Khuy áo nhẵn, thuốc khư phong

2017-12-08 03:41 PM
Rễ có vị ngọt và cay, tính hơi ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong, giảm đau, tán ứ. Hạt có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêm viêm

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khuy áo nhẵn - Pittosporum glabratum Lindl; thuộc họ Khuy áo -  Pittosporaceae.

Mô tả

Cây bụi thường xanh cao 2 - 3m, nhánh non không lông. Lá mọc so le, thường tập trung ở đầu cành. Phiến lá hình trái xoan ngược, dài 5 - 10cm, rộng 2 - 3cm, đầu nhọn, mép hơi lượn sóng, hai mặt đều bóng, gân phụ 6  - 10 cặp, cuống lá dài 5 - 10mm. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành ngù ngắn ở ngọn cành, cao 1,5cm, lá đài 5, nhị 5, bầu không lông. Quả nang hình thoi rộng, cao 2 - 2,5cm, mở thành 3 mảnh vỏ nạc mỏng, chứa 15 - 20 hạt hình cầu, to 4mm, màu đỏ.

Cây ra hoa tháng 2 - 4, có quả tháng 12 - 1.

Bộ phận dùng

Rễ, hạt và lá  -  Radix, Semen et Folium Pittospori.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở rừng thưa một số nơi ở Lào cai (Sapa), Ninh bình. Còn phân bố ở Nam Trung quốc, Campuchia. Thu hái rễ và lá quanh năm; rễ rửa sạch, thái phiến, phơi khô; lá phần lớn dùng tươi hay phơi khô. Thu hái quả chín vào mùa thu  -  đông, phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt phơi tiếp đến khô.

Tính vị, tác dụng

Rễ có vị ngọt và cay, tính hơi ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong, giảm đau, tán ứ. Hạt có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêm viêm, làm tăng tiết nước bọt, giải khát. Lá có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, cầm máu.

Công dụng

Rễ dùng chữa 1. Phong thấp viêm khớp, đau dây thần kinh toạ, bị thương gẫy xương, di chứng bại liệt của trẻ em; 2. Đau dạ dày, đau răng; 3. Huyết áp cao, suy nhược thần kinh. Dùng 15 - 30g, dạng thuốc sắc. Hạt dùng chữa viêm họng sốt, khát nước, viêm ruột. Dùng 10g, dạng thuốc sắc. Lá dùng ngoài trị rắn độc cắn, mụn nhọt sưng lở, viêm mủ da, vết thương chảy máu, viêm da dị ứng. Giã nhỏ đắp tại chỗ, hoặc nấu nước tắm rửa. Có thể dùng lá khô tán bột rắc vết thương chảy máu.

Bài viết cùng chuyên mục

Bàn tay ma, cây thuốc chữa thấp khớp

Đồng bào Dao dùng cây chữa bệnh thấp khớp, nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ cho khoẻ người và chống đau nhức

Lục lạc không cuống, tác dụng tiêu viêm

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu viêm, chống u tân sinh, hoạt huyết

Coca: sử dụng như chất gây tê cục bộ

Người ta chế ra chlorhydrat cocain dùng làm thuốc, trong một thời gian dài, người ta sử dụng cocain như chất gây tê cục bộ trong nhãn khoa, trong khoa tai mũi họng

Hoắc hương: cây thuốc trị cảm mạo trúng nắng

Hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày ruột, giúp sự tiêu hoá, hành khí, giảm đau.

Mua hoa đỏ: thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa: đau dạ dày, ỉa chảy, lỵ, kinh nguyệt quá nhiều, sản hậu lưu huyết không cầm, thổ huyết, trẻ em cam tích; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết.

Nhàu: được dùng chữa cao huyết áp

Rễ cây được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp.

Chòi mòi Poilane: dùng đắp các vết thương và chỗ sưng đau

Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc trong rừng thường xanh, phân bố ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Ninh Bình tới Đồng Nai

Cải ngọt: trị bệnh co thắt

Cải ngọt (Brassica integrifolia) là một loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi để lấy lá làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt của cây cải ngọt cũng có giá trị dược liệu đáng kể.

