Khoai nưa: thuốc hoá đờm

2017-12-04 08:20 PM
Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khoai nưa, Khoai ngái, Nưa trồng - Amorphophallus konjac K. Koch (A. rivieri Dur), thuộc họ Ráy  -  Araceae.

Mô tả

Cây thảo có củ lớn hình cầu lõm, đường kính có thể tới 25cm; trước ra hoa, sau ra lá. Mỗi lá chia làm 3 nhánh, các nhánh lại chia đốt, phiến lá xẻ thuỳ sâu hình lông chim, các thuỳ cuối hình quả trám thuôn, nhọn đầu; cuống lá thon, dài 40 - 80cm, nhẵn, màu lục nâu, có điểm các chấm trắng. Cụm hoa có mo lớn, phần bao mo màu lục nhạt điểm các vết lục thẫm, ở phía mép màu hung tím, mặt trong màu đỏ thẫm. Trục hoa dài gấp đôi mo. Quả mọng.

Bộ phận dùng

Củ  -  Rhizoma Amorphophalli

Nơi sống và thu hái

Khoai nưa được trồng ở Nhật bản, Trung quốc, Việt Nam và Philippin. Ở nước ta, các dân tộc ở một số vùng đồi núi thuộc các tỉnh Quảng ninh, Lạng sơn, Hà bắc... đã có tập quán trồng khoai này từ lâu đời. Nhiều vùng nông thôn cũng có trồng để lấy củ ăn. Củ Khoai nưa có kích thước lớn, nếu thu hoạch sớm khi chưa già thì bở mà ít ngứa, để quá vụ mới bới thì sượng, không bở mà ngứa; để sang năm thì ngứa nhiều không ăn được. Khoai nưa bới sớm thì chỉ gọt vỏ, ngâm nước vo gạo độ nửa ngày, rồi nấu với một nhúm muối độ 1 giờ là ăn được. Đối với củ già, củ to thì phải xử lý bằng cách dùng vôi, tro để kiềm hoá. Ta thường dùng loại củ này bổ đôi hay bổ tư thành miếng nhỏ, ngâm nước phèn một đêm, rồi nấu với một cục vôi trong 1 giờ thì mới hết ngứa. Muốn dự trữ để dùng dần thì cũng phải thái miếng ngâm nước phèn một đêm, đem phơi, rồi ngâm với nước nóng hoà vôi trong 1/2 ngày đem phơi khô. Củ dùng làm thuốc cũng phải chế biến, thái mỏng ngâm nước vo gạo một đêm, sau ngâm nước phèn chua một đêm, phơi khô, rồi nấu với Gừng (100g Gừng cho 1 kg củ) trong 3 giờ cho hết ngứa.

Thành phần hoá học

Người ta đã biết trong 100g củ khô có tinh bột 75,16g, protein 12,5g, lipid 0,98, dẫn xuất không protein 3,27, cellulose 3,67, tro 4,42. Tỷ lệ tinh bột nhiều gấp đôi Khoai sọ.

Tính vị, tác dụng

Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch, tiêu sưng tấy.

Công dụng

Thường trồng lấy bột làm lương thực, lấy toàn cây và cành lá dùng nuôi lợn, lấy cuống lá (bèn) nưa dùng nấu canh dấm hoặc muối dưa ăn. Củ được dùng làm thuốc chữa đờm tích trong phổi sinh suyễn tức, trúng phong bất tỉnh, cấm khẩu, chứng đau nhức, bụng đầy, ngực tức, ăn uống không tiêu. Còn dùng trị sốt rét, trục thai chết. Liều dùng 4  - 12g. Dùng ngoài lấy củ tán bột hoà với dấm đắp vào trị mụn nhọt sưng tấy.

Đơn thuốc

Chữa sốt rét có báng, đờm trệ, ăn không tiêu, dày da bụng; dùng củ nưa chế 12g, Trần bì, Bách bệnh, Nam mộc hương, Ý dĩ (sao), Nga truật, Xạ can đều 10g, sắc uống. Có thể tán bột uống mỗi ngày 24g.

Bài viết cùng chuyên mục

Mức hoa trắng, tác dụng trừ lỵ

Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu

Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho

Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.

Hướng dương dại: thuốc trị ghẻ

Hướng dương dại, hay còn gọi là các loài hoa trong họ Cúc (Asteraceae) có hình dáng tương tự hoa hướng dương nhưng mọc hoang dã, thường được sử dụng trong y học dân gian để điều trị một số bệnh.

Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt

Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt

Quỳnh: cây có tác dụng thanh phế trừ ho

Hoa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, thân có vị chua và mặn, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, toàn cây có tác dụng thanh phế, trừ ho, hoá đàm

Cói túi quả mọng: cây thuốc dùng trị kinh nguyệt không đều

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, chó dại cắn, huyết hư, sưng vú, khạc ra máu, băng huyết, dạ dày ruột xuất huyết

Găng trắng, cây thuốc trị đái dắt

Quả chứa saponin, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng

Mảnh cộng, đắp chữa đau sưng mắt

Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng lên dùng bó trặc gân, sưng khớp, gẫy xương

Ngấy lông gỉ, trừ phong thấp

Cây mọc dọc đường đi, ven các làng, các bụi cây ở Lạng Sơn. Thu hái rễ, lá vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, thái phiến, phơi khô

Lục thảo thưa, thanh nhiệt giải độc

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi tới châu Úc, Thu hái toàn cây vào mùa hè thu

Cỏ đầu rìu hoa nách: điều trị các vết đứt và mụn nhọt

Toàn cây được sử dụng, dùng ngoài để điều trị các vết đứt và mụn nhọt, ở Ấn Độ, toàn cây cũng được dùng làm thuốc trị viêm màng nhĩ và dùng đắp ngoài trị cổ trướng

Lòng mang lá lệch, chữa phong thấp

Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Mianma. Ở nước ta cây chỉ gặp ở miền Nam từ Kontum, Gia Lai đến Tây Ninh và An Giang ở độ cao dưới 500m

Đan sâm: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc.

Ớt chỉ thiên: dùng trị ăn uống không tiêu đau bụng

Quả được dùng trị ăn uống không tiêu, đau bụng do cảm mạo phong thấp, rễ dùng trị tử cung xuất huyết và dùng ngoài trị nẻ da như rễ các thứ ớt khác.

Mèn văn: trị bệnh ngoài da

Người ta cũng dùng dầu nhân hạt thay thế dầu hạnh nhân và dùng trong y học cổ truyền. Nhân hạt cũng được sử dụng làm thuốc mỡ bôi trị bệnh ngoài da và gôm của thân dùng trị bệnh ỉa chảy.

Móng bò chùm: trị đau đầu và sốt rét

Loài phân bố ở Đông Bắc Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Nam Việt Nam. Cây mọc ở trong rừng thưa có cây họ Dầu, ở vùng cao nguyên và bình nguyên Đắc Lắc, Bình Thuận.

Cỏ bạc đầu: dùng trị cảm mạo uống làm cho ra mồ hôi

Tất cả các bộ phận của cây đều hơi có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ, cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong, giải biểu tiêu thũng, chỉ thống.

Lạc: thuốc trị suy nhược

Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ.

Bùm bụp gai, thanh nhiệt lợi niệu

Ở Trung Quốc, rễ dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, tiêu hoá không bình thường, viêm niệu đạo, bạch đới, sa tử cung; lá dùng trị ghẻ ngứa và ngoại thương xuất huyết

Mộc tiền to: thuốc trị ho

Ở Ân Độ và Malaixia, rễ lấy trong các lá hình bầu dùng phối hợp với lá Trầu không làm thuốc trị ho; các thân bò cũng có thể thay thế cho rễ.

Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy

Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ

Ớt cà: dùng trị phong thấp

Cây bụi, lá thuôn nhọn, dài 3 đến 7cm, quả dài, to bằng quả xơri, đường kính 2cm, màu đỏ chói, rất cay

Muỗm: dùng chữa đau răng

Muỗm (Xoài hôi), tên khoa học Mangifera foetida Lour. là một loại cây thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mặc dù có tên gọi "xoài hôi", nhưng quả muỗm lại có hương vị rất đặc trưng, được nhiều người yêu thích.

Quýt rừng: chữa các bệnh đường hô hấp

Quả ăn được, quả và lá dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, dân gian cũng dùng rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ

Mây vọt: chữa thương và lợi tiểu

Loài phân bố ở châu Phi nhiệt đới, Xri Lanca, Đông Nam Á châu, Mêlanêdi, Polynêdi và bắc Úc châu. Ở nước ta, thường gặp ở đồng bằng, phổ biến trong các rừng ngập mặn, rừng ven biển.