- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Kim cang Trung quốc: thuốc chữa lậu, ghẻ lở
Kim cang Trung quốc: thuốc chữa lậu, ghẻ lở
Ngọn non ăn được, Thân rễ dùng chữa lậu, ghẻ lở, nhọt độc, phong thấp, nhức mỏi, đau nhức xương, Ngày dùng 20, 30g sắc uống.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Kim cang Trung quốc, Tỳ giải - Smilax china L., thuộc họ Kim cang - Smilacaceae.
Mô tả
Dây leo sống nhiều năm, dài 0,7 - 2m, phân nhánh; thân có gai ngắn, giòn. Lá không có gai, mọc so le, hình trái xoan đến bầu dục thuôn, dài 5 - 7cm, rộng 2 - 5cm, nhẵn, đầu có mũi, có 3 - 5 gân gốc, tua cuốn ngắn, có khi thu lại thành mụn. Hoa đơn tính khác gốc màu xanh vàng, thường xếp 10cái thành tán đơn ở nách lá. Quả mọng tròn màu đỏ, to 8 - 10mm, chứa 3 hạt.
Mùa hoa tháng 4 - 5.
Bộ phận dùng
Thân rễ - Rhizoma Smilacis Chinensis, thường gọi là Bạt kháp.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang khắp vùng rừng núi, đồi trọc ở nhiều nơi: Quảng ninh, Hà bắc... Còn phân bố ở Nhật bản, Trung quốc, Ấn độ, Lào.
Ta thu hái rễ củ quanh năm. Củ thuôn dài 15 - 16cm, gần hình trụ, cứng đặc, sần sùi, có khi phân nhánh, bên trong màu nhạt hoặc màu đỏ. Ngâm nước vo gạo một đêm, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng thái lát mỏng, tẩm rượu hoặc muối, sao qua.
Thành phần hoá học
Có smilax - saponin A, B, C Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, đắng, tình bình, có tác dụng giải độc, sát trùng, làm ra mồ hôi, trừ phong thấp, lợi tiểu.
Công dụng
Ngọn non ăn được. Thân rễ dùng chữa lậu, ghẻ lở, nhọt độc, phong thấp, nhức mỏi, đau nhức xương. Ngày dùng 20 - 30g sắc uống. Ở Ân độ, người ta dùng thân rễ chữa thấp khớp mạn tính, giang mai và bệnh ngoài da. Ở Trung quốc, theo Tân biên Trung y, rễ củ trị loét dạ dày, loét thực quản, loét trực tràng, loét cổ tử cung, loét mũi họng, viêm bụng sinh u, phong thấp đau xương, đái đường (có thể lá tươi sắc uống thay trà), viêm ruột ỉa chảy, kiết lỵ, thận hư đái tháo.
Đơn thuốc
Chữa phong thấp, tiêu độc: Kim cang 20g, Rễ gấc sao 12g, Thiên niên kiện 12g, Khúc khắc 12g, Ý dĩ 40g, Cỏ xước 15g, Núc nác 15g, nước 800ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài viết cùng chuyên mục
Điền thanh gai, cây thuốc giải nhiệt
Thân xốp dùng đan làm mũ, cũng dùng được làm nút chai, Hột ăn được, cũng được dùng làm thuốc giải nhiệt, điều kinh, trị mụn nhọt
Hồi núi: cây thuốc có độc
Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được, Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng.
Mạc ca răng, uống cầm ỉa chảy
Quả thường được dùng ăn ở Campuchia, nhưng ít được ưa chuộng. Ở Ân Độ, rễ dùng nấu hay sắc uống để cầm ỉa chảy, ở Campuchia dùng hãm làm thức uống khai vị
Quặn hoa Grandier: nhựa dùng đắp vết thương
Loài đặc hữu của Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, có ở Bàna, núi Đinh, Gia Rai, Đắc Nông, Nhựa dùng đắp vết thương
Dùi đục, cây thuốc trị hen suyễn
Vỏ chứa một chất có bản chất glucosidic là hiptagin, Cho tác dụng với các alcalin loãng hay các acid, nó sẽ giải phóng acid cyanhydric Hiptagin cũng có trong rễ
Gối hạc, cây thuốc chữa sưng tấy
Rễ Gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết, Do có tác dụng này như vị Xích thược nên người ta gọi là Nam xích thược
Lạc địa, thuốc giải độc
Thường được trồng làm cây phủ đất trong các đồn điền. Cũng dùng được làm thức ăn gia súc. Đồng bào dân tộc ở Bắc Thái dùng toàn cây chữa phù thận
Ngọc trúc hoàng tinh: chữa cơ thể suy nhược
Ngọc trúc hoàng tinh là thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm
Đại hoàng: cây thông đại tiện
Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thông đại tiện, tiêu tích trệ, làm tan máu ứ, hạ hoả giải độc.
Cải cúc: giúp tiêu hoá
Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.
Mần tưới: tác dụng hoạt huyết
Trạch lan, hay còn gọi là mần tưới, hương thảo, là một loại cây thuốc quý có nguồn gốc từ Việt Nam . Cây được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Muồng trĩn, dùng trị ho
Chaksine là chất làm giảm sút hoạt động của tim, hô hấp và thần kinh, trung tâm hành tuỷ và cả ruột, không có tác dụng đối với cơ vân
Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô
Nhài nhăn: trị viêm khớp xương do phong thấp
Vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp
Lá diễn, thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm
Lá diễn có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, làm mát máu, sinh tân dịch
Dung chụm, cây thuốc trị chấn thương
Cây gỗ nhỏ, vỏ nhẵn, nhánh non màu sét, rồi không lông, Lá có phiến dày, không lông, xanh đậm, lúc khô màu vàng, thường dài cỡ 10cm
Gai dầu, cây thuốc trị huyết hư
Dùng trị huyết hư, tân khụy trường táo tiện bí, Dùng tốt cho chứng táo bón kéo dài ở người già và phụ nữ bị đại tiện sau khi đẻ
Dứa Mỹ lá nhỏ, cây thuốc lợi tiểu
Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm toát mồ hôi, Dịch lá cây được dùng đắp vào các vết thâm tím
Mỵ ê, thuốc trợ tim
Có tác dụng trợ tim, làm dịu kích thích tim và lợi tiểu. Hạt dùng chiết ouabaine làm thuốc trợ tim. Người ta chế thành thuốc tiêm ống 0,25mg, tiêm mạch máu
Mua thấp: thanh nhiệt giải độc
Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.
Khoai sọ, cây thuốc cầm ỉa
Củ Khoai trồng có bột màu trắng dính, có vị ngọt hơi the, trơn, tính bình, điều hoà nội tạng, Lá Khoai sọ vị cay, tính lạnh, trợn; có tác dụng trừ phiền, cầm ỉa
Đậu khác quả: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ân Độ, Malaixia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng đồng bằng, trên đồng cỏ và savan giả từ Bắc chí Nam.
Gừng dại, cây thuốc chữa lỵ mạn tính
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính
Cà chua: trị suy nhược
Quả Cà chua có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết.
Chó đẻ: dùng chữa đau yết hầu viêm cổ họng
Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má