Keo giậu, thuốc trị giun

2017-12-04 01:10 PM
Hạt Keo giậu sao vàng thì có vị hơi đắng nhạt, mùi thơm bùi, để sống thì mát, tính bình; có tác dụng trị giun

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Keo giậu, Táo nhơn, Bình linh, Bọ chét hay Keo giun  -  Leucaena Leucocephala (Lam.) De Wil, thuộc họ Đậu  -  Fabaceae.

Mô tả

Cây nhỏ cao tới 5m, không có gai, vỏ thân màu nâu nhạt. Lá kép lông chim hai lần; cuống chung dài 12 - 20mm; lá lông chim 4 - 8 đôi; lá chét 12 - 18 đôi gần nhu không cuống và hình lưỡi liềm, dài 10 - 15mm, rộng 3 - 4mm. Cụm hoa hình đầu ở nách lá, gồm nhiều hoa màu trắng. Quả đậu dẹt màu nâu, dài 13 - 14cm, rộng 15mm, đầu quả có mỏ nhọn; hạt 15 - 20, dẹt, lúc non màu lục; khi già màu nâu nhạt, cứng, nhẵn.

Mùa hoa tháng 4 - 6; quả tháng 7 - 9.

Bộ phận dùng

Hạt  -  Semen Leucaenae Leucocephalae.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở nhiệt đới Mỹ châu, được thuần hoá ở nhiều nước Đông Nam Á. Có nơi cây phát tán hoang dại, nhưng cũng thường được trồng ở nhiều nơi làm hàng rào giậu, làm cây che bóng và cải tạo đất, lấy lá làm thức ăn cho gia súc và làm phân xanh. Thu hoạch quả chín vào mùa hè  -  thu, rồi đập lấy hạt, đem phơi hay sấy khô. Có thể dùng hạt tươi.

Thành phần hoá học

Lá chứa tanin, quercitrin và là nguyên liệu cho protein và caroten. Còn có alcaloid độc là leucenin hoặc leucenol tương tự chất mimosin trong các loài thuộc chi Mimosa. Hạt chứa dầu béo, trong đó có các acid béo (palmitic, stearic, behenic, lignoceric, oleic và linoleic); hạt còn chứa chất nhầy gồm mannan, galactan và xylan.

Tính vị, tác dụng

Hạt Keo giậu sao vàng thì có vị hơi đắng nhạt, mùi thơm bùi, để sống thì mát, tính bình; có tác dụng trị giun.

Công dụng

Để trị giun, thường dùng hạt tươi ăn hoặc dùng hạt khô rang lên cho nở, tán bột uống, hoặc thêm đường làm thành bánh. Ngày dùng 10 - 15g (trẻ em) hoặc 25 - 50g (người lớn) uống vào sáng sớm lúc đói, liền trong 3 - 5 buổi sáng. Không cần dùng thuốc tẩy. Có thể phối hợp với các loại hạt khác như Sử quân tử thì hiệu quả càng cao.

Ở Ân độ, người ta còn dùng vỏ cây làm thuốc chữa bệnh đường tiêu hoá.

Ghi chú

Keo giậu là nguồn thức ăn giàu protein cho gia súc, nhất là các loài nhai lại (trâu bò). Còn đối với các loại động vật khác như ngựa, lợn, thỏ, gà... thì nếu ăn quả nhiều lá, có thể ngộ độc gây rụng lông và nếu ăn nhiều quả và hạt thì có triệu chứng ngộ độc như đối với Selenium. Người ta giải thích là do trong lá có alcaloid leucenin, còn trong hạt có nhiều Selenium được tích tụ lại do quá trình hấp thụ nguyên tố này trong đất trồng. Người ta cũng đã lưu ý đến tác dụng ngừa thai của vỏ rễ và vỏ thân Keo giậu khi thí nghiệm trên chuột nhắt trắng.

Bài viết cùng chuyên mục

Cám trắng: trị cơn đau bụng

Ở Campuchia, người ta ngâm hay hãm vỏ để uống trị các cơn đau bụng hay cơn sỏi

Đuôi công hoa đỏ, cây thuốc chữa ho

Cũng như Đuôi công hoa trắng, dùng làm thuốc chữa ho, chữa hắc lào, tê thấp, bệnh liệt, khó tiêu, trướng bụng

Gáo vàng, cây thuốc chữa xơ gan

Thường dùng làm thuốc bổ đắng, chữa sốt và chữa xơ gan cổ trướng, Dùng 10, 15g, sắc uống. Để chữa xơ gan, phối hợp với Cỏ sữa. Cỏ xước, mỗi vị 10g

Ga: cây thuốc trị lỵ

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, vỏ được dùng sắc uống trị lỵ, Cũng được dùng chữa bệnh cho gia súc.

