- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Kinh giới dại: thuốc thanh nhiệt giải độc
Kinh giới dại: thuốc thanh nhiệt giải độc
Chữa ho gà, nhức đầu, ngạt mũi, viêm mũi, viêm kết mạc cấp, viêm amygdal, sốt, tổn thương do ngã hay bị đánh đòn, đau lưng và đau gối do phong thấp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Kinh giới dại, Tuyết kiến thảo, Lệ chi thảo - Salvia plebeia R. Br., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả
Cây thảo sống hằng năm hay hai năm. Thân dày, mọc đứng, cao 0,15 - 0,90m, có phân nhánh. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình mũi mác, lún phún lông ở cả hai mặt, gân ít lồi, mép khía tròn nhỏ. Cụm hoa ở ngọn gồm 10 vòng, mỗi vòng 4 - 6 hoa không cuống. Lá bắc nhỏ. Hoa nhỏ, đài hình chuông, môi trên ba răng, môi dưới hai răng, Tràng màu tím, thò ra ngoài ít, hình ống, có một vòng lông mịn ở trong phiến hai môi, 2 nhị sinh sản có trung đới kéo dài. Quả bế tư, hơi ráp.
Hoa tháng 3 - 5, quả tháng 6 - 7.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Salviae Plebeiae, ở Trung quốc, người ta gọi nó là Lệ chi thảo (cỏ vải).
Nơi sống và thu hái
Loài của châu Á và châu Đại dương. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi, nhất là trong các ruộng hoang, ven đường đi, từ Hà giang, Bắc thái, Hoà bình, Hà nội đến Thừa Thiên - Huế. Thu hái toàn cây vào mùa hè - thu thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng.
Thành phần hoá học
Cây chứa protocatechuic acid, homoplautaginin, nepetrin, eapafolin và hispidulin.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, hơi cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, tiêu viêm, lợi tiểu tiêu sưng, cầm máu.
Công dụng
Chữa ho gà, nhức đầu, ngạt mũi, viêm mũi, viêm kết mạc cấp, viêm amygdal, sốt, tổn thương do ngã hay bị đánh đòn, đau lưng và đau gối do phong thấp. Ở Trung quốc, người ta dùng trị: 1. Viêm amygdal, viêm miệng; 2. Lao phổi với khái huyết, viêm phế quản; 3. Viêm thận, phù nề; 4. Xuất huyết tử cung, phân đen; 5. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu ác tính. Liều dùng 15 - 30g một ngày, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị bệnh viêm mủ da, viêm vú, bệnh trĩ, viêm âm đạo. Giã cây tươi đắp ngoài hoặc nấu nước rửa. Cũng dùng trị rắn độc cắn.
Ở Ân độ, dùng chữa ỉa chảy, lậu, rong kinh và bệnh trĩ.
Đơn thuốc
Chữa ban xuất huyết giảm tiểu cầu ác tính: Kinh giới dại 30g sắc uống.
Ho lao kèm theo khái huyết: Kinh giới dại 30 g, thịt lợn nạc 60g nấu cùng trong 1/2giờ, chia dùng 2 lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngải chân vịt, tác dụng hoạt huyết
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù
Mây tất, trị kiết lỵ
Trong chăn nuôi thú y, người ta dùng rễ cây Mây tất phối hợp với vỏ cây Gò đỏ Afzelia xylocarpa Craib với liều bằng nhau, chế thuốc cho vào thức ăn cho ngựa biếng ăn, được xem như giúp ăn ngon và tăng lực
Cải cúc: giúp tiêu hoá
Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.
