- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Khổ sâm, thuốc chữa lỵ
Khổ sâm, thuốc chữa lỵ
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khổ sâm, Dã hoè, Khổ cốt - Sophora flavescens Ait; thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao chừng 0,5 - 1,2m. Rễ hình trụ dài, vỏ ngoài màu vàng trắng. Lá kép lông chim lẻ mọc so le, gồm 5 - 10 đôi lá chét hình mác dài khoảng 2 - 5cm. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm dài 10 - 20cm ở nách lá. Quả đậu dài 5 - 12cm, đường kính 5 - 8mm, đầu có mỏ thuôn dài; hạt 3 - 7, hình cầu, màu đen.
Bộ phận dùng
Rễ củ - Radix Sophorae Flavescentis; thường gọi là Khổ sâm.
Nơi sống và thu hái
Cây của Trung quốc, được nhập trồng từ những năm 1970. Cây đã được trồng và giữ giống ở Sapa (Lào cai). Thu hái củ, rửa sạch, thái lát, phơi khô; hoặc đem củ tươi ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, để trong 3 giờ, rồi mới thái lát, phoi khô. Bảo quản nơi khô ráo.
Thành phần hoá học
Trong rễ Khổ sâm có các alcaloid matrin, oxymatrin, sophoranol, N - methylcytisin, anagyrin, baptifolin, sophocarpin, d - isomatrin, kuraridin, norkurarinon, kuraridinol, kurarinol, neo - kurarinol, norkurarinol, formononetin. Lá chứa vitamin C 47mg%; hoa chứa 0,12% tinh dầu.
Tính vị, tác dụng
Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng. Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh, gây tăng huyết áp, co mạch và có phần nào gây ngủ, lợi tiểu và tăng bài tiết muối natri. Khổ sâm là một vị thuốc bổ đắng.
Công dụng
Khổ sâm được dùng chữa lỵ, chảy máu ruột hoàng đản, tiểu tiện không thông có máu, sốt cao hoá điên cuồng. Còn dùng làm thuốc bổ đắng cho người và trị bệnh giun và ký sinh trùng cho súc vật. Nước sắc đặc cũng được dùng rửa mụn nhọt, lở loét. Ngày dùng 10 - 12g dạng thuốc sắc, bột hoặc viên chia 3 lần uống trong ngày.
Đơn thuốc
Đại tiện ra nhiều máu: Khổ sâm tán bột 12g, Sinh địa 20g, nấu nhừ, thêm 10g mật, rồi cho bột Khổ sâm vào, luyện viên bằng hạt ngô, chia 3 lần uống trong ngày (chiên với nước nóng).
Lỵ cấp tính: Khổ sâm 38 - 57g sắc uống chia làm 3 lần trong ngày.
Ngứa ngoài da: Dùng nước sắc rễ Khổ sâm để rửa.
Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas: Dùng bột rắc có công thức: Rễ Khổ sâm 0,5g, glucose 0,5g và acid boric trộn lẫn. Trước tiên dùng dung dịch 1/5000 kali permanganat rửa âm đạo, lau khô, rồi rắc bột Khổ sâm pha chế như trên vào. Mỗi đợt điều trị 3 tháng, có hiệu quả nhất định. Đối với loét cổ tử cung, cũng có tác dụng nhất định. Ngoài ra còn dùng thuốc hình viên đạn, mỗi ngày dùng 1 lần.
Viêm tai giữa: Rễ Khổ sâm 2g, băng phiến 0,4g, dầu Thầu dầu 12g. Nấu sôi dầu, cho Khổ sâm vào, đun đến khi cháy đen, lấy ra đợi cho nguội, cho bột băng phiến vào. Rửa sạch mủ tai, rồi nhỏ dầu vào, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Mặt cắt: chữa viêm tuyến vú
Mắt cắt, xay trúc đào là một loại cây dược liệu có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều tên gọi khác nhau và được phân loại thuộc họ Đơn nem.
