Ké hoa vàng, thuốc tiêu viêm, tiêu sưng

2017-12-02 02:12 PM
Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ké hoa vàng. Chổi đực, Ké đồng tiền - Sida rhombifolia L., thuộc họ Bông  -  Malvaceae.

Mô tả

Cây nửa bụi mọc đứng cao cỡ 1m. Thân và cành có lông hình sao.

Lá mọc so le, hình quả trám, mép khía răng tù, mặt dưới có lông hình sao. Hoa màu vàng mọc ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Quả nang, có sừng nhọn, các mảnh có vỏ mỏng. Hạt có lông.

Cây ra hoa từ tháng 9 đến tháng 12.

Bộ phận dùng

Toàn cây  -  Herba Sidae Rhombifoliae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang dại ở các bãi cỏ, đường đi quanh các làng. Thu hái toàn cây vào mùa khô, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học

Lá chứa nhiều chất nhầy.

Tính vị, tác dụng

Lá tươi mềm và nhầy, có tính làm dịu. Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ, giải cảm phong nhiệt. Lương y Nguyễn An Cư cho biết nó có công dụng tiêu ban thoái nhiệt, hoá thực, khai uất, lợi phế khí, hạ đờm hỏa, tiêu ung, phá trệ, phát hàn, giải biểu.

Công dụng

Thường được chỉ định dùng trị 1. Cảm cúm, viêm amygdal; 2 Viêm ruột; 3. Vàng da, sốt rét; 4. Sỏi niệu đạo; 5. Đau dạ dày. Ngày dùng 15  - 30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị nhọt và viêm mủ da, viêm hạch bạch huyết cổ do lao, eczema. Giã cây tươi đắp ngoài hay nấu nước rửa. Có thể phối hợp với lá Cỏ xước.

Ở Ân độ, lá giã ra dùng đắp tiêu sưng. Thân nhiều chất nhầy dùng làm thuốc dịu, dùng cả bên trong và bên ngoài. Rễ dùng trị tê thấp.

Ở Âu châu, toàn cây được dùng trị lao phổi và thấp khớp.

Đơn thuốc

Viêm ruột lỵ: Dùng Ké hoa vàng, Mã đề, mỗi vị 30g, Nghể răm 15g, sắc uống.

Vàng da: Dùng Ké hoa vàng, Vẩy rồng, Hàm ếch, mỗi vị 30g sắc uống.

Viêm hạch bạch huyết do lao cổ: Dùng Ké hoa vàng 60g nấu với thịt với lượng gấp đôi rồi ăn. Cũng dùng lá tươi đắp ngoài.

Chữa sốt, đau lưng, tê thấp: Dùng toàn cây 30g sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Mộc tiền to: thuốc trị ho

Ở Ân Độ và Malaixia, rễ lấy trong các lá hình bầu dùng phối hợp với lá Trầu không làm thuốc trị ho; các thân bò cũng có thể thay thế cho rễ.

Cẩm cù xoan ngược: làm thuốc trị sốt rét

Nhân dân thường dùng lá làm thuốc trị sốt rét. Ở vùng Tateng của Campuchia, người ta lấy nhựa để làm liền sẹo những vết chém

Nghể bún: dùng trị lỵ

Cây thường được dùng trị lỵ, xuất huyết, bệnh scorbut, vàng da, thấp khớp mạn tính. Rễ dùng trị ho và các bệnh về ngực.

Cỏ gừng: cây thuốc hành huyết, lương huyết, lợi tiểu

Cỏ ống có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng hành huyết, lương huyết, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc, sát trùng đường tiết niệu

Giẻ, cây thuốc chữa đẻ khó

Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa, Ở Hoà Bình, đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó

Móc cánh hợp: cây thuốc

Móc cánh, với tên khoa học Caryota sympetala Gagnep, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây thường được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới ẩm, đặc biệt là ở các vùng núi cao.

Muồng ngủ: thanh can hoả

Hạt Muồng ngủ để tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng.

