- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Khổ sâm Bắc bộ, thuốc thanh nhiệt tiêu độc
Khổ sâm Bắc bộ, thuốc thanh nhiệt tiêu độc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khổ sâm Bắc bộ - Croton tonkinensis Gagnep - thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao 1 - 1,5m, cành non mảnh. Lá mọc so le, có khi tụ họp 3 - 4 lá như kiểu mọc vòng, hai mặt có lông óng ánh như lá nhót, phủ dày hon ở mặt dưới; phiến lá hình ngọn giáo, dài 5 - 9cm, rộng 1 - 3cm, chóp nhọn dài thành mũi nhọn, mép nguyên, 3 gân toả từ gốc, cũng với 2 tuyến dạng răng cưa. Hoa nhỏ trắng mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành, đơn tính cùng gốc. Quả có 3 mảnh vỏ. Hạt hình trứng, màu nâu.
Mùa hoa quả tháng 5 - 8.
Bộ phận dùng
Lá - Folium Tonkinensis
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, trong các vườn gia đình hoặc vườn thuốc, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Thường trồng bằng gieo hạt hay trồng bằng cành vào mùa xuân, Thu hái lá khi cây đang có hoa, đem phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng.
Thành phần hoá học
Trong lá có các nhóm chất ílavonoid, alcaloid và tanin.
Hàm lượng alcaloid toàn phần là 0,31 - 0,33%.
Tính vị, tác dụng
Lá Khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, hơi chát, tính mát hay bình, có tác dụng thanh nhiệt tiêu độc, sát trùng.
Công dụng
Chữa ung nhọt, lở loét, viêm mũi, ỉa ra máu, viêm loét dạ dày - tá tràng, lỵ, đau bụng, tiêu hoá kém. Ngày dùng 15 - 20g lá sao vàng, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy nước sắc đặc để rửa, chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Đơn thuốc
Chữa đau bụng không rõ nguyên nhân: Hái mấy lá Khổ sâm, nhai với mấy hạt muối; nếu có nôn hay sôi bụng thì nhai với một miếng gừng sống.
Chữa đau bụng lâm râm, hay sau khi ăn đau bụng, khó tiêu: Lá Khổ sâm, dây Ngấy hương, đều phơi khô, mỗi thứ một nắm (30 - 40g), thêm 3 lát gừng, sắc uống. Hoặc thường dùng sắc 2 thứ lá trên uống thay trà.
Chữa kiết lỵ hay đau bụng đi ngoài: Dùng lá Khổ sâm và lá Phèn đen mỗi thứ một nắm sắc uống, hoặc lá Khổ sâm, Rau sam, Cỏ sữa, Nhọ nồi, Lá mơ lông, mỗi vị 10g sắc uống, ngày 1 thang.
Chữa khắp ḿnh nổi mẩn ngứa, muốn găi luôn: Dùng lá Khổ sâm, Kinh giới, lá Đắng cay, lá Trầu không, nấu nước xông và tắm rửa.
Chữa vẩy nến: Khổ sâm 15g, Huyền sâm 15g, Kim ngân 15g, Sinh địa 15g, quả Ké 10g, tán bột làm thành viên, ngày uống 20 - 25g.
Bài viết cùng chuyên mục
Gối hạc, cây thuốc chữa sưng tấy
Rễ Gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết, Do có tác dụng này như vị Xích thược nên người ta gọi là Nam xích thược
Hổ vĩ mép lá vàng, chữa ho, viêm họng khản tiếng
Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá được dùng uống trong chữa ho, viêm họng khản tiếng
Ban Nêpan: cây thuốc trị hôi răng
Nơi sống và thu hái, Loài cây của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi phía Bắc.
Cói dù: cây làm thuốc trị giun
Loài của Ân Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia, châu Phi, Khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai đến Kiên Giang, trong các chỗ ẩm ướt, có khi mọc dựa lộ
Dứa sợi: cây thuốc trị lỵ vàng da
Hecogenin lấy từ phần không cho sợi sisal dùng làm nguyên liệu chiết làm cortison và cũng là nguyên liệu cho việc sản xuất hormon sinh dục.
