu cao, đặc biệt trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa.
Đậu ma, cây thuốc chữa sốt phát ban
Dân gian dùng Đậu ma chữa sốt rét kinh niên và sốt phát ban, cùng với các loài cây khác như cây Lưỡi dòng, cây Chân chó
Mướp rừng, chữa sâu răng và đau răng
Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hay nấu canh ăn như rau Mồng tơi. Dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhỏ cả nước lẫn bã để chữa sâu răng và đau răng
Ô quyết: chữa cảm mạo phát sốt lị viêm ruột
Cây được chữa cảm mạo phát sốt, lị, viêm ruột, viêm gan, hoàng đản cấp tính, sưng amygdal, viêm tuyến nước bọt, trúng độc thức ăn, trúng độc thuốc.
Quyển bá yếu: có tác dụng giải độc, chống ung thư
Quyển bá yếu vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, chống ung thư (kháng nham), cầm máu, khu phong thoái nhiệt
Quyết trăng non ba lá: cây thường dùng trị đòn ngã
Cây mọc rất phổ biến, hầu như ở rừng thứ sinh nào cũng gặp, từ nơi có độ che bóng cao đến ven rừng nơi có nhiều ánh nắng, ở khắp nước ta
Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương
Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da
Cát sâm: chữa cơ thể suy nhược
Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.
Ghi có đốt, cây thuốc khử phong trừ thấp
Người ta nấu cây lên và lấy nước uống ngày 2 lần sáng và chiều, Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị
Khồm, thuốc trị trướng bụng
Lá dùng làm rau gia vị ăn sống hay luộc chín ăn, Cũng dùng pha nước uống thay chè, Ở Ân độ, hạt trị trướng bụng, nấc, buồn nôn và đau ở bàng quang
Chòi mòi tía: dùng trị ban nóng lưỡi đóng rêu
Rễ chòi mòi tía được dùng trị ban nóng, lưỡi đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều, ngực bụng đau có hòn cục, đàn ông cước khí, thấp tê
Lâm vô: thuốc trị hen suyễn
Lâm vồ, hay còn gọi là đa bồ đề, là một loài cây thuộc họ Dâu tằm. Cây thường được trồng làm cây bóng mát, cây cảnh và cũng có một số ứng dụng trong y học dân gian.
Cò ke lông: cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ
Quả và rễ dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ, Rễ cũng được dùng giã ra ngâm trong nước để dùng ngoài chống sự mưng mủ và dùng như thuốc bột lên vết thương
Đậu biếc: cây thuốc lợi tiểu nhuận tràng
Rễ có vị chát, đắng, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da, Vỏ rễ cũng lợi tiểu và nhuận tràng.
Lài trâu lá nhỏ, thuốc dạ dày
Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn
Khoai ca, thuốc bổ
Rễ có vị đắng và gây buồn nôn, Toàn cây có vị đắng, mùi thơm yếu, có tác dụng bổ, kích thích, điều kinh, gây nôn
Quế hương: dùng trị trướng bụng và bệnh đau gan
Vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, chỉ huyết sinh cơ, cầm máu nối xương, tiêu thũng