Kê: thuốc chữa ho

2017-11-28 09:35 AM

Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Kê, Lúa kê  -  Setaria italica (L.) P. Beanv., thuộc họ Lúa  -  Poaceae.

Mô tả

Cây thảo hằng năm, có thân mọc thành túm, có khi to, đen hay hơi phân nhánh, cao 0,50 - l,80m. Lá phẳng, mềm, mọc đứng, hình dải, nhọn dài, có mép ráp hay có gai nhỏ, dài 15 - 50cm, rộng 1 - 2cm. Chuỳ hoa dạng bông, nhiều lần kép, khúc khuỷu, ở ngọn thòng xuống và hình trụ, dày đặc, tròn hay thót, ngắn ở đỉnh, dài 10 - 35cm, rộng 2 - 3cm. Quả thóc hình bầu dục, dạng cầu, màu trắng.

Bộ phận dùng

Hạt và mầm hạt (Cốc nha hay Túc nha)  -  Semen Setariae et Fructus Setariae Germinatus.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Ân độ, được trồng nhiều để lấy hạt làm lương thực và làm thức ăn gia súc. Cây mọc nhanh, có thể mọc trên các loại đất cát vùng đồng bằng và cả ở trên các vùng núi.

Thành phần hoá học

Sau khi sấy vỏ, hạt chứa 73% hydrat carbon, 10,8% protein và 2,9% lipid. Các acid amin từ protein được giải phóng do sự lên men thấp hơn ở sữa và Lúa mì.

Tính vị, tác dụng

Kê có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận. Ở Ân độ, được xem như lợi tiểu và thu liễm. Cốc nha có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng tiêu thực hoà trung, kiện tỳ khai vị; cốc nha sao lại tiêu thực; còn cốc nha tiêu (sao cháy) có tác dụng làm tiêu tích trệ.

Công dụng

Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.

Ở Ân độ, người ta dùng ngoài trị thấp khớp và là vị thuốc gia dụng làm dịu các cơn đau do sinh đẻ.

Ở Trung quốc, hạt dùng nấu cháo cho người đau dạ dày và bột các hạt đã rang, pha với nước mật dùng cho trẻ em bị bệnh nhọt. Cốc nha dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy miệng hôi, tỳ vị hư yếu; kém ăn; cốc nha sao dùng trị kém ăn; cốc nha tiêu dùng trị tích trệ không tiêu. Liều dùng 9 -  15g.

Đơn thuốc

Chữa âm hư háo khát, mỏi mệt bải hoải sau những buổi thức đêm mất ngủ hay lao động, phòng dục quá độ, trong người hấp nóng, ho, mồ hôi trộm, khó ngủ: dùng hạt Kê nấu chè đường ăn thì mát khoẻ, lại sức.

Bài viết cùng chuyên mục

Nấm cà: cây thuốc

Nấm cà mọc đơn độc hay thành cụm lớn trên đất nhiều chất hữu cơ, trên đất vườn vào mùa xuân hè và thu, nhất là từ tháng 4 tới tháng 5 ở Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nội

Quặn hoa Grandier: nhựa dùng đắp vết thương

Loài đặc hữu của Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, có ở Bàna, núi Đinh, Gia Rai, Đắc Nông, Nhựa dùng đắp vết thương

Lu lu đực: thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Ở châu Âu, người ta cho rằng nó có tính chống co thắt, giảm đau, làm dễ ngủ.

Chanh rừng: dùng để chế loại nước uống tăng lực

Cây của Việt Nam và Campuchia, thường gặp trong rừng rậm ở Campuchia và trên đất cát nghèo ở Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai và ra tới Côn Đảo.

Chút chít hoa dày: rễ làm thuốc chữa táo bón

Nếu dùng với liều cao sẽ gây tẩy xổ, dùng ngoài chữa ứ huyết sưng đau, trứng cá, hắc lào, lở ngứa, chốc đầu, âm hộ ngứa; lấy rễ hoặc lá tươi giã nát hoà với giấm hoặc ngâm rượu bôi

Chìa vôi bốn cạnh: trị rối loạn tiêu hoá

Ở nước ta, nhân dân thường dùng dây sắc uống làm trà cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho lại sức, Còn Ấn Độ, người ta dùng lá và chồi hoa giã làm bột để trị rối loạn tiêu hoá.

Cải thảo: thanh nhiệt nhuận thấp

Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin

Cam thảo: giải độc nhuận phế

Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho

Chuối rừng: vỏ quả dùng chữa ỉa chảy

Rễ làm an thai; vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu, thường dùng 10 đến 20g rễ sắc nước uống, có thể phối hợp với rễ móc, vỏ quả 4 đến 8g sắc nước uống.

Quế hoa trắng: dùng trị tê thấp đau bụng ỉa chảy

Vỏ dùng ăn trầu, làm nhang, làm thuốc trị bệnh lậu, lá dùng trị tê thấp, đau bụng, ỉa chảy và trị bò cạp đốt.

Hòe: cây thuốc chữa xuất huyết

Nụ hoa Hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não.

Bông vàng lá hẹp: làm thuốc sát trùng

Gốc ở Brazil, được nhập trồng làm cảnh ở Cần Thơ, và vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở Trung Quốc, người ta sử dụng cây làm thuốc sát trùng, diệt bọ gậy.

Đơn hồng, cây thuốc trị ghẻ

Ở Ân Độ và Malaixia, người ta dùng lá vò ra hoặc giã nát đắp trị ghẻ, ngứa ngáy và các bệnh ngoài da, Lá cây được giã ra trộn với cơm ăn, chữa bệnh về tim

Hàn the: vị thuốc trị đái buốt bí tiểu tiện

Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày.

Bời lời đắng: đắp lên vết đau

Ở Malaixia, lá cây luộc lên có thể dùng để đắp lên những vết đau, và mụn nhọt như một thứ cao dán

Hoàng kỳ, cây thuốc giải độc

Tính vị, tác dụng, Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu

Muối hoa trắng: lương huyết giải độc

Rễ, lá dùng trị viêm hầu họng, cảm mạo phát nhiệt, ong vàng châm, gãy xương ngoại thương, rắn cắn, phong thấp đau nhức khớp, ho.

Quýt rừng: chữa các bệnh đường hô hấp

Quả ăn được, quả và lá dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, dân gian cũng dùng rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ

Ô núi Ava: dùng làm thuốc trị ghẻ

Dân gian dùng làm thuốc trị ghẻ, Ở Trung Quốc Quảng Châu, người ta dùng toàn cây trị viêm gan, đau bụng kinh, đòn ngã tổn thương.

Cam hôi: thuốc trị ho

Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm

Phòng phong nam: dùng trị đau phong thấp đau dạ dày

Cây được dùng trị đau phong thấp, đau dạ dày, tiêu hoá không bình thường, sán khí, trẻ em kinh phong, sốt rét, gân xương tê đau, đòn ngã tổn thương

Cocoa: dùng chữa lỵ

Quả ăn được, có vị dịu, rễ, vỏ và lá có tính se và trước đây ở Angti, người ta dùng chữa lỵ, hạt cho dầu cũng dùng để chữa lỵ

Men bia, kích thích hấp thụ thức ăn

Khi còn tươi men bia là một loại bột vàng sáng, khó bảo quản. Còn ở trạng thái khô, nó lại là một loại bột màu xám xám có thể bảo quản trong vòng một năm trong lọ kín, tránh ánh sáng và nóng tới 45 độ

Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn

Chuối: giúp ích cho hệ xương cho sự sinh trưởng

Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy.