- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc
Kiều mạch: thuốc thanh nhiệt giải độc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Kiều mạch, Mạch ba góc - Fagopyrum esculentum Moench, thuộc họ Rau răm - Polygona - ceae.
Mô tả
Cây thảo, thân mọc đứng, cao 30 - 80cm, phân cành nhiều. Lá hình tim, tim tam giác, nhọn, có cuống; các lá ở phía trên hầu như không cuống; bệ chìa mỏng. Chùm hoa ở nách lá hay ở ngọn; hoa màu trắng hay hơi hồng, có cuống. Quả ba góc nhọn, hơi vượt quá đài hoa, màu nâu đen đen. Hạt có nội nhũ bột.
Hoa tháng 7.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Fagopyri Esculenti; thường gọi là Kiều mạch.
Nơi sống và thu hái
Cây của miền Bắc châu Á (Xibiri), được trồng ở nhiều nước châu Á như Trung quốc, Nhật bản và nhiều nước châu Âu từ thế kỷ 15. Ở nước ta, Kiều mạch được trồng nhiều ở vùng núi cao Hà giang, Cao bằng, Lạng sơn, Bắc thái để làm lương thực phụ và dùng chăn nuôi. Cây thích nghi với khí hậu ẩm và mát, chịu lạnh yếu, sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15 - 220C trong thời gian 70 - 90 ngày, ra hoa kết quả dài ngày. Thu hái cây vào lúc mới có hoa.
Thành phần hoá học
Toàn cây chứa glucosid là rutosid, nhiều nhất là ở lá (1,78%), ở hoa (0,71%) và ở thân (0,09%). Hạt có chất độc. Rễ chứa oxymethyl anthraquinon. Trong bột quả có 10 - 11% protid, 2% đường giảm, 65% tinh bột.
Tính vị, tác dụng
Vị chát, hơi the, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng. Rutosid có tác dụng giống vitamin P, làm tăng độ chịu đựng và giảm độ thấm của mao mạch và có tác dụng lợi tiểu.
Công dụng
Bột dùng ăn, nấu cháo, làm bánh, và là nguồn thức ăn chống đói quan trọng đối với đồng bào miền núi. Quả và lá dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Chất rutosid thường được dùng đề phòng các tai nạn về mạch máu như vữa xơ động mạch, tăng huyết áp (viêm võng mạc, ban xuất huyết) trong trường hợp viêm da do tia Rơnghen, trong sự rối loạn của tuần hoàn tĩnh mạch. Nhân dân một số nơi dùng lá nấu canh ăn để tiêu và làm cho sáng mắt, thính tai. Hạt cũng được dùng ở Trung quốc như hạt Bông chua hay Kim kiều mạch (Fagopyrum cymosum). Bột hạt được dùng như chất làm mềm và tan sưng.
Bài viết cùng chuyên mục
Đại quản hoa Nam Bộ: cây thuốc chữa tê thấp
Thường được dùng để chữa ho, tê thấp nếu nó mọc trên cây hồi; nhưng lại dùng chữa ỉa chảy nếu nó mọc trên cây nhót, nếu nó mọc trên cây chanh lại dùng chữa ho, hen.
Ổ sao: dùng thân rễ làm thuốc chữa phù
Dân gian dùng thân rễ làm thuốc chữa phù, ở Vân Nam Trung Quốc, toàn cây dùng trị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, thủy thũng, đinh sang, nhiệt kết tiện bí
Bạch tiền lá liễu, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, toàn cây dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc, Thân rễ được sử dụng nhiều chữa các bệnh về phổi, ho nhiều đờm, đau tức ngực, trẻ em cam tích
Keo ta, thuốc đắp mụn nhọt
Lá rất dịu, đem luộc chín dùng đắp mụn nhọt, còn nước thì dùng rửa, Quả dùng nấu nước gội đầu, Hạt dùng để tẩy giun đũa
Cải kim thất, chữa phong thấp
Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến Kontum, Lâm Đồng
Mảnh cộng, đắp chữa đau sưng mắt
Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương
Me rừng: cây thuốc có tác dụng hạ nhiệt
Rễ có vị đắng chát, tính bình có tác dụng thu liễm, hạ huyết áp, vỏ cũng có tác dụng thu liễm, hoa làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng
Hải đồng, cây thuốc trị kiết lỵ
Cây mọc ở vùng Cà Ná và cũng được trồng làm cảnh, Còn phân bố ở Trung Quốc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ được dùng trị kiết lỵ và nhức mỏi
Ngọc trúc hoàng tinh: chữa cơ thể suy nhược
Ngọc trúc hoàng tinh là thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm
Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng
Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ
Nhàu lá nhỏ: dùng rễ trị thấp nhiệt sinh ỉa chảy
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Bình
Câu đằng lá thon: trị trẻ em sốt cao
Móc câu trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, bệnh cao huyết áp, đau đầu do thần kinh
Bụt mọc, trị thấp khớp
Cây có rễ thớ hình trụ cao thấp khác nhau. Có thể nhân giống bằng hạt. Cũng thường được trồng làm cây cảnh trong chậu
Bùi tròn, tiêu sưng giảm đau
Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, đinh nhọt và viêm mủ da, vết thương chảy máu, bỏng lửa và bỏng nước, viêm da thần kinh
Cà độc dược: ngăn suyễn giảm ho
Hoa được dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng lạnh đau, phong thấp đau nhức, trẻ em cam tích. Còn dùng làm thuốc tê trong phẫu thuật.
Long tu, thuốc trị bỏng bỏng
Được sử dụng ở Vân Nam Trung Quốc làm thuốc trị bỏng bỏng lửa, tê liệt nửa người, bệnh mẩn ngứa
Nàng nàng: hành huyết trục ứ
Do mặt dưới lá cũng bạc tương tự như lá Bạc thau nên có nơi gọi là Bạc thau cây và cũng dùng nó chữa bệnh bạch đới, khí hư.
Muồng đỏ, trừ giun sát trùng
Chúng thường mọc trên các vùng núi đá vôi luôn luôn ở các quần hệ hở, trong đó có rừng rụng lá cây họ Sao dầu từ Lai Châu đến Thanh Hoá
Biến hóa Blume: chữa viêm phế quản
Chữa viêm phế quản, ho và chữa thuỳ thũng. Nhân dân dùng làm thuốc gây nôn. Ngày dùng 8 đến 16g, dạng thuốc sắc.
Kim ngân dại: thuốc hạ nhiệt
Hoa cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu tiện. Một số nơi cũng dùng lá Kim ngân dại nấu nước uống thay trà.
Kim cang Campuchia: thuốc giải độc tiêu viêm
Các nghiên cứu cho thấy trong cây Kim Cang Campuchia có chứa nhiều hợp chất quý như saponin, flavonoid, alkaloid... Chính những hợp chất này mang lại nhiều tác dụng dược lý quý giá cho cây.
Ổ sao dãy: dùng chữa bệnh đường tiết niệu
Vị ngọt và hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, lương huyết, chỉ huyết, ở Thiểm Tây, cây được xem như có vị nhạt, tính hàn
Dương đào Trung Quốc: cây thuốc giải nhiệt
Loài cây của Trung Quốc, được trồng ở nhiều nước, đang khuyến thị trồng ở nước ta, ở vùng núi cao như Đà Lạt, Sapa.
Quả nổ: dùng chữa sốt gián cách, ho gà
Cây được dùng chữa sốt gián cách, ho gà, viêm màng bụng khi đẻ và cũng dùng trị cảm nóng và cảm lạnh, dân gian thường dùng rễ củ nấu nước uống làm thuốc bổ mát
Quặn hoa vòi lông: dùng chữa bệnh hoàng đản của phụ nữ có thai
Dây leo to, dài tới 20cm, cành có lông vàng dày. Lá có phiến xoan ngược, dài 12 đến 25cm, rộng 7 đến 15cm, đầu tù có mũi nhọn, gốc tròn hay hơi cắt ngang, mặt trên có lông thưa