Kim anh: thuốc chữa di tinh

2017-12-09 01:44 PM

Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả, Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Kim anh  -  Rosa laevigata Michx., thuộc họ Hoa hồng  -  Rosaceae.

Mô tả

Cây nhỏ leo, mọc thành bụi, phân cành nhiều, có thể dài tới 10m; thân và cành có gai mọc cụp xuống. Lá kép gồm ba lá chét dài hình bầu dục hay hình trứng, gốc thuôn, đầu nhọn, mép khía răng nhọn; cuống lá kép có rãnh ở mặt trên và cũng có gai nhỏ; lá kèm nhỏ. Hoa to, màu trắng, mọc đơn độc ở đầu cành non, đường kính 5 - 8cm; 5 lá đài; 5 cánh hoa; nhiều nhị; nhiều lá noãn rời nhau đựng trong đế hoa lõm. Đế hoa lớn lên thành quả giả, hình cái chén, có gai, trong đó có nhiều quả bế nhỏ hình bầu dục không đều, hơi hình 3 cạnh, màu vàng nâu nhạt.

Mùa hoa tháng 3 - 6; mùa quả tháng 7 - 9.

Bộ phận dùng

Quả giả  -  Fructus Rosae Laevigatae; thường gọi là Kim anh tử. Rễ cũng thường được dùng

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở vùng núi thấp ở hai tỉnh Cao bằng và Lạng sơn. Cũng thường được trồng làm hàng rào. Người ta nhân giống Kim anh bằng hạt hoặc bằng các đoạn thân cành đem giâm. Cây mọc khoẻ, tái sinh tốt. Vào tháng 9 - 11, lúc quả sắp chín, người ta thu hái quả rồi cho vào túi vải, xóc và chà cho rụng hết gai. Bổ đôi, nạo cho sạch hạt và lông, sấy khô dưới độ ẩm 12%. Khi dùng, tán bột để làm hoàn tán hoặc nấu cao Kim anh.

Thành phần hoá học

Trong quả giả có nhiều vitamin C với tỷ lệ khá lớn, hơn 1%. Còn có các acid như acid citric, acid malic, acid ellagic, tanin, glucosid, saponosid (17,12%). Hạt (Quả bế) chứa glucosid độc nên không được sử dụng.

Tính vị, tác dụng

Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả. Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống, lợi thủy.

Công dụng

Thường dùng chữa di tinh, bạch đới, són đái, vãi đái, ỉa chảy và lỵ kéo dài, đổ mồ hôi và ho mạn tính. Ngày dùng 6 - 12g quả. Người ta còn sử dụng nguồn vitamin C của Kim anh để chế thành mứt có vị ngọt, chua và chát, dùng làm thuốc bổ, cầm máu. Rễ Kim anh còn dùng chữa đụng giập, chấn thương, lưng gối mỏi đau, đi ngoài lâu ngày không khỏi. Liều dùng 10 - 15g dưới dạng thuốc sắc. Lá dùng chữa sưng tấy, lở loét, bỏng.

Đơn thuốc

Chữa di mộng hoạt tinh, vãi đái và lưng gối mỏi đau: Dùng quả Kim anh 20g, Củ súng và Cẩu tích mỗi vị 16g, sắc uống (Lê Trần Đức).

Bài thuốc bổ sinh khí: Quả Kim anh, Khiếm thực, hai vị đồng lượng, sấy khô tán nhỏ, làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 - 20 viên (Dược liệu Việt Nam).

Viên bổ huyết và ích tinh khí: Quả Kim anh (bỏ gai, hạt) 160g. Sa nhân 80g, tán nhỏ, làm thành viên với mật. Viên bằng hạt ngô, uống lúc đói, mỗi lần 50 viên, uống với rượu nóng (Dược liệu Việt Nam).

Ghi chú

Người nhiệt táo kết không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Kê náp: thuốc trị thiểu năng mật

Dịch lá lẫn đường và Hồ tiêu dùng trong thiểu năng mật với độ chua mạnh, Hạt dùng ngoài đắp vết thương đau và bầm giập.

Cóc kèn leo: dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Cây dùng để duốc cá, nhưng lại không có tính chất diệt trùng mạnh, ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Bạch chỉ, cây thuốc giảm đau chống viêm

Chữa cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, đau răng phong thấp nhức xương, bạch đới, Thuốc cầm máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọt, mưng mủ

Cỏ gân cốt hạt to: có tác dụng thanh nhiệt giải độc

Ngoài dùng cây tươi rửa sạch, giã với muối đắp chỗ đau, cũng dùng trị các chứng viêm, bỏng lửa, tổn thương do ngã

Mán đỉa: tắm trị ghẻ

Ở Lào, lá phơi khô và tán bột dùng để điều trị vết thương. Ở Ân Độ, lá dùng làm bột trị ho, đau chân, phù, thuỷ đậu và đậu mùa. Lá có độc đối với gia súc.

Mỏ chim, có thể gây sẩy thai

Cây gỗ cao đến 15m, có các nhánh nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng hơi có răng cưa ở mép dài

Quặn hoa Yersin: nhựa dùng đắp vết thương

Loài Chonemorpha megacalyx Pierre gặp ở Lào, Trung Quốc mà toàn cây có tác dụng cường gân cốt, bổ thận, hạ áp, được dùng chữa gân cốt đau nhức, thận hư, đau lưng

É lớn đầu bổ, cây thuốc điều hoà và kích thích

Dân gian dùng toàn cây sắc uống chữa cảm sốt ở Philippin, nước sắc rễ dùng trị chứng vô kinh; lá được dùng nấu nước rửa để làm sạch vết thương

Muồng biển, trị đái đường và bệnh lậu

Loài của Á châu nhiệt đới, được trồng làm cây cảnh ở Lạng Sơn, Nam Hà, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng ít phổ biến

Ma hoàng, chữa cảm mạo ho

Vị the, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, suyễn, lợi tiểu, tiêu phù, Chữa cảm mạo, ho, viêm phế quản, hen suyễn. Liều dùng 5, 10g dạng thuốc sắc

Nhàu lông: làm săn da

Loài của các nước Đông Dương, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng thưa, rừng còi Tây Nguyên

Nghiến: chữa ỉa chảy

Nghiến là một loài cây thuộc họ Đay, có tên khoa học là Burettiodendron tonkinensis. Loài cây này có giá trị kinh tế và y học cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chút chít hoa dày: rễ làm thuốc chữa táo bón

Nếu dùng với liều cao sẽ gây tẩy xổ, dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa; lấy rễ hoặc lá tươi giã nát hoà với giấm hoặc ngâm rượu bôi

Lưỡi rắn trắng: thanh nhiệt giải độc

Thông thường ở bờ ruộng vùng trung du và ở đồng bằng nhiều nơi, nhất là vào tháng 6, thu hái cả cây vào mùa hạ, thu, rửa sạch phơi khô để dùng.

Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu

Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst

Cang: giúp tiêu hoá tốt

Cây mọc ở ruộng, hồ, rạch tĩnh khắp nước ta, từ vùng thấp đến vùng cao. Cũng phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á

Mức hoa trắng, tác dụng trừ lỵ

Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu

Giần sàng, cây thuốc chữa liệt dương

Thường dùng chữa liệt dương, phụ nữ lạnh tử cung, khí hư, xích bạch đới, lưng gối mỏi đau

Nấm đỏ, làm bả diệt ruồi

Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không chết người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi

Nghể thường: chữa đau ruột

Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc uống chữa đau ruột và cây được dùng tán bột uống chữa viêm phổi

Mao quả: cây thuốc uống sau khi sinh

Mao quả, ngẩng chày là một loại cây thuộc họ Na, có quả đặc trưng với nhiều ngấn. Cây được sử dụng trong y học dân gian với nhiều công dụng khác nhau.

Mộc hương, kiện tỳ tiêu tích

Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ

Đơn tướng quân, cây thuốc tiêu độc, chống dị ứng

Có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh với những vi khuẩn gram dương, như cầu khuẩn

Lức, chữa ngoại cảm phát sốt

Rễ thường được dùng chữa ngoại cảm phát sốt nóng hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá có hương thơm, thường dùng để xông

Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt

Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt