- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Kháo nhậm: cây thuốc làm nhang trầm
Kháo nhậm: cây thuốc làm nhang trầm
Vỏ làm nhang trầm, Gỗ có dác hồng và lõi trắng hay xám có ánh hồng, được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng thông thường.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Kháo nhậm, Kháo thơm, Bời lời đẹc, Rè vàng - Machilus odoratissima Nees, thuộc họ Long Năo - Lauraceae.
Mô tả
Cây gỗ lớn, nhánh không lông, thường đen đen. Lá có phiến thon ngược, dài 8 - 10cm, rộng 3cm, đầu tù hay có mũi, không lông, gân phụ 7 - 8 cặp, cuống mảnh, dài 1cm, chuỳ hoa dài bằng lá; hoa vàng xanh, bao hoa có 5 phiến, nhị sinh sản 9, nhị lép 3 dạng tuyến. Quả nang hình cầu đường kính 1,2cm. đen, trên bao hoa còn lại gập xuống.
Bộ phận dùng
Vỏ - Cortex Machili Odoratissimae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ân độ, Trung quốc, Đài loan, Malaixia, Inđônixia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc từ Lào cai, Sơn la, Hà giang qua Quảng trị, Thừa Thiên - Huế tới Đồng nai, Bà rịa - Vũng tàu, Kiên giang
Tính vị, tác dụng
Cây toả mùi thơm nồng. Vỏ nhớt có mùi đặc biệt. Quả chứa dầu đặc, có màu nâu và mùi vị đặc biệt.
Công dụng
Vỏ làm nhang trầm. Gỗ có dác hồng và lõi trắng hay xám có ánh hồng, được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng thông thường.
Bài viết cùng chuyên mục
Cải trời, thanh can hoả
Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng
Mộc thông: thuốc bổ và lợi tiêu hoá
Tất cả các bộ phận của cây đều có vị chát, tính nóng. Lá có hoạt chất gây phồng da, làm cho viêm tấy, gây loét. Ở Trung Quốc, cây được xem như kích thích ngũ quan và các khiếu.
Quế rành: trị ỉa chảy, cảm cúm và sốt rét
Vỏ và lá đều có mùi thơm, mùi thơm này cũng thay đổi tuỳ vùng phân bố của cây, vỏ rễ, vỏ thân, lá, cành đều có vị cay, hơi ngọt, tính ấm; có tác dụng khư phong tán hàn
Cau chuột Nam Bộ: dùng để ăn với trầu
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam và Campuchia. Chỉ gặp trong rừng thường xanh ở vùng thấp ở Bảo chánh và Phú Quốc.
Ngõa khỉ: khư phong lợi thấp
Ở Campuchia, gỗ cây màu xám, có vân nâu, dễ gãy, dùng làm thuốc hút như thuốc lá, khói thuốc thoát ra được xem như là thuốc trị đường mũi
Ba gạc, cây thuốc chữa đau đầu
Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở
Chòi mòi tía: dùng trị ban nóng lưỡi đóng rêu
Rễ chòi mòi tía được dùng trị ban nóng, lưỡi đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều, ngực bụng đau có hòn cục, đàn ông cước khí, thấp tê
Nhàu: được dùng chữa cao huyết áp
Rễ cây được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp.
Bài cành, cây thuốc lợi tiểu
Cây phân bố ở Ân Độ, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc trong rừng hơi ẩm, thuộc một số tỉnh phía Nam như Tây Ninh, Sông Bé
Cẩu tích Nhật Bản: dùng trị mụn nhọt độc
Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm
Chân danh hoa thưa: dùng trị lưng gối đau mỏi
Ở Trung Quốc, dùng trong trị lưng gối đau mỏi và dùng ngoài trị đòn ngã, dao chém
Lấu ông: cây thuốc
Lấu ông, một loài cây thuộc họ Cà phê, là một loại dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Cây thường được tìm thấy ở các vùng rừng núi và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Chua ngút đốm: dùng quả làm thuốc trừ giun
Cây bụi cao 2m, nhánh non có lông sát, lá có phiến bầu dục, dài 6 đến 10cm, rộng 4,5 đến 5,5cm, mỏng, mép có răng mịn ở phần trên, nâu đen mặt trên lúc khô; cuống 1cm.
Mua leo, dùng chữa sưng tấy
Loài của Việt Nam, Lào. Cây mọc ở ven rừng thưa, nơi hơi ẩm và có nhiều ánh sáng ở Bắc bộ và Trung bộ Việt Nam. Thu hái dây lá quanh năm, thái ngắn, phơi khô
Cần tây: chữa suy nhược cơ thể
Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém.
Cỏ gấu ăn: trị bệnh viêm dạ dày
Củ dịu và ngọt giống hạt dẻ và dùng làm thức ăn ngon, do có tỷ lệ dầu cao nên chất bột chế từ củ là một loại thức ăn cho nhiều năng lượng, củ có tác dụng kích dục và kích thích.
Chè: dùng khi tâm thần mệt mỏi đau đầu mắt mờ
Chè có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm.
Kim cang đứng, cây thuốc
Theo Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam, ở Campuchia và Lào, thân rễ và lá được dùng trong y học dân gian
Mần mây: làm chắc chân răng
Vỏ dùng làm thuốc uống làm chắc chân răng và dùng chữa viêm lợi. Người ta còn dùng làm thuốc tẩy xổ trong các bệnh về gan. Ở Thái Lan, vỏ được dùng uống trong làm thuốc trị giun.
Cóc kèn: dùng chữa sốt rét kinh niên
Cây được dùng chữa sốt rét kinh niên, huyết ứ, đàm ngưng sinh ra thũng trướng, trị ho và kiết lỵ, quả chữa đau răng, bạch đới hạ. Rễ dùng sát trùng vết thương và làm thuốc diệt ruồi
Ổ rồng tràng: làm thuốc bó gãy xương
Dân gian làm thuốc bó gãy xương, người ta dùng cả cây giã nhỏ trộn với muối đắp chữa ghẻ, ở Campuchia, người ta dùng dịch lá cho phụ nữ có mang uống cho khỏe.
Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm
Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.
Lấu bò, thuốc giảm đau
Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang bám trên các cây gỗ hay trên đá. Thu hái toàn cây quanh năm dùng tươi hay phơi khô
Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế
Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng
Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng, Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm