- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lá diễn, thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm
Lá diễn, thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lá diễn, cây gan heo - Dicliptera chinensis (L.) Ness, thuộc họ Ô rô - Acanthaceae.
Mô tả
Cây thảo sống hằng năm hay vài ba năm, cao 30 - 80cm. Thân và cành non có 4 cạnh, có lông tơ, các mấu phình to tựa như đầu gối. Lá mọc đối. màu xanh lục, phiến lá hình trứng thuôn, dài 2 - 7cm, rộng 2 - 4cm, đầu và gốc đều nhọn, có lông thưa. Hoa màu trắng hồng, mọc thành xim ở nách lá và ở đầu cành. Các lá bắc hình trái xoan dài 8 - 11mm, các tiền diệp hẹp. Quả nang ngắn có lông tơ ở phía đầu. Hạt dẹt.
Ra hoa từ mùa đông đến mùa hạ.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Diclipterae Chinensis.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng lục địa Đông Nam á châu, mọc hoang ở chỗ ẩm ướt và cũng được trồng để lấy lá nấu canh hay làm thuốc. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Lá diễn có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát máu, sinh tân dịch.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị: 1. Cảm mạo, sốt cao; 2. Viêm phổi nhẹ, viêm ruột thừa cấp; 3. Viêm gan cấp, viêm kết mạc; 4. Viêm ruột, lỵ; 5. Phong thấp viêm khớp; 6. Giảm niệu, đái ra dưỡng trấp. Dùng 30 - 60g cây khô hay 60 - 120g cây tươi sắc uống. Dùng ngoài trị lở sưng, rôm sẩy, mụn nhọt, bỏng rạ, dùng lá tươi giã nát xoa.
Đơn thuốc
Cảm mạo và sốt: Dùng cây lá diễn, Đơn buốt, Rau máu, mỗi vị 45 g sắc uống. Nhân dân cũng dùng lá nấu canh ăn với thịt lợn, ngon như rau Bồ ngót, dùng làm thuốc mát gan.
Bài viết cùng chuyên mục
Phong quỳ bò: chữa viêm họng sưng amygdal
Được dùng ở Trung Quốc Vân Nam trị Viêm họng, sưng amygdal, viêm gan, viêm túi mật, đau dạ dày, lỵ, thiên đầu thống, bế kinh, đái ra máu, lâm chứng, rắn cắn
Cỏ bướm trắng: đắp vết thương và nhọt
Ở Ấn Độ và Malaixia, cây được giã nát, dùng riêng hoặc lẫn với bột gạo, để đắp vết thương và nhọt ở đùi và đắp chữa tích dịch phù trướng
Đậu cánh dơi, cây thuốc chống sốt rét
Ở Campuchia, người ta lấy hoa hãm uống trước các bữa ăn để chống sốt rét rừng, Ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị rắn độc cắn, dùng ngoài để rịt nối xương do đòn ngã
Bại tượng lông ráp: cây thuốc chữa tê thấp
Cụm hoa là xim rẽ đôi, rất thưa, lá bắc hẹp, mép nhăn nheo, Hoa nhỏ, đài dính vào tràng, hơi lồi lên thành gờ; tràng 5, đính thành ống ở gốc, bầu 3 ô, mỗi ô một noãn
Hương nhu trắng: thuốc giải cảm nhiệt
Cũng dùng như Hương nhu tía làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi, Đặc biệt là cây thường được trồng nhiều lấy ra cất tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu Đinh hương.
Mua núi: làm thuốc uống hạ sốt
Ở Campuchia, nhân dân ở vùng núi Đậu khấu, ở độ cao 700m thường ăn quả chín và dùng rễ làm một loại thuốc uống hạ sốt.
Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng
Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.
Duối: cây thuốc chữa phù thũng
Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy
Chìa vôi bò: đắp ung nhọt lở loét và đinh nhọt
Lá và ngọn non của thứ có lá không đỏ ở mặt dưới thái nhỏ dùng nấu canh chua, Ở Ân Độ, người ta dùng cây giã đắp ung nhọt lở loét và cả đinh nhọt, áp xe nhỏ làm cho mưng mủ
Ích mẫu, thuốc hoạt huyết điều kinh
Ích mẫu có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng
Chút chít hoa dày: rễ làm thuốc chữa táo bón
Nếu dùng với liều cao sẽ gây tẩy xổ, dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa; lấy rễ hoặc lá tươi giã nát hoà với giấm hoặc ngâm rượu bôi
Kỳ nam kiến: thuốc chữa đau gan
Kỳ nam kiến là một loài thực vật ký sinh, thường bám trên các cây gỗ lớn trong rừng. Củ của cây có hình dạng đặc biệt, nhiều gai nhọn, bên trong chứa nhiều lỗ nhỏ là nơi trú ngụ của kiến.
Ngút nhớt: làm thuốc đắp trị bệnh nấm
Quả ăn được, có nhớt dịu và tăng trương lực. Vỏ được xem như là bổ. Hạt được dùng tán thành bột làm thuốc đắp trị bệnh nấm
Lục lạc mụt, trị bệnh sốt
Ở Xri Lanca, người ta cũng dùng cây đắp ngoài trị ghẻ và phát ban da và dùng uống với liều rất thấp làm tiết mật. Nói chung, người ta hạn chế dùng loài này làm thuốc
Lau, thuốc chữa bệnh nhiệt phiền khát
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Chữa bệnh nhiệt phiền khát, nước tiểu đỏ ngầu, nôn ói do vị nhiệt, ho khan do phế nhiệt, sưng phổi mủ
Nàng hai: dùng trị sốt kéo dài
Nàng hai, với tên khoa học Dendrocnide sinuata, là một loài thực vật thuộc họ Gai (Urticaceae). Cây này nổi tiếng với những chiếc lá chứa nhiều lông gai độc, gây cảm giác ngứa rát khi tiếp xúc.
Nấm dai, nấu nước làm canh
Nấm thường được dùng xào ăn hay nấu canh. Khi nấm còn non ăn mềm, ngọt. Khi nấm già thì ăn dai nên thường chỉ nấu lấy nước làm canh ăn
Lọ nồi, thuốc trị bệnh ngoài da
Người ta cũng dùng hạt chứa dầu mà người ta gọi là dầu Đại phong tử thật, Dầu này dùng trị bệnh phong hủi và các bệnh ngoài da khác
Lá nước, thuốc trị vết loét bị chai
Ở Campuchia các chồi non được dùng làm rau ăn. Ở Inđônêxia, người ta trồng để lấy hạt. Ở Ân Độ cũng như ở Malaixia, lá dùng đắp trị các vết loét bị chai
Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng
Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.
Bả dột, cây thuốc cầm máu
Lá có vị đắng, mùi thơm nhẹ, Cây có tác dụng cầm máu tại chỗ, làm ra mồ hôi, tiêu sưng, giảm đau, Với liều nhỏ cây có tác dụng kích thích và bổ đắng
Chóc máu: chữa viêm khớp đau lưng mỏi bắp
Chóc máu là một loại cây thuốc quý có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm
Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.
Biến hóa Blume: chữa viêm phế quản
Chữa viêm phế quản, ho và chữa thuỳ thũng. Nhân dân dùng làm thuốc gây nôn. Ngày dùng 8 đến 16g, dạng thuốc sắc.
Giáng hương ấn: cây thuốc ỉa chảy mạn tính
Dùng uống trong trường hợp ỉa chảy mạn tính, xuất huyết, bạch đới, lậu và dùng trám răng, ở Malaixia, dùng chữa đau dạ dày, tim hồi hộp.