Khoai vạc, thuốc bổ tỳ thận

Củ tươi chát, được dùng thay củ Mài làm Hoài sơn, với tác dụng bổ tỳ thận nhưng hoạt lực kém hơn

Móng bò chùm: trị đau đầu và sốt rét

Loài phân bố ở Đông Bắc Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Nam Việt Nam. Cây mọc ở trong rừng thưa có cây họ Dầu, ở vùng cao nguyên và bình nguyên Đắc Lắc, Bình Thuận.

Địa tiền, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị bỏng lửa, dao chém, gãy xương, lở chân, bệnh nấm ngoài da, Thường dùng ngoài giã tươi xoa đắp hay tán bột rắc

Lôi, chữa bệnh lậu

Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh vùng núi từ 500m tới 2000m ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kontum, Khánh Hoà

Dung lá táo: cây thuốc trị cảm sốt

Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, lá đơn hình bầu dục hoặc hình trứng, mép có răng cưa.

Mắc mát: chữa đau bụng ỉa chảy

Mắc mát, lạc tiên là một loại cây dây leo thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Loài cây này nổi tiếng với những bông hoa đẹp mắt và quả ăn được.

Mai vàng, làm thuốc bổ

Ở Campuchia và Lào, các lá non thường được dùng làm rau ăn sống. Ở Nam Việt Nam, người ta ngâm vỏ cây này vào rượu để chiết những chất có vị đắng, làm thuốc bổ đắng, lợi tiêu hoá

Bìm bìm lam, tác dụng nhuận tràng

Cây của Nam Mỹ, hiện nay đã thuần hoá, thường gặp mọc ở hàng rào, lùm bụi. Cũng có khi trồng, Thu hái quả chín vào mùa thu, trước khi quả nứt, đập lấy hạt rồi phơi khô

Móng ngựa lá có đuôi, thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc Vân Nam, thân rễ được dùng chữa viêm ruột, lỵ, thực tích bụng trướng, viêm thận thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, viêm loét dạ dày và hành tá tràng

Quỳnh: cây có tác dụng thanh phế trừ ho

Hoa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, thân có vị chua và mặn, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, toàn cây có tác dụng thanh phế, trừ ho, hoá đàm

Lục lạc bò: chữa rối loạn dạ dày

Cây thảo bò nằm; thân đầy lông phún vàng. Lá bầu dục đến tròn dài, dài 8-10mm, có lông như tơ nằm; cuống ngắn; lá kèm nhỏ, mau rụng.

Đậu ngự, cây thuốc chữa đau dạ dày

Lá dùng làm thức ăn chăn nuôi; giá trị dinh dưỡng cao hơn lá lạc, lá đậu tương, Hạt già bóc vỏ dùng hấp cơm hoặc nấu chè đường ăn có giá trị dinh dưỡng cao

Hải đồng, cây thuốc trị kiết lỵ

Cây mọc ở vùng Cà Ná và cũng được trồng làm cảnh, Còn phân bố ở Trung Quốc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ được dùng trị kiết lỵ và nhức mỏi

Nhót dại: cây thuốc hành khí giảm đau

Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm thuốc tương tự như Nhót

Cam núi: trừ phong thấp

Từ lâu, rễ Cam núi đã được sử dụng ở Ân Độ như thuốc trị lỵ, điều kinh và dùng trong sự suy yếu do thể trạng và dưỡng sức sau cơn sốt.

Đại quản hoa Robinson: cây thuốc lợi tiểu

Ở Quảng Trị, lá cây được dùng nấu nước uống thay trà, có tác dụng lợi tiểu và làm xọp bụng trướng.

Đào lộn hột, cây thuốc chữa chai chân

Cuống quả mà ta quen gọi là quả Điều, thường được dùng ăn tươi, thái thành lát mỏng chấm muối ớt hay mắm tôm để ăn. Nước ép của nó dùng xoa bóp trị đau nhức