Kinh giới đất, thuốc chữa cảm cúm

2017-12-13 02:47 PM
Cũng như nhiều loài khác, có thể dùng làm thuốc phát hàn và lợi tiểu, giải nắng, chỉ hoắc loạn, đau bụng, mặt mắt phù nề, cước khí và cấp tính viêm dạ dày

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Kinh giới đất, Kinh giới dày  -  Elsholtzia winitiana Craib, thuộc họ Hoa môi  -  Lamiaceae.

Mô tả

Cây thảo mọc thành bụi cao 1 - 1,7m, có lông mịn dày trắng. Thân vuông có 4 rãnh. Lá mọc đối chữ thập; phiến thon, nhọn hai đầu, dài 4 - 9cm, rộng 1,5 - 3,5cm, có lông mịn ở hai mặt, mép khía răng, gân phụ 6 - 7 cặp; cuống dài 6 - 8mm. Bông xim co dày đứng ở ngọn, cao 3 - 6cm, rộng 4 - 5mm, lá bắc hẹp, đài và tràng có lông dày; đài có 5 răng bằng nhau; tràng màu trắng đục hay lam lam, môi dưới tròn; nhị 4. không thò dài ra ngoài.

Mùa hoa tháng 11 - 12, quả tháng 1 - 3.

Bộ phận dùng

Cành lá  -  Herba Elsholtziae, Thường gọi là Bạch hương nhu.

Nơi sống và thu hái

Loài của Trung quốc, Việt Nam, Thái lan. Ở nước ta, cây mọc hoang trên các đồi và ở chân núi, nhất là trong các rừng thông, gặp nhiều ở Kontum và Lâm đồng (Đà lạt), ở độ cao trên 800m. Ta thu hái những cành lá trước khi cây có hoa hoặc đang có ít nụ hoa, phơi khô.

Thành phần hoá học

Cành lá có tinh dầu thơm như các loài Kinh giới khác, hàm lượng tới 1%.

Tính vị, tác dụng

Cũng có tác dụng như Kinh giới, làm thuốc tiêu độc, cầm máu.

Công dụng

Cây được dùng chữa cảm cúm, nhức đầu, cảm phong thấp co cứng, không có mồ hôi, chân tay tê buốt. Ngày dùng 4 - 8g hãm uống hay sắc uống. Có thể dùng phần thân cành 30g, nấu nước xông cho ra mồ hồi. Cảm thấp nặng, chân tay co quắp, gáy lưng cứng đờ, mình nặng khớp đau rát nhiều thì giã thêm Địa liền, Thiên niên kiện, Quế chi mỗi vị 10g cùng sắc uống.

Cũng như nhiều loài khác, có thể dùng làm thuốc phát hàn và lợi tiểu, giải nắng, chỉ hoắc loạn, đau bụng, mặt mắt phù nề, cước khí và cấp tính viêm dạ dày, còn bệnh thối miệng, đầu lưỡi chảy máu, có thể sắc để ngậm.

Bài viết cùng chuyên mục

Mẫu thảo, chữa lỵ do trực trùng

Cây thảo mọc hằng năm, có thân trườn, bén rễ ở các mắt, phân nhánh nhiều từ gốc. Lá hình trái xoan nhọn, mọc đối, không lông có góc ở gốc, mép khía răng cưa, có cuống ngắn

Ngô: trị xơ gan cổ trướng

Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng

Ngải thơm, trừ giun khai vị

Lá dùng làm gia vị, người ta dùng cây tươi hay khô, để tăng mùi vị cho thức ăn hoặc thay thế một số chất thơm hay rượu mùi

Lục thảo, thanh nhiệt giải độc

Vị ngọt, hoi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trừ ho, lưỡng phế, hoá đàm

Mắt trâu, làm dịu đau

Hoa trăng trắng hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông len, ngắn hơn lá; cánh hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung rất thơm

Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá

Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa

Mồng tơi: thanh nhiệt giải độc

Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú.

Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực

Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.

Quyết ấp đá lá nạc: cây được dùng chữa đòn ngã sưng đau

Dùng chữa đòn ngã sưng đau, ho do phổi nóng, rắn độc cắn, có nơi dùng chữa trẻ em sốt cao, dùng ngoài trị phong thấp, gãy xương, viêm tai giữa.

Kim vàng, thuốc chữa rắn cắn

Chỉ mới được dùng trong dân gian làm thuốc chữa rắn cắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê bại nhức mỏi, bong gân

Cây sữa trâu: thuốc uống lợi sữa

Nhân dân vùng Bằng Khánh, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn dùng cây làm thuốc uống lợi sữa.

Lốt, thuốc trị đau bụng lạnh

Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị đau bụng lạnh, ho do phong hàn, thuỷ thũng, sốt rét, đau răng, đau sa nang, phong thấp đau nhức xương

Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết

Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.

Cam hôi: thuốc trị ho

Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm

Bách bộ đứng: cây thuốc diệt chấy rận

Rễ củ, Radix Stemonae, Khi tươi màu trắng, sau trở thành vàng và quắt lại khi già và thô, Lúc non dễ bị bẻ gãy, trừ lôi giữa của củ dạng sợi hoá gỗ.

Kê huyết đằng: thuốc bổ huyết

Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc, rễ có tác dụng giãn gân, hoạt huyết, sát trùng.

Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết

Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả

Mã đề Á, thanh nhiệt lợi niệu

Trong quả, hạt có nhiều chất nhầy, glucosid aucubin, acid planten olic, cholin, adenin và nhựa. Trong lá có chất nhầy chất đắng caroten, vitamin C, vitamin K và acid citric

Bìm bìm cảnh: tác dụng thanh nhiệt

Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ củ và thân có vị đắng. Rễ và lá đều có tính sinh xanh tím.

Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết

Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn

Nghiến: chữa ỉa chảy

Nghiến là một loài cây thuộc họ Đay, có tên khoa học là Burettiodendron tonkinensis. Loài cây này có giá trị kinh tế và y học cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đơn đỏ, cây thuốc chữa mẩn ngứa

Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ, người ta dùng như thuốc làm dịu, làm săn da, lợi tiểu, kháng sinh

Ô rô nước: trị đau lưng nhức mỏi tê bại

Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm, cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Cọ dầu: dùng để chế dầu ăn

Dầu cọ dùng để chế dầu ăn, chế xà phòng, làm thuốc gội đầu, dầu ăn bổ, giúp tiêu hóa tốt, mỗi lần dùng 15 đến 20ml

Câu kỷ quả đen: dùng chữa ho

Lá dùng nấu canh, có thể dùng chữa ho. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chế thuốc mỡ trị chứng mù mắt cho lạc đà