Khoai nước, thuốc diệt ký sinh trùng

2017-12-04 08:21 PM
Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng và trị ghẻ, Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta (L.) Schott, thuộc họ Ráy - Araceae.

Mô tả

Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn.

Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim dài 75cm, rộng 65cm, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo man g hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3 - 4mm.

Bộ phận dùng

Củ - Rhizoma Colocasiae Esculentae; thường gọi là Vu.

Nơi sống và thu hái

Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Người ta còn phân biệt loại Khoai nước mọc hoang, mà người ta xếp vào một thứ của loài này - var. antiquorum (Schott) Habb. et Rehd; ở Trung quốc, người ta gọi là Dã vu. Có tác giả tách ra 2 loài riêng, nhưng cũng có người lại nhập vào một loài. Cũng có người gọi Khoai nước là Colocasia esacuenta Schott, còn Khoai sọ hay Khoai môn là Colocasia antiquorum Schott. Hiện nay, do trồng trọt mà có nhiều thứ khác nhau ở màu sắc của lá, màu sắc của củ. Ta thường nói đến loại môn ngọt là loại Khoai môn có lá màu lục đậm với một đốm đậm nơi gần của cuống. Khoai môn có khả năng thích nghi tương đối rộng trên các loại đất: sét, thịt, cát, pha, cát thô với độ pH cao. Khoai môn có 2 thời kỳ sinh trưởng, 6 tháng đầu phát triển dọc và lá, từ tháng thứ 7 phát triển củ; khi củ già, lá rụng dần.

Thành phần hoá học

Lá và cuống là nguồn cung cấp provitamin A và vitamin C. Củ chứa tới 30% một chất hột màu trắng, dính, không mùi vị với những hạt bột rất nhỏ; Trong củ có ít nhiều loại hoạt chất chát đắng làm kích thích các màng nhầy nhất là ở ống tiêu hoá, có thể gây ngộ độc; mà có tác giả cho là sapotoxin. Nhưng hoạt chất đó tan trong nước và bay hơi, do đó khi nấu hoặc khi rửa kỹ đều làm mất hoạt chất trong củ. Trong củ còn có các tinh thể oxalat calcium gây cảm giác ngứa, nên khi luộc cần phải thay 2 lần nước thì ăn mới hết ngứa. Dù có luộc chín vẫn giữ lại 37 - 70% hàm lượng vitamin B1, còn riboílavin hay vitamin B2 và vitamin PP vẫn được giữ lại với một tỷ lệ khá cao.

Công dụng

Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng và trị ghẻ. Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt.

Bài viết cùng chuyên mục

Chan chan: xông hơi để trị sưng phồng cẳng chân

Cây mọc phổ biến ở Nam Trung Bộ, trong các rừng còi từ Khánh Hoà đến Ninh Thuận. Còn phân bố ở Campuchia, Thái Lan.

Lài trâu lá nhỏ, thuốc dạ dày

Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn

Ban rỗ: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và trị lậu.

Nụ đinh: cây thuốc lý khí chỉ thống bổ thận cường thân

Lá phối hợp với lá cây Lù mù, Allophylus glaber Radlk., dùng làm thuốc cho phụ nữ uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn

Hoa thảo: cây thuốc

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Thái Lan và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng.

Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy

Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập, quày quả non xào nấu với vọp có vị ngọt ngon, nõn non còn dùng làm thuốc lá.

Hải anh, cây thuốc hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ

Mây tất, trị kiết lỵ

Trong chăn nuôi thú y, người ta dùng rễ cây Mây tất phối hợp với vỏ cây Gò đỏ Afzelia xylocarpa Craib với liều bằng nhau, chế thuốc cho vào thức ăn cho ngựa biếng ăn, được xem như giúp ăn ngon và tăng lực

Phì diệp biển: có tính nhuận tràng lợi tiểu

Do cây mọc ở vùng biển, chứa muối nhiều nên người ta cho rằng nó có tính nhuận tràng, lợi tiểu, chống scorbut, nhân dân vẫn thường lấy lá ăn như rau

Mía lau, trị nhiệt bệnh thương tổn

Mía lau được dùng ở Trung Quốc, trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù

Giẻ, cây thuốc chữa đẻ khó

Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa, Ở Hoà Bình, đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó

Khế tàu, thuốc trị trĩ

Ở Ân độ, thường dùng làm đồ hộp dạng xirô, hoặc dầm mắm, Người ta sử dụng quả dưới dạng món cary dùng trị trĩ và bệnh scorbut do thiếu vitamin C

Chìa vôi: thường dùng chữa đau nhức xương

Chìa vôi là một loại dây leo thân gỗ, thuộc họ Nho (Vitaceae). Cây có thân quấn, lá đơn, mọc đối, hình tim. Hoa nhỏ, màu vàng xanh, mọc thành chùm. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đen.

Hoắc hương núi, cây thuốc trị ngoại cảm phong nhiệt

Có vị cay se, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng khư phong giải độc, thanh thử hoá thấp, hoà trung chống nôn, tiêu thũng giảm đau

Húng lũi, thuốc lợi tiêu hoá

Dùng hãm uống làm thuốc lợi tiêu hoá, Cũng dùng ngoài giã đắp làm thuốc sát trùng, chữa vết thương chữa sưng vú

Hông, cây thuốc khư phong trừ thấp

Vị đắng, tính hàn; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng, Gỗ màu trắng vàng, mịn, mềm, là loại gỗ quý dùng trong ngành hàng không

Dung mốc, cây thuốc trị cảm mạo

Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất, Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp

Nuốt dịu: cây thuốc dùng trị bệnh thuỷ đậu

Ở nước ta cây mọc trong rừng, rú bụi, rừng thưa đến rừng rậm, trên đất sét và phì nhiêu và đất đá hoa cương, tới độ cao 1100 m từ Lâm đồng, Đồng Nai đến Tây Ninh

Cọ dầu: dùng để chế dầu ăn

Dầu cọ dùng để chế dầu ăn, chế xà phòng, làm thuốc gội đầu, dầu ăn bổ, giúp tiêu hóa tốt, mỗi lần dùng 15 đến 20ml

Quế quan: gây kích thích hệ thần kinh

Với liều thấp, nó gây kích thích hệ thần kinh, tăng hô hấp và nhịp tim và là một chất kháng sinh, nó còn dùng thúc đẻ, kích thích ruột và trừ giun

Bìm bìm ba răng, tăng trương lực và nhuận tràng

Bìm bìm ba răng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết. Bìm bìm ba răng, Dây chân chó, Cây keo ta, Cây đầu ma, Cành lá me nước, Gừng sống

Bạc hà, cây thuốc chữa cảm cúm

Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa

Mật đất: chữa đau bụng

Cụm hoa ở nách lá; lá đài cao 4mm, có đốm, cánh hoa 5mm, nhị 5. Cuống quả 1cm; lá đài 7 nhân 2mm, có lông đa bào; quả trên to 6 đến 8mm, màu đen

Đậu hoa tuyến: cây thuốc chữa đau co thắt ruột

Loài liền nhiệt đới, thường gặp ven rừng, đầm lầy, bình nguyên gần bờ biển ở các tỉnh Nam Bộ, Ở Ân Độ, nước sắc cây dùng để chữa đau co thắt ruột.

Mẫu kinh, trị cảm cúm

Lá được dùng trị cảm cúm, sốt rét, viêm ruột, lỵ viêm đường niệu - sinh dục, eczema, viêm mủ da. Quả dùng trị ho, hen suyễn đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột lỵ