Núc nác: cây thuốc lợi hầu họng chống ho giảm đau
Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau, vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp
Fovepta, ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B
Liều vắc xin đầu tiên nên được tiêm cùng ngày với immunoglobulin người kháng viêm gan B, tiêm vào 2 vị trí khác nhau. Ở những bệnh nhân không có biểu hiện đáp ứng miễn dịch
Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập
Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Ngải hoa vàng, thanh nhiệt giải thử
Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ chưng, triệt ngược, còn có tác dụng lợi tiêu hóa, lợi tiểu
Cò ke lá ké: cây thuốc đắp các vết thương
Cây mọc ở vùng đồi núi các tỉnh Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai, người ta giã lá để đắp các vết thương do bị ngoại thương xuất huyết
Mui: trị viêm phế quản
Vị hơi đắng, cay, tính bình; có tác dụng khư ứ sinh tân, cường tráng gân cốt. Ở Campuchia, rễ được xem như lợi tiêu hoá, làm tăng lực và gỗ có tác dụng lọc máu và bổ.
Lục lạc không cuống, tác dụng tiêu viêm
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu viêm, chống u tân sinh, hoạt huyết
Đậu biếc lông vàng: cây thuốc trị phù thũng
Cây dây leo cứng, rễ phình thành củ, nhánh không lông. Lá kép với 3 lá chét hình ngọn giáo rộng, cứng.
Lưỡi rắn trắng: thanh nhiệt giải độc
Thông thường ở bờ ruộng vùng trung du và ở đồng bằng nhiều nơi, nhất là vào tháng 6, thu hái cả cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch phơi khô để dùng.
Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều
Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh
Bộp xoan ngược, tác dụng thư cân hoạt lạc
Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng vùng núi cao 1.200m thuộc tỉnh Lai Châu
Chùm ruột: chữa tụ máu gây sưng tấy
Quả có tác dụng giải nhiệt và làm se, rễ và hạt có tính tẩy, lá và rễ dùng như chất chống độc đối với nọc rắn độc, lá và rễ có tính nóng, làm tan huyết ứ, tiêu độc tiêu đờm và sát trùng.
Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt
Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.
Điên điển đẹp: cây thuốc trị đau bụng
Chùm hoa thõng, cuống hoa mảnh dài 1,5cm, đài hình chén, có răng thấp; cánh cờ dài 2,5cm, Quả đậu dài đến 40cm, hơi vuông vuông; hạt nhiều, xoan dẹp dẹp.
Lê, thuốc trị lỵ
Cây nhập từ Trung Quốc vào trồng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam, tại Cao Bằng, Lạng Sơn ở độ cao 1000m, Cây trồng để lấy quả ăn. Quả khô dùng làm thuốc trị lỵ
Bời lời đắng: đắp lên vết đau
Ở Malaixia, lá cây luộc lên có thể dùng để đắp lên những vết đau, và mụn nhọt như một thứ cao dán
Bán biên liên, cây thuốc lợi tiểu
Tràng hoa màu tím, màu xanh lơ hay trắng, chẻ tới gốc, 5 thuỳ hình trái xoan, 2 cánh tròn nhỏ hơn, Nhị 5, hình cong, dính ở đỉnh thành một cái vòng quanh nuốm
Phòng phong thảo: dùng chữa cảm mạo ho viêm mũi mạn tính
Vị cay, đắng, tính hơi ấm, có hương thơm; có tác dụng khư phong phát biểu, tiêu viêm chống đau, tiêu tích trệ, hoà trung chỉ ẩu
Mật đất: chữa đau bụng
Cụm hoa ở nách lá; lá đài cao 4mm, có đốm, cánh hoa 5mm, nhị 5. Cuống quả 1cm; lá đài 7 nhân 2mm, có lông đa bào; quả trên to 6 đến 8mm, màu đen
Niễng: chữa được bệnh về tim
Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón, kiết lỵ.
Chanh: làm thuốc giải nhiệt giúp ăn ngon miệng
Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực
Hoàng tinh hoa đốm, cây thuốc bổ
Ở nước ta, chỉ thấy mọc ở rừng thường xanh ở Nghĩa Lộ và Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng làm thuốc bổ, giảm đau