Cam thảo: giải độc nhuận phế
Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho
Bạc thau: cây thuốc chữa bí tiểu
Thân có nhiều lông màu trắng bạc, Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới có nhiều lông mịn màu trắng bạc.
Cám: cây làm thuốc
Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu
Hoàng bá: cây thuốc thanh nhiệt
Hoàng bá được dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương.
Ngọc trúc: dưỡng âm, nhuận táo
Ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân chỉ khát
Lộc vừng: chữa đau bụng
Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.
Long nha thảo, thu liễm chỉ huyết
Tính vị, tác dụng, Cây có vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết, triệt ngược, chỉ lỵ, giải độc
Nhân trần nhiều lá bắc: có tác dụng làm tiết mật
Cây mọc tốt trên đất có phèn ở vùng thấp và dọc đường đi một số nơi từ Kontum, Đắc Lắc tới Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh
Dung lá thon: cây thuốc trị chấn thương
Cây mọc trong rừng rậm hay thưa, ở độ cao thấp cho tới 2000m từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng.
Mía dò hoa gốc: chữa xơ gan cổ trướng
Mía dò là một loại cây thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh như sốt, viêm, đau nhức.
Bại tượng hoa trắng: cây thuốc chữa kiết lỵ
Chuỳ hoa dạng ngù ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng, đài là ống có răng nhỏ; tràng có ống dài mang 5 tai gần bằng nhau; nhị 5, đính trên ống tràng, bầu 3 ô.
Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa
Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu
Chè hàng rào: dùng làm thuốc tẩy trị giun
Hoa và lá thường dùng nấu nước hay hãm uống như trà, là một loại thức uống lợi tiểu, Cũng dùng làm thuốc tẩy, trị giun và làm thuốc long đờm, gây nôn
Lấu ông: cây thuốc
Lấu ông, một loài cây thuộc họ Cà phê, là một loại dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Cây thường được tìm thấy ở các vùng rừng núi và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Chân danh Trung Quốc: dùng thay vị đỗ trọng
Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm.
Húng chanh, thuốc trị cảm cúm, ho hen
Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc
Chua ngút hoa thưa: làm thuốc kinh hoạt huyết trừ thấp bổ thận
Cây bụi mọc leo, cao 3m, nhánh trong một màu có lông nâu, lá xếp hai dây, phiến hẹp, dài 10 dài 25mm lông trừ ở gân, mép có thể có răng, mặt dưới có phiến
Măng cụt, trị ỉa chảy và kiết lỵ
Lấy khoảng mười cái vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3, 4 chén
Lát hoa, thuốc trị ỉa chảy
Vỏ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, gỗ cũng dùng được như vậy. Gỗ có màu hồng nhạt, lõi nâu đỏ có cánh đồng, vân dẹp, thớ mịn, dùng đóng đồ gỗ quý
Long não: chữa cảm cúm đau đầu
Rễ gỗ chữa cảm cúm, đau đầu, đau dạ dày và đầy bụng, thấp khớp, đòn ngã tổn thương, quả trị đau dạ dày, khó tiêu hoá, trướng bụng, viêm dạ dày ruột.
Hàn the: vị thuốc trị đái buốt bí tiểu tiện
Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày.
Cỏ lá xoài: cây thuốc sát trùng vết thương
Chỉ mới được dùng qua kinh nghiệm dân gian, Ở Cần Thơ dùng sát trùng vết thương và dùng xát vết thiến heo cho mau lành, Ở Minh Hải, dùng chữa băng huyết và ở Tiền Giang dùng chữa sưng tấy
Nhài nhiều hoa: thuốc đắp trị loét
Ở Ấn Độ, lá khô nhúng nước cho mềm làm thành thuốc đắp trị loét ngoan cố làm cho chóng lành
Khoai nưa: thuốc hoá đờm
Vị cay ngứa, tính ấm, có độc, có tác dụng hoá đờm, táo thấp, trừ phong co cứng, thông kinh lạc, khỏi đau nhức, ấm tỳ vị, khỏi nôn mửa, tán hạch.