- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Khôi, thuốc chữa đau dạ dày
Khôi, thuốc chữa đau dạ dày
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khôi, Khôi tía, Cơm nguội rừng - Ardisia silvestris Pit, thuộc họ Đơn nem - Myrsinaceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao tới 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh. Lá tập trung ở đầu ngọn hay các nhánh bên; phiến lá thon ngược dài 15 - 40cm, rộng 6 - 10cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm, dài 10 - 15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ.
Hoa tháng 5 - 7, quả tháng 2.
Bộ phận dùng
Lá, rễ - Folium et Radix Ardisiae Silvestris.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang trong rừng rậm vùng núi ở độ cao 400 - 1000m, từ Lào cai, Lạng sơn, Hoà bình, Vĩnh phú, Bắc thái, Thanh hoá tới Quảng Trị, Quảng nam - Đà nẵng. Thu hái lá vào mùa hè - thu, đem về phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm.
Thành phần hoá học
Có tanin và glucosid.
Tính vị, tác dụng
Vị chua. Nước sắc lá có tác dụng làm giảm độ acid của dạ dày.
Công dụng
Nhân dân miền ngược vùng Lang chánh, Ngọc lạc tỉnh Thanh hoá thường dùng lá Khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh hoá đã kếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ an cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.
Bài viết cùng chuyên mục
Cà dại hoa tím, trị sưng amydal
Còn dùng trị hen suyễn, ho, bệnh xuất tiết, sinh đẻ khó, sốt, bệnh giun, đau bụng, đái khó
Cần dại: trị phong thấp
Cũng có thể dùng như một số loài Heracleum khác của Trung Quốc, chẳng hạn như Heracleum moellendorffii Hace.
Đinh công, cây thuốc tiêu sưng giảm đau
Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong thắng thấp, dãn gân hoạt lạc, tiêu sưng giảm đau
Móc bông đơn: nhuận tràng
Buồng thường là 1, thòng dài 30 -60cm; hoa đực có cánh hoa dính, cao 7mm, nhị rất nhiều; hoa cái tròn hơn, to 4mm, có 2, 4 nhị lép. Quả tròn, to 3cm, hạt 2
Màng tang: tán phong hàn
Tính vị, tác dụng, Vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau.
Keo tuyến to: cây thuốc độc
Keo tuyến to là một loại cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), có tên khoa học là Acacia mangium. Loại cây này thường được trồng để lấy gỗ và làm nguyên liệu giấy.
Nhàu lá nhỏ: dùng rễ trị thấp nhiệt sinh ỉa chảy
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Bình
Hành ta: cây thuốc gây ra mồ hôi thông khí hoạt huyết
Vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá.
Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng
Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
Ngưu tất: hạ cholesterol máu
Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc.
Mã tiền cành vuông, cây thuốc
Hoa nhỏ màu trắng hay màu vàng nhạt, lá đài 5, có lông, ống tràng ngắn, thường dài 3mm. Quả chín màu vàng cam, đường kính 2cm
Lộc vừng: chữa đau bụng
Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.
Mùi chó quả mọng, cây thuốc
Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa
Nam xích thược, dùng trị cảm gió
Dân gian dùng trị cảm gió, chân tay lạnh: Nam xích thược, rễ Cam thảo cây, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dây gân, Rau Dền gai, mỗi thứ một nắm, sắc uống
Ké hoa đào: thuốc tiêu viêm trừ thấp
Tính vị, tác dụng, Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.
Hải đồng, cây thuốc trị kiết lỵ
Cây mọc ở vùng Cà Ná và cũng được trồng làm cảnh, Còn phân bố ở Trung Quốc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ được dùng trị kiết lỵ và nhức mỏi
Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu
Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa
Mật mông hoa, chữa thong manh, mắt đỏ đau
Bắc Thái trên các núi đá vôi. Thu hái hoa vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở hết mang về phơi khô. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn, không lẫn cành lá là tốt
Cam rừng: xoa bóp trị thấp khớp
Cần lưu ý là gỗ cây không dùng làm củi được vì khi đốt, nó toả mùi khó chịu gây nguy hiểm cho mũi
Măng leo, thuốc thông tiểu
Loài cây của Nam Phi châu, được trồng ở nhiều nước. Người ta đã tạo được nhiều thứ có cành lá dẹp dùng để trang trí. Cây dễ trồng, nhân giống bằng hạt hay giâm cành
Mạc ca răng, uống cầm ỉa chảy
Quả thường được dùng ăn ở Campuchia, nhưng ít được ưa chuộng. Ở Ân Độ, rễ dùng nấu hay sắc uống để cầm ỉa chảy, ở Campuchia dùng hãm làm thức uống khai vị
Ngấy nhiều lá bắc: thanh nhiệt lợi thấp
Quả ăn được, có vị của Ngấy dâu. Lá pha nước uống. Rễ được dùng ở Trung Quốc để chữa: cảm mạo phát nhiệt, viêm ruột, lỵ, trĩ, khạc ra máu, chảy máu mũi, phong thấp đau xương, gãy xương.
Mua: giải độc tiêu thũng
Mua có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng giải độc tiêu thũng, tán ứ tiêu tích trệ, lại có tính thu liễm, cầm máu.
Cải bắp: bồi dưỡng tiêu viêm
Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.
Nấm tán da cam: hoạt tính kháng ung thư
Thịt nấm màu trắng, có mùi dễ chịu, thuộc loại nấm ăn ngon nổi tiếng của châu Âu, nấm này được sử dụng ở Trung Quốc, xem như có hoạt tính kháng ung thư.