Ớt cà: dùng trị phong thấp
Cây bụi, lá thuôn nhọn, dài 3 đến 7cm, quả dài, to bằng quả xơri, đường kính 2cm, màu đỏ chói, rất cay
Mức hoa đỏ: thuốc uống lợi tiểu
Loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam, từ Quảng Nam - Đà Nẵng tới Khánh Hoà, Đắc Lắc, Ninh Thuận. Lá được nấu lên dùng làm thuốc uống lợi tiểu.
Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc
Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ
Mò đỏ: chữa bạch đới khí hư
Chữa xích bạch đới ra chất trắng như mũi hay đỏ nhạt như máu cá, âm đạo ngứa ngáy, đái ra nước vàng đục hay đỏ nhạt: Mò trắng, Mò đỏ lấy cả hoa, lá mỗi thứ một nắm 15g phơi héo.
Ba chạc Poilane: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Hoa hồng sáng hay đo đỏ, thành cụm hoa gần hình cầu, ở nách lá về phía cuối các cành ngọn. Quả nang, có 5 hạch, rộng khoảng 1cm, có u do những tuyến to ở ngoài.
Mộc nhĩ lông, tác dụng nhuận tràng
Nấm mọc đơn độc hay thành cụm trên thân gỗ mục trong rừng. Nấm mọc quanh năm, nhiều nhất là sau khi mưa và nơi ẩm. Có thể gây trồng làm thực phẩm trên các loại cây mồi như So đũa
Hông, cây thuốc khư phong trừ thấp
Vị đắng, tính hàn; có tác dụng khư phong trừ thấp, giải độc tiêu thũng, Gỗ màu trắng vàng, mịn, mềm, là loại gỗ quý dùng trong ngành hàng không
Mộc tiền: trị vết thương sưng đau
Ở Campuchia, người ta dùng phối hợp với các vị thuốc khác để nấu một loại thuốc uống tăng lực và làm thuốc trị sởi.
Đậu biếc: cây thuốc lợi tiểu nhuận tràng
Rễ có vị chát, đắng, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da, Vỏ rễ cũng lợi tiểu và nhuận tràng.
Bách bộ: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô
Đơn lá nhọn: cây thuốc trị nhọt
Ở Campuchia, rễ được dùng trị bệnh nhọt và dịch hạch, Giã ra ngâm cho ngấm nước dùng đắp lên các apxe, Hoa được dùng hãm uống trị sốt.
Chuối con chông (cầy giông): cây thuốc
Thịt quả màu vàng sáng, ăn được, các loài cầy giông chông rất thích ăn, do đó ở Quảng Trị, người ta gọi nó như trên
Mơ tròn, trị lỵ trực trùng
Thường dùng trị lỵ trực tràng, chữa sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột. Còn dùng trị ho gió, ho khan, mệt ít ngủ, thiếu sữa và dùng bó gãy xương
Cải hoang, long đờm ngừng ho
Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích
Ổ sao vẩy ngắn: tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu
Cây mọc bám vào cây gỗ ở rừng núi cao Lào Cai Sapa, Vĩnh Phú Tam Đảo, Hà Tây Ba Vì, Thừa Thiên Huế Bạch Mã, Khánh Hoà, Kon Tum.
Gấc, cây thuốc tiêu tích lợi trường
Hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ, dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng
Mít: làm săn da
Mít là một loại cây ăn quả nhiệt đới nổi tiếng với quả to, thịt ngọt và thơm. Ngoài giá trị kinh tế, mít còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh.
Mua sẻ tẽ bông: trị ỉa chảy và lỵ
Quả hơi nạc, có thịt đỏ hơi thơm và có vị se, dùng ăn được. Lá dùng trị ỉa chảy và lỵ. Lá và chồi hoa được dùng như chất làm săn da trong bệnh khí hư và ỉa chảy mạn tính.
Huyệt khuynh tía: thuốc chữa đau mắt
Dân gian dùng toàn cây hay cành lá nấu nước xông chữa đau mắt. Có tác giả cho biết cụm hoa lợi tiểu, làm ra mô hôi.