- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khủng khéng - Hovenia dulcis Thunb., thuộc họ Táo ta - Rhamnaceae.
Mô tả
Cây gỗ cao tới 10 - 15m. Vỏ cây màu nâu xám, cành non có lông và lỗ bì. Lá mọc so le, phiến lá xoan, nhọn, có răng dài 10 - 15cm, rộng 5 - 9cm, nhẵn hay có lông bột trên các gân ở mặt dưới; cuống lá dài. Hoa màu trắng hay lục nhạt, ở nách lá, thành xim có cuống. Quả hình cầu, gần như khô trên một cuống quả phồng ra, nạc, ngọt, màu đo đỏ. Hạt tròn dẹt, bóng, màu nâu.
Hoa tháng 5 - 6, quả tháng 10 - 11.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Hoveniae, thường gọi là Chỉ củ tử Nơi sống và thu hái: Cây mọc nhiều ở Trung quốc. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở miền núi các tỉnh Cao bằng và Lạng sơn. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành. Thu hái quả vào tháng 10 - 11, đem về phơi khô, đập lấy hạt dùng.
Thành phần hoá học
Cuống quả chứa đường glucose (11,14%), fructose (4,74%), sucrose (12,39%). Quả chứa các muối kali nitrat, kali malat.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, tính bình, có tác dụng chỉ khát, chỉ ẩu thổ, thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc rượu.
Công dụng
Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản; cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu. Hạt Khúng khéng là thuốc bổ, giải độc, chữa ngộ độc rượu, tiểu tiện không thông, cơ thể gầy yếu, khát nước, khô cổ. Ngày dùng 3 - 5g ngâm rượu uống. Gỗ dùng làm gối kê đầu cho người say rượu và cũng dùng nấu nước cho người say rượu uống để giã rượu.
Bài viết cùng chuyên mục
A kê
Nhiều bộ phận khác của cây được xem như làm giảm đau, chống độc, chống nôn, cũng là chất độc và kích thích, được dùng làm thuốc trị viêm kết mạc
Báo xuân hoa: cây thuốc kiện tỳ
Hoa nhỏ có cuống hoa dài; lá đài có lông, tràng có ống mang 5 thuỳ, có vẩy ở miệng, nhị gắn ở nửa dưới của ống; bầu 1 ô, Quả nang nở thành 5 thuỳ từ đỉnh.
Cần tây: chữa suy nhược cơ thể
Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém.
Đắng cay ba lá: cây thuốc chữa đau bụng
Dân gian sử dụng như Đắng cay; lấy quả, hạt ngâm rượu uống để làm nóng, chữa đau bụng, chống nôn, tả, lỵ, Quả nhai ngậm chữa chảy máu răng.
Cải xanh: rau lợi tiểu
Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp
Lá lốt, thuốc trị phong hàn thấp
Dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng
Lan củ dây: thuốc chữa viêm phế quản
Được dùng chữa phổi kết hạch, viêm phế quản, đau họng, còn dùng chữa viêm dạ dày, thiếu vị toan. Nhân dân còn dùng chữa ho lao suy nhược.
Nghể chàm, chữa thổ huyết
Hoa được dùng như Thanh đại, giã lấy nước bôi ngoài làm thuốc chữa loét vòm miệng, viêm họng cấp, viêm amygdal, viêm lợi, viêm niêm mạc vòm miệng
Cóc kèn mũi: đắp trị ghẻ
Cây cóc kèn mũi là một loại cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thuộc họ Đậu. Cây có lá kép lông chim, hoa màu tím nhạt hoặc trắng, quả đậu hình dẹt. Phần được sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ và vỏ thân.
Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương
Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.
Nhum: lấy đọt non xào nấu làm rau ăn
Gỗ cây màu đen, rất cứng, được dùng làm cọc chống, làm ván, làm cọc căng dù. Nhân dân thường lấy đọt non xào nấu làm rau ăn, có vị ngọt
Lát hoa, thuốc trị ỉa chảy
Vỏ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, gỗ cũng dùng được như vậy. Gỗ có màu hồng nhạt, lõi nâu đỏ có cánh đồng, vân dẹp, thớ mịn, dùng đóng đồ gỗ quý
Cỏ chè vè sáng: thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Cây mọc rất phổ biến trên các đồi thấp miền trung du, trên các savan cây bụi thưa hoặc ven các rừng thứ sinh nhiều ánh sáng và cũng thường gặp dọc theo những nơi có nước.
Chuối con chông (cầy giông): cây thuốc
Thịt quả màu vàng sáng, ăn được, các loài cầy giông chông rất thích ăn, do đó ở Quảng Trị, người ta gọi nó như trên
Khoai nưa: thuốc hoá đờm
Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch.
Cỏ cò ke: tinh dầu thơm
Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.
Chân kiềng: cây thuốc rửa chữa vết thương
Nhị dài cỡ 1,5mm, có chỉ nhị ngắn, mào trung đới hình đĩa, hơi có lông ở đỉnh. Bầu có lông trên khắp bề mặt; núm nhuỵ hình phễu rộng, hơi dài hơn bầu
Màn màn, chữa viêm đau khớp
Tuy có vị đắng, nhưng khi nấu lên thì sẽ biến chất. Người ta dùng hạt và toàn cây chữa viêm đau khớp do phong thấp, lao xương, dùng ngoài đắp rút mủ mụn nhọt độc và trị phong thấp tê đau
Bại tượng lông ráp: cây thuốc chữa tê thấp
Cụm hoa là xim rẽ đôi, rất thưa, lá bắc hẹp, mép nhăn nheo, Hoa nhỏ, đài dính vào tràng, hơi lồi lên thành gờ; tràng 5, đính thành ống ở gốc, bầu 3 ô, mỗi ô một noãn
Bạch đầu ông, cây thuốc trị sổ mũi
Tràng hoa màu hồng hay đo đỏ, các thuỳ thuôn, hình chỉ. Bao phấn có tai rất ngắn. Quả bế có lông nhung dày, có rạch hay không
Bạch đàn đỏ: cây thuốc chữa cảm cúm
Dùng ngoài trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm âm đạo do nấm Candida.
Cỏ gấu lông: cây thức ăn gia súc
Cây mọc dựa rạch đến 700 khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng đến thành phố Hồ Chí Minh
Đăng tiêu châu Mỹ: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Cây nhỡ leo dài đến 10m, có nhiều rễ bám, cành không lông, Lá có 7, 11 lá chét hình bầu dục nhọn mũi, có răng, có lông ở mặt dưới.
Phượng tiên Trung Quốc: cây được dùng trị lao phổi
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị lao phổi, mặt và hầu họng sưng đau, nhiệt, lỵ, dùng ngoài trị ung sang thũng độc, bỏng lửa, không dùng cho phụ nữ có thai
Hải thông: cây thuốc trị đau nửa đầu
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Tứ Xuyên Trung Quốc, dân gian dùng cành lá sắc nước làm thuốc uống trị đau nửa đầu.