Mua tép Nêpan, trị viêm gan hoàng đản

Ở Trung Quốc, rễ cùng được dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm ruột, lỵ và dùng ngoài trị ngoại thương u huyết

Cà độc dược cảnh: ngăn suyễn giảm ho

Cây của Mêhicô và Pêru được trồng làm cảnh, có nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp quanh năm và thơm, nhất là vào buổi tối. Có thể nhân giống bằng cành giâm.

Đa tròn lá, cây thuốc chữa bệnh lậu

Nhựa cũng được dùng đắp ngoài vào các chỗ đau do tê thấp và đau lưng, Nước pha vỏ cây làm thuốc trị lỵ, ỉa chảy và đái đường

Móng bò vàng: dùng trị viêm gan

Ở Ân Độ, nước sắc vỏ rễ dùng trị viêm gan, trị giun; chồi và hoa non dùng trị bệnh lỵ. Quả dùng lợi tiểu. Cây dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt.

Kim cang lá bắc, thuốc lợi tiểu

Thân rễ dùng sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống lợi tiểu, tiêu độc trị đau nhức xương

Mơ tam thể, chữa kiết lỵ đi ngoài ra máu

Nhân dân ta quen dùng lá Mơ Tam thể để chữa kiết lỵ đi ngoài ra máu mùi hoặc có sốt, hay đại tiện thất thường, ỉa chảy phân lổn nhổn: người ta lấy lá Mơ Tam thể thái nhuyễn trộn với một quả trứng gà

Đậu gió, cây thuốc trị đau bụng

Vỏ và hạt được dùng làm thuốc trị đau bụng, nhất là đau bụng bão, Ở Philippin, Đậu gió được dùng để chữa bệnh tả, sốt, đau dạ dày

Bụp giấm: trị bệnh về tim và thần kinh

Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng.

Bấc: cây thuốc chữa mất ngủ

Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm lầy, gặp nhiều ở Nam Hà, Ninh Bình, Lâm Đồng, Cũng được trồng để lấy bấc và để làm thuốc.

Bán biên liên, cây thuốc lợi tiểu

Tràng hoa màu tím, màu xanh lơ hay trắng, chẻ tới gốc, 5 thuỳ hình trái xoan, 2 cánh tròn nhỏ hơn, Nhị 5, hình cong, dính ở đỉnh thành một cái vòng quanh nuốm

Nghể bào: trị rắn độc cắn

Lá có phiến xoan thon, dài 5 đến 8cm, rộng 3 đến 5cm, gốc tròn rồi từ từ hẹp trên cuống, chóp nhọn, có lông mịn, mép có rìa lông.

Hàm huốt: cây thuốc chữa đau xương

Loài phân bố từ Lạng Sơn, Hoà Bình, Ninh Bình đến Lâm Đồng, Đồng Nai, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cả cây chữa đau xương, cảm.

Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng

Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.

Ba gạc Châu đốc, cây thuốc hạ huyết áp

Reserpin có tác dụng hạ huyết áp, làm tim đập chậm, có tác dụng an thần, gây ngủ, và còn có tác dụng kháng sinh, sát trùng

Ngâu: chữa sốt vàng da

Hoa và lá Ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10 đến 16g, dưới dạng thuốc sắc.

Đậu mèo lớn, cây thuốc có độc

Ở một số vùng, người ta giã hạt ra làm thuốc kích dục, Còn ở Ân Độ, vỏ được dùng trị đau thấp khớp, giã ra, trộn với gừng khô và đắp trên phần đau

Gõ đỏ, cây thuốc chữa đau răng

Vỏ được dùng trong thú ý giúp ăn ngon và bổ đối với động vật nuôi, như ngựa, người ta dùng hạt sắc nước xoa ngậm chữa đau răng

Chay: đắp vết thương để rút mủ

Cây chay là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có lá to, hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Quả chay hình cầu hoặc hình bầu dục, khi chín có màu vàng hoặc vàng cam.

Đạt phước, cây thuốc hạ sốt

Ở Inđônêxia, vỏ được dùng làm thuốc hạ sốt, Hoa có mùi thơm rất dễ chịu, dùng trộn với thuốc lào để ướp hương cho có mùi thuốc phiện

Hải anh, cây thuốc hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ

Hồng: cây thuốc giáng nghịch hạ phong

Hồng (hay còn gọi là hồng táo, táo tàu) là một loại quả quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, hồng còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng giáng nghịch hạ phong, bổ huyết, nhuận táo.