- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Khoai dái, thuốc tiêu viêm
Khoai dái, thuốc tiêu viêm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khoai dái; Củ dại, Khoai trời - Dioscorea bulbifera L. thuộc họ Củ nâu - Dioscoreaceae.
Mô tả
Cây leo sống lâu năm, có một thân rễ dạng củ to, với thịt củ màu vàng hay màu kem, Thân nhẵn, tròn hay hơi có cánh, trơn bóng, màu tím, Lá đơn, to tới 34x32cm, mọc so le, nhẵn, hình tim, có mũi nhọn. Ở nách lá có những củ con, mà ta gọi là dái củ, hình trứng hay hình cầu có kích thước thay đổi, có khi rất to, đường kính tới 10cm. Hoa mọc thành bông thõng xuống; bao hoa 6; nhị 6, chỉ nhị đứng. Hoa cái nom giống hoa đực. Quả nang, mọc thõng xuống, có cánh.
Cây ra hoa vào tháng 7 - 10; có quả tháng 8 - 11.
Bộ phận dùng
Thân rễ (Củ) và dái củ - Rhizoma et Bulbus Dioscoreae Bulbiferae, thường có tên là Hoàng dược tử
Nơi sống và thu hái
Loài của vùng Ân độ - Malaixia, nay phổ biến ở cả châu Phi và châu Mỹ. Ở nước ta, cây cũng thường được trồng ở đồng bằng và vùng núi tới độ cao lOOOm. Thu hoạch củ và dái củ quanh năm.
Thành phần hoá học
Trong cây có glucosid độc là Diosbulbin A. Dái khoai cũng chứa một chất độc như củ.
Tính vị, tác dụng
Củ của những cây hoang dại có thịt đắng, màu vàng chanh hay kem, gây buồn nôn; có khi còn có chất dịch màu tím nhạt, có độc. Do trồng trọt mà các tính chất này của củ biến mất đi và củ trở thành ăn được. Trong y học cổ truyền, thường dùng Dái củ. Nó có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, long đờm, cầm máu.
Công dụng
Người ta thường lấy dái củ luộc kỹ ăn. Dái khoai có độc nhưng khi rửa nhiều lần và luộc kỹ thì chất độc bị loại đi. Bột khoai dái cũng tương tự như bột ngũ cốc và bột Gạo. Củ ở dưới đất không dùng ăn nhưng cũng dùng làm thuốc. Khoai dái thường dùng trị 1. Bướu giáp (Sưng tuyến giáp trạng); 2. Viêm hạch bạch huyết do lao; 3. Loét dạ dày và đường ruột; 4. Nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu tử cung. Dái củ có thể dùng chữa ho gà và dãn hai bên thái dương chữa đau đầu, mài với nước mà uống thì mửa, giải được chất độc của thuốc. Liều dùng 10 - 15g, sắc uống, nếu là loét ung thư, có thể dùng liều cao, tới 30g. Dùng ngoài trị đinh nhọt, rắn cắn, chó dại cắn. Ở Campuchia, người ta dùng củ trị rối loạn tuần hoàn. Ở Ân độ, dái của những cây mọc hoang dùng đắp các vết loét và dùng trong uống lẫn với cumin (Thìa là Ai cập), đường và sữa trị trĩ, giang mai và lỵ. Bột dái củ lẫn bơ dùng trị ỉa chảy. Ở Trung quốc, theo Tâm biên Trung y khái yếu, củ dùng trị loét thực quản, loét dạ dày, sưng tuyến giáp, nôn ra máu, khạc ra máu, chảy máu cam, chảy máu dạ con, nhọt độc, rắn cắn, chó dại cắn. Dái củ trị viêm phế quản cấp và mạn và hen suyễn.
Đơn thuốc
Bướu giáp: Dùng 200g củ, ngâm vào 1000cc rượu trắng trong một tuần, chiết lấy nước. Ngày uống 100ml, rượu, chia làm 3 - 4 lần
Thổ huyết, ho khạc ra máu, chảy máu mũi: Dùng 8 - 16g củ khô sắc nước uống (Dùng dái củ tốt hơn).
Mụn nhọt sưng tấy, rắn cắn, chó dữ cắn: Giã củ tươi, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vào chỗ đau.
Bài viết cùng chuyên mục
Mua thường, giải độc thu liễm
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị lỵ, ngoại thương xuất huyết, vết thương dao chém, ăn uống không tiêu, viêm ruột ỉa chảy, đái ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới
Bướm bạc trà: trị bệnh sốt
Quả mọng hình bầu dục hay hình trứng, mang phần còn lại của lá đài, dài 8 đến 15mm, có gai, màu đen đen. Hạt rất nhiều, màu nâu, có chấm.
