- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Lá buông cao, cây thuốc
Lá buông cao, cây thuốc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Lá buông cao, Lá buông đỏ - Corypha umbraculifera L. (C.elata Roxb), thuộc họ Cau - Arecaceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn, cao đến 25 - 30m. Lá rộng 5m, hình khiên, có cuống dài 3 - 4m, có rãnh với những gai ngắn, màu nâu, dẹp dính từng cặp, các đoạn của phiến nhiều đến hàng trăm, gấp nếp mạnh, cứng, hình dải ngọn giáo, chẻ đôi. Đơn kỳ quả; buồng rất lớn, cao 5 - 6m ở ngọn. Quả hạch to đến 3,5cm.
Bộ phận dùng
Lá - Folium Coryphae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Á châu nhiệt đới, phân bố ở Ân Độ, Xri Lanca, Mianma, Inđônêxia. Ở nước ta, cây được trồng rải rác ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong các công viên hay dọc theo lối đi của một số biệt thự có vườn rộng.
Tính vị, tác dụng
Vị hơi đắng ngọt, tính bình.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá dùng trị đau đầu, phát sốt, ho.
Ở Ân Độ, người ta dùng quả giã ra thành bột dùng để duốc cá. Hạt cứng như ngà, dùng làm chuôi, nút áo; thân cho nhiều bột màu nâu (100g mỗi cây) trước khi cây ra hoa; bột này ăn ngon.
Bài viết cùng chuyên mục
Nấm tai mèo, dùng ăn sống
Nấm này ăn ngon, có thể nấu chín ăn mà cũng có thể dùng ăn sống với xà lách hoặc chế thành món ăn tráng miệng
Ấu, cây thuốc chữa loét dạ dày
Để làm thuốc, ta thu quả tươi hoặc quả già luộc, lấy nhân ra, bóc lấy vỏ để dành, hoặc dùng cây tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần
Cỏ lào: cây thuốc cầm máu vết thương
Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm, Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella
Mây tất, trị kiết lỵ
Trong chăn nuôi thú y, người ta dùng rễ cây Mây tất phối hợp với vỏ cây Gò đỏ Afzelia xylocarpa Craib với liều bằng nhau, chế thuốc cho vào thức ăn cho ngựa biếng ăn, được xem như giúp ăn ngon và tăng lực
Đậu biếc lông vàng: cây thuốc trị phù thũng
Cây dây leo cứng, rễ phình thành củ, nhánh không lông. Lá kép với 3 lá chét hình ngọn giáo rộng, cứng.
Mẫu kinh năm lá, thuốc bổ
Vỏ sắc uống hoặc ngâm rượu làm thuốc bổ. Dân gian cũng dùng nấu nước thay trà uống làm cho ăn ngon miệng, dễ tiêu hoá. Cũng dùng chữa phong thấp, lở ngứa
Đinh công, cây thuốc tiêu sưng giảm đau
Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong thắng thấp, dãn gân hoạt lạc, tiêu sưng giảm đau
Cách vàng: xông chữa bại liệt
Loài của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi và trong rừng phục hồi ở Vĩnh Phú, Bắc Thái, Ninh Bình, Nghệ An.
Bèo ong, lợi tiểu tiêu độc
Nhân dân thường dùng cây làm rau nuôi lợn. Cũng là cây thuốc dân gian có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Thường dùng cây sắc nước uống
Lan san hô, thuốc chống độc
Rễ sắc uống chữa các vết thương, vết loét, còn được dùng để gây nôn khi bị ngộ độc và chữa ỉa chảy, ở Trung Quốc, còn dùng như chất chống độc trong trường hợp nhiễm độc
Ngô: trị xơ gan cổ trướng
Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng
Hông, cây thuốc khư phong trừ thấp
Vị đắng, tính hàn; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng, Gỗ màu trắng vàng, mịn, mềm, là loại gỗ quý dùng trong ngành hàng không
Ô rô: dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc
Ở Thái Lan dùng lá phối hợp với Hồ tiêu làm viên thuốc bổ tăng tuổi thọ, lá cũng dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc
Biến hóa Blume: chữa viêm phế quản
Chữa viêm phế quản, ho và chữa thuỳ thũng. Nhân dân dùng làm thuốc gây nôn. Ngày dùng 8 đến 16g, dạng thuốc sắc.
Chi tử bì: rễ cây được dùng trị phong thấp
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Vân Nam Trung Quốc, rễ cây được dùng trị phong thấp, đòn ngã và bệnh bạch huyết
Đông quỳ: cây thuốc chữa bí đại tiểu tiện
Hạt dùng chữa trị đại tiện bí, trệ thai, sỏi đường tiết niệu, Cây lá dùng chữa nạn sản, viêm nhiễm đường tiết niệu, phong nhiệt sinh ho.
Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp
Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương
Cau rừng: dùng để ăn trầu
Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở trong rừng thường xanh từ Kontum, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, tới Kiên Giang
Hồ đào, cây thuốc tiết tinh, ho lâu
Nhân hạt óc chó có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da, Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng ôn bổ phế thận
Mã đề nước, tiêu viêm lợi tiểu
Cây của nhiều miền Malaixia, được truyền vào nước ta, mọc trong các ao hồ, ở chỗ có bùn, thông thường ở ruộng nước, suối. Phân nhiều ở vùng đồng bằng. Thu hái toàn cây quanh năm
Hài nhi cúc, cây thuốc trừ thấp nhiệt
Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu thực tích, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng, lợi niệu
Đơn Trung Quốc: cây thuốc hạ huyết áp
Vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh can, hạ huyết áp, hoạt huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau.
Biến hóa: dùng chữa tê thấp đau nhức
Chữa hen suyễn gặp lạnh lên cơn nghẹt thở, hoặc cảm phong hàn, ngực căng khó thở, ho suyễn kéo đờm, đầu mặt xây xẩm, thân thể nặng nề đau nhức.
Muống biển: trừ thấp tiêu viêm
Nhân dân ta thường dùng lá Muống biển làm thức ăn cho thỏ, dê, ngựa, chuột lang; cũng dùng cho trâu bò nhưng chúng không thích ăn vì có mùi hăng và làm cho sữa bò có mùi vị không ngon.
Cáp to: chữa phù và phát ban
Cây cáp to thường là cây nhỏ mọc đứng hoặc leo, có khi là cây gỗ lớn cao tới 12m. Cây có nhiều gai nhọn, nhánh non phủ lông vàng.