Lá lốt, thuốc trị phong hàn thấp

2017-12-18 11:39 AM
Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lá lốt hay Tất bát  -  Piper lolot L., thuộc họ Hồ tiêu  -  Piperaceae.

Mô tả

Cây thảo sống lâu, cao 30 - 40cm hay hơn, mọc bò. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có 5 gân chính toả ra từ cuống lá; cuống có gốc bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng chứa một hạt.

Bộ phận dùng

Toàn cây  -  Herba Piperis.

Nơi sống và thu hái

Cây đặc hữu của Đông Dương mọc hoang và cũng được trồng lấy lá làm rau gia vị và làm thuốc trồng bằng mấu thân, cắt thành từng khúc 20 - 25cm, giâm vào nơi ẩm ướt. Có thể thu hái cây quanh năm,đem rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô dùng dần.

Thành phần hoá học

Trong cây có tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi. Ngày dùng 6 - 12g hay hơn, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc

Tê thấp đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt; Lá lốt và Ngải cứu, liều lượng bằng nhau, giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng đắp, chờm. Để uống, dùng 8 - 12g dây rễ lá lốt, phối hợp với Dây đau xương, rễ Cỏ xước, củ Cốt khí, mỗi vị 8g sắc uống.

Giải độc say nấm, rắn cắn. Lá lốt tươi giã nát, phối hợp với lá Khế, lá Đậu ván trắng mỗi vị 50g, thêm nước, lọc nước cốt uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Móng bò Curtis: thuốc uống trị lỵ

Cây mọc ven rừng thường xanh, khô và thường là trên núi đá vôi đến độ cao 500m từ Thừa Thiên Huế qua Khánh Hoà, Bình Thuận đến Đồng Nai.

Kim cang đứng, cây thuốc

Theo Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam, ở Campuchia và Lào, thân rễ và lá được dùng trong y học dân gian

Bứa nhà, trị dị ứng mẩn ngứa

Lá và vỏ quả thường dùng nấu canh chua. Quả chín ăn giải khát; áo hạt có vị chua ngọt. Vỏ thường dùng trị dị ứng, mẩn ngứa và bệnh ngoài da

Bạch đậu khấu, cây thuốc chữa đau bụng lạnh

Thường dùng trị bị nhiễm lạnh đau bụng, khí trệ, bụng đầy trướng, nôn oẹ, hoặc sáng ăn tối nôn, ăn không tiêu, đau bụng ỉa chảy, hay ợ hơi, trúng độc rượu

Cổ dải: dùng làm thuốc diệt ruồi

Thường dùng làm thuốc diệt ruồi, người ta lấy vỏ cây tươi đem giã nát hoặc lấy nửa thìa bột vỏ khô, trộn với ít nước cơm và ít đường, ruồi ăn phải thuốc sẽ chết ngay tại chỗ.

Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa

Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu

Mè đất rìa, khư phong tán hàn

Toàn cây dùng trị mụn nhọt sưng lở, ngứa ngoài da, trẻ em cam tích, mắt hoa, bệnh giang mai, vô danh thũng độc, ngửa lở ngoài da và gẫy xương

Pison: sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp

Ở Ấn Độ, vỏ cây và lá được dùng như chất để chống kích thích, sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp, dịch cây lẫn với Hồ tiêu và những vị thuốc khác dùng trị bệnh về phổi của trẻ em

Gòn, cây thuốc chữa bệnh tiết niệu

Vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, làm săn da, hạ nhiệt; lại có tác dụng gây nôn, kích dục và cũng như vỏ gạo có tính chất làm giảm đau và hồi phục thần kinh

Huyết dụ: thuốc trị ho thổ huyết

Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xuơng.

Dung mốc, cây thuốc trị cảm mạo

Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất, Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp

Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn

Nắp ấm: thuốc trị ỉa chảy

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.

Giang ông: cây thuốc cầm máu tiêu viêm

Ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng gỗ nhu Huyết giác làm thuốc hạ nhiệt, chống thoát mồ hôi, và chống bệnh scorbut.

Đào lộn hột, cây thuốc chữa chai chân

Cuống quả mà ta quen gọi là quả Điều, thường được dùng ăn tươi, thái thành lát mỏng chấm muối ớt hay mắm tôm để ăn. Nước ép của nó dùng xoa bóp trị đau nhức

Huỳnh liên, thuốc trị sốt cao

Dân gian dùng rễ giã với nước muối, thêm nước chưng để uống trị sốt cao, Rễ được sử dụng ở Ân Độ làm thuộc trị nọc độc, diệt chuột và trị bò cạp đốt

Hy kiểm: thuốc trị sốt rét

Dùng uống trong trị sốt rét, trẻ em cam tích, rắn độc cắn, đau răng. Dùng ngoài nấu nước rửa các loại sang độc và sưng đỏ từng bộ phận.

Cẩu tích: chữa nhức mỏi chân tay

Cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.

Đậu cộ, cây thực phẩm rau sạch

Loài phân bố ở Đông á, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Malaixia, Ở nước ta, cây mọc trên các bãi cát dọc các sông, rạch

Chè dây: điều trị bệnh loét dạ dày

Vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày.

Mua sẻ tẽ bông: trị ỉa chảy và lỵ

Quả hơi nạc, có thịt đỏ hơi thơm và có vị se, dùng ăn được. Lá dùng trị ỉa chảy và lỵ. Lá và chồi hoa được dùng như chất làm săn da trong bệnh khí hư và ỉa chảy mạn tính.

Đầu rùa, cây thuốc chữa nứt lẻ

Loài của Việt Nam và Thái Lan, Ở nước ta, cây Đầu rùa mọc ở những chỗ trống nhiều nắng các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận

Ổ sao lá màng: dùng chữa viêm bàng quang viêm niệu đạo

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa viêm bàng quang, viêm niệu đạo, lỵ, thủy thũng, mụn nhọt, ung thũng, đái ra sỏi, nhiệt kết đi đái khó.

Báo xuân hoa: cây thuốc kiện tỳ

Hoa nhỏ có cuống hoa dài; lá đài có lông, tràng có ống mang 5 thuỳ, có vẩy ở miệng, nhị gắn ở nửa dưới của ống; bầu 1 ô, Quả nang nở thành 5 thuỳ từ đỉnh.

Mua thấp: thanh nhiệt giải độc

Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.