Quỳnh: cây có tác dụng thanh phế trừ ho
Hoa có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, thân có vị chua và mặn, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, toàn cây có tác dụng thanh phế, trừ ho, hoá đàm
Cầu qua nhám: trị đầy hơi và nhai trị sâu răng
Ở Ân Độ, rễ sắc uống trị đầy hơi và nhai trị sâu răng; dây và lá được dùng trị chóng mặt, thiếu mật và nhuận tràng dịu
Chua me đất hoa vàng: tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm
Người ta thường dùng các ngọn non để sống hay nấu canh chua, luộc với rau Muống, dùng ngoài giã tươi hoặc hơ nóng đắp để chữa vết thương, hoặc lấy nước uống
Móc mèo, chữa bệnh sốt cơn
Hạt được dùng làm thuốc chữa bệnh sốt cơn và làm thuốc bổ. Người ta lấy 30g hạt Móc mèo tán lẫn với hạt Hồ tiêu hay hạt Ớt đều 30g, dùng hàng ngày 3 lần, mỗi lần 1 đến 2g
Nghể bào: trị rắn độc cắn
Lá có phiến xoan thon, dài 5 đến 8cm, rộng 3 đến 5cm, gốc tròn rồi từ từ hẹp trên cuống, chóp nhọn, có lông mịn, mép có rìa lông.
Gai ma vương: cây thuốc chữa đau đầu chóng mặt
Thường dùng chữa đau đầu chóng mặt, ngực bụng trướng đau, tắc sữa, đau vú, mắt đỏ, nhức vùng mắt, chảy nhiều nước mắt, ngứa ngáy.
Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết
Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.
Mua nhiều hoa: làm thuốc thông tiểu
Rễ, lá được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị ăn uống không tiêu, lỵ, viêm ruột, viêm gan, nôn ra máu, dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết.
Hoa bươm bướm, cây thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây được dùng trị các chứng bệnh ngoài da như eczema, trứng cá, vẩy nến, nấm tóc, chốc lở, bệnh nấm, loét, Cũng dùng trị viêm tĩnh mạch, trị ecpet
Hoa ki nhọn, cây thuốc trị thần kinh suy nhược
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa thần kinh suy nhược, viêm gan mạn tính
Đại: cây thuốc thanh nhiệt lợi tiểu
Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi, Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi.
Bứa mủ vàng, làm thuốc chống bệnh scorbut
Lá, thân, mủ có vị đắng, chua, tính mát; có tác dụng sát trùng. Quả giải nhiệt, lợi mật, làm dịu và làm nhầy
Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da
Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay
Nhàu lá nhỏ: dùng rễ trị thấp nhiệt sinh ỉa chảy
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta chỉ gặp ở Quảng Bình
Cà độc dược cảnh: ngăn suyễn giảm ho
Cây của Mêhicô và Pêru được trồng làm cảnh, có nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp quanh năm và thơm, nhất là vào buổi tối. Có thể nhân giống bằng cành giâm.
Găng trắng, cây thuốc trị đái dắt
Quả chứa saponin, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng
Lá buông cao, cây thuốc
Ở Ân Độ, người ta dùng quả giã ra thành bột dùng để duốc cá. Hạt cứng như ngà, dùng làm chuôi, nút áo; thân cho nhiều bột màu nâu
Chay: đắp vết thương để rút mủ
Cây chay là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có lá to, hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Quả chay hình cầu hoặc hình bầu dục, khi chín có màu vàng hoặc vàng cam.
Mao quả: cây thuốc uống sau khi sinh
Mao quả, ngẩng chày là một loại cây thuộc họ Na, có quả đặc trưng với nhiều ngấn. Cây được sử dụng trong y học dân gian với nhiều công dụng khác nhau.
Nghể mềm: lý khí chỉ thống
Đòn ngã tổn thương, Lá Nghể mềm tươi, lá Hẹ đồng lượng, rửa sạch giã ra, thêm một ít rượu gạo, dùng đắp vào vết thương.
Cò ke: dùng làm thuốc sắc uống chữa ho
Cò ke là một loài cây gỗ lớn, thường xanh, thuộc họ Đay (Tiliaceae). Cây có thể cao đến 20-30m, đường kính thân 40-50cm. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, có gân lá nổi rõ.
Anh đào
Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt
Muồng trinh nữ: trị đinh nhọt và viêm mủ da
Dùng 10 đến 20g, dạng thuốc sắc hoặc dùng lá sao làm trà uống. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng trong trường hợp ỉa chảy.