- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ké hoa đào: thuốc tiêu viêm trừ thấp
Ké hoa đào: thuốc tiêu viêm trừ thấp
Tính vị, tác dụng, Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ké hoa đào, Ké hoa đỏ - Urena lobata L., thuộc họ Bông - Malvaceae.
Mô tả
Cây nhỏ cao chừng 1m hay hơn. Cành có lông hình sao. Lá mọc so le, chia thuỳ nông, mặt trên xanh, mặt dưới xám, có lông, mép khía răng, gân chính có một tuyến ở gốc. Hoa màu hồng như hoa đào, mọc riêng lẻ hay thành đôi nách lá. Quả hình cầu dẹt, có lông, chia 5 mảnh, phía trên có nhiều gai móc. Hạt có vân dọc.
Bộ phận dùng
Rễ hoặc toàn cây - Radix seu Herba Urenae Lobatae.
Nơi sống và thu hái
Cây của vùng Ân độ - Malaixia mọc hoang trên các bãi trống, ven đường đi. Thu hái cây và rễ quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học
Hạt chứa urease.
Tính vị, tác dụng
Ké hoa đào có vị ngọt dịu, