- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Khoai lang, thuốc nhuận tràng
Khoai lang, thuốc nhuận tràng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khoai lang hay Lang - Ipomoea batatas (L.) Lant, thuộc họ Khoai lang - Convolvulaceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, có thân mọc bò, dài 2 - 3m. Rễ phình thành củ tròn dài, màu đỏ, trắng hay vàng. Lá có nhiều hình dạng, thường hình tim xẻ ba thuỳ sâu hay cạn, có cuống dài. Hoa màu tím nhạt hay trắng, mọc thành xim ít hoa ở đầu cành hay nách lá.
Bộ phận dùng
Củ và lá - Radix et Folium Ipomoeae.
Nơi sống và thu hái
Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Lá cũng dùng luộc ăn được. Để dùng làm thuốc, có thể dùng củ tươi, hoặc củ thái lát phơi khô hay tán bột.
Thành phần hoá học
Củ Khoai lang chứa 24,6% tinh bột, 4,17% glucose. Khi còn tươi, củ chứa 1,3% protein 0,1% chất béo, các diastase, tro có Mn, Ca, Cu, các vitamin A, B,C, 4,24% tanin, 1,375% pentosan. Khi đã phơi ở chõ thoáng mát, trong cũ có inosit, gôm, dextrin, acid chlorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betain, cholin. Dây khoai lang cũng chứa adenin, betain, cholin. Ngọn dây Khoai lang đỏ có một chất gần giống insulin. Lá chứa chất nhựa tẩy (1,95 - 1,97%).
Tính vị, tác dụng
Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận.
Công dụng
Thường dùng trị 1. Lỵ mới phát; 2. Đại tiện táo bón; 3. Di tinh, đái đục; 4. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, loạn kỳ, máu xấu; 5. Cúm mùa hè, sốt nóng li bì, thân thể đau mỏi. Có tác giả còn cho rằng Khoai lang có thể giúp con người phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch, hạ huyết áp, giảm béo phì và chứng già yếu. Nó cũng có khả năng chống ung thư vú và ung thư đại tràng,
Cách dùng
Ngọn non và lá Khoai lang dùng ăn luộc và uống nước hàng ngày từ 60 - 100g. Cũng có thể dùng 30 - 40g lá khô sắc uống. Đễ chữa táo bón, dùng củ tươi gọt vỏ, nghiền nát chế nước chín, quấy đều, uống sáng sớm lúc đói 1/2 cốc to và 1/2 cốc uống vào trước bữa ăn. Cũng có thể ăn củ luộc. Có thể chế bột khoai, phối hợp với Vừng (Mè) đen sao vàng tán bột, luyện viên. Để chữa lỵ mới phát, lấy vài ba củ nướng cho đến khi cháy hết vỏ ngoài, thịt trong vừa chín đem bóc vỏ ăn lúc còn nóng, thì đại tiện thông, hết mót rặn.
Đơn thuốc
Di tinh đái đục: Hột khoai lang khô uống mỗi lần 15 - 20g vào sáng sớm và trước lúc đi ngủ.
Cúm mùa hè: Khoai lang khô 1 bát, Ngấy tía 1 nắm, Sắn dây 1 nắm, Rau má 1 nắm, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Chút chít: làm thuốc nhuận tràng và chữa lở ngứa
Có thể ngâm củ Chút chít trong cồn hoặc rượu rồi dùng nước thuốc để bôi, nếu có cây tươi thì dùng cành lá hoặc củ xát trực tiếp trị hắc lào và bệnh nấm da
Cà hai hoa: tác dụng tiêu viêm
Cây mọc phổ biến khắp cả nước, ở những môi trường khác nhau từ Hoà Bình, Hà Nội qua các tỉnh miền Trung, đến tận Kiên Giang.
Hải thông: cây thuốc trị đau nửa đầu
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Tứ Xuyên Trung Quốc, dân gian dùng cành lá sắc nước làm thuốc uống trị đau nửa đầu.
Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá
Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa
Chiêng chiếng: dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận
Rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận và sỏi trong bàng quang, Hạt và thân cành giã ra dùng để duốc cá
Giềng giềng đẹp, cây thuốc trị bệnh trĩ
Người ta dùng thân, lá nấu nước tắm trong trường hợp bị bệnh trĩ, Chúng cũng có tính làm giảm đau nên cũng được dùng tắm và chà xát trên cơ thể người bị co giật
Mật sâm: thuốc điều kinh
Cây gốc ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng từ thấp cho đến 1000m, lấy bóng mát dọc các đường đi, trước sân nhà, có thể thu hái rễ và lá quanh năm.
Nở ngày đất: cây thuốc sắc uống trị ho cảm cúm
Cây có hoa nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành cụm tròn rất đặc trưng. Loài cây này có khả năng chịu hạn tốt và thường mọc hoang ở các vùng đất trống, ven đường.
Cỏ đuôi chó: sắc dùng để rửa mắt đau
Lá phẳng, hình dải, có mũi nhọn dài, có lông rải rác ở mặt trên, với mép dày, ráp, dài 10 đến 20cm, rộng 4 đến 15mm, chùy dạng bông, hình trụ, dày đặc hoa, màu lục hay đo đỏ, hẹp
Mai vàng, làm thuốc bổ
Ở Campuchia và Lào, các lá non thường được dùng làm rau ăn sống. Ở Nam Việt Nam, người ta ngâm vỏ cây này vào rượu để chiết những chất có vị đắng, làm thuốc bổ đắng, lợi tiêu hoá
Mẫu thảo, chữa lỵ do trực trùng
Cây thảo mọc hằng năm, có thân trườn, bén rễ ở các mắt, phân nhánh nhiều từ gốc. Lá hình trái xoan nhọn, mọc đối, không lông có góc ở gốc, mép khía răng cưa, có cuống ngắn
Ốc tử: dùng làm thuốc kích thích
Chùm hay chùy có lông dày, hoa to, vàng tươi; lá đài 5, có lông, cánh hoa dài đến 6cm; nhị xếp 5 vòng; bầu 1 ô, 5 giá noãn bên
Lăn tăn: thuốc chữa đau dạ dày và ruột
Ở Inđônêxia cây được dùng chữa đau dạ dày và ruột. Ở Malaixia, người ta giã cây với một ít tỏi và muối và đặt vào bụng trẻ sơ sinh để trục giun ở ruột.
Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt
Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt
Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng
Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.
Nhọc: cây thuốc trị ban
Dùng nấu uống mát và phối hợp với các vị thuốc khác để trị ban. Sóc cũng rất thích ăn hạt cây này
Bông vải, dùng hạt để trị lỵ
Ở Ân Độ, người ta dùng hạt để trị lỵ, và có thể làm thuốc bổ phổi. Dầu hạt dùng làm tan các vết chàm và vết tàn nhang ở da
Muồng hoa đào: cho phụ nữ sinh đẻ uống
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Đông Nam và Nam Thái Lan qua Malaixia. Ở nước ta, cây thường được trồng trong các khu dân cư làm cảnh; có khi trồng trong các rừng thứ sinh.
Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật
Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết, Hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu
Gia đỏ trong, cây thuốc trị lỵ
Loài đặc hữu ở miền Nam Việt Nam, gặp ở rừng Bảo chánh thuộc tỉnh Đồng Nai và một số nơi khác thuộc các tỉnh Kontum, Gia Lai và Đắc Lắc
Mâm xôi: bổ can thận
Mâm xôi, đùm đùm là một loại cây bụi nhỏ, thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Quả mâm xôi có vị chua ngọt, thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học.
Lan lô hội: thuốc chữa cam trẻ em
Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây hoặc hạt một loài khác là Cymbidium pendulum Sw làm thuốc trị phổi nóng sinh ho, lao phổi, thổ huyết.
Dung lá táo: cây thuốc trị cảm sốt
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, lá đơn hình bầu dục hoặc hình trứng, mép có răng cưa.
Bạch thược, cây thuốc chữa đau nhức
Củ Thược dược hoa trắng. Radix Paeoniae Alba, thường gọi là Bạch thược, Củ Thược dược hoa đỏ Radix Paeoniae Rubra, thường gọi là Xích thược
Bìm bìm ba răng, tăng trương lực và nhuận tràng
Bìm bìm ba răng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết. Bìm bìm ba răng, Dây chân chó, Cây keo ta, Cây đầu ma, Cành lá me nước, Gừng sống