Đầu heo, cây thuốc chữa hen suyễn

Vỏ để nhuộm và thuộc da. Quả ăn được tuy hơi chua, Lá dùng làm thức ăn cho vật nuôi, và có thể dùng để luyện thuốc trị bệnh suy nhược

Quyển bá bám đá: tác dụng thanh nhiệt lợi thấp tiêu viêm

Được dùng trị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, lưng eo đau nhức, mồ hôi trộm, trướng bụng, phù thũng toàn thân, tiểu tiện bất lợi, bỏng lửa, bỏng nước, dao chém xuất huyết, rắn cắn

Mướp đắng: làm thuốc bổ máu

Mướp đắng, khổ qua, lương qua, với tên khoa học Momordica charantia L. là một loại cây thuộc họ Bầu bí. Quả mướp đắng có vị đắng đặc trưng nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Ban rỗ: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để trị các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và trị lậu.

Lát hoa, thuốc trị ỉa chảy

Vỏ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, gỗ cũng dùng được như vậy. Gỗ có màu hồng nhạt, lõi nâu đỏ có cánh đồng, vân dẹp, thớ mịn, dùng đóng đồ gỗ quý

Móng bò lông đỏ, uống trị đau bụng

Loài chỉ biết có ở Lào và vùng phụ cận của Bắc Việt Nam, như ở Lai Châu trên độ cao 900m. Cũng có trồng ở Hà Nội

Cải soong: trị chứng ăn mất ngon

Cải soong được dùng làm thuốc uống trong trị chứng ăn mất ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh scorbut, chứng thiếu máu, bệnh lao.

Chìa vôi Java: dùng trị bệnh mày đay

Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng trị bệnh mày đay, thấp sang, viêm da dị ứng, gãy xương đứt gân, đòn ngã tổn thương, phong thấp tê bại

Kinh giới nhăn: thuốc cầm máu giảm đau

Ở Trung quốc, cây được dùng trị cảm mạo phong hàn, đau đầu nôn mửa, viêm dạ dày ruột cấp tính, sản hậu đau bụng, lỵ, ăn uống không tiêu, ỉa chảy.

Men bia, kích thích hấp thụ thức ăn

Khi còn tươi men bia là một loại bột vàng sáng, khó bảo quản. Còn ở trạng thái khô, nó lại là một loại bột màu xám xám có thể bảo quản trong vòng một năm trong lọ kín, tránh ánh sáng và nóng tới 45 độ

Ngải lục bình, chữa nóng sốt

Ở Inđônêxia, người ta dùng củ của nó để nhai, nhằm làm dịu cơn đau và các cơn choáng do ngộ độc cá và giáp xác độc

Khôi nước: thuốc trị thấp khớp

Hạt dùng trị rắn cắn, dầu hạt được sử dụng ở Ân độ đắp ngoài trị thấp khớp, Ở Trung quốc dùng thay cho hạt Ba đậu, Với liều cao sẽ gây độc.

Lục lạc lá bắc: trị sốt và chống ecpet

Loài phân bố ở Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam đến Philippin. Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng rụng lá từ Ninh Bình qua Quảng Bình.

Hy thiêm: thuốc trị phong thấp

Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt.

Hoa phấn, cây thuốc tiêu viêm

Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu

Huyết rồng hoa nhỏ, thuốc bổ huyết, hoạt huyết

Cũng dùng như Huyết rồng, chữa khí hư, kinh bế, trị di tinh, bạch đới, kinh nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết

Cải rừng bò lan: cây thuốc

Cải rừng bò lan, hay còn gọi là Hoa tím lông (Viola serpens), là một loài thực vật thuộc họ Hoa tím. Cây thường mọc ở vùng núi cao, có nhiều tác dụng trong y học dân gian.

Đay quả dài, cây thuốc phòng đột quỵ

Thường được dùng trong trường hợp đề phòng đột quỵ vì sốt nóng và trị táo bón, đái buốt, đái khó, lậu, sỏi thận cấp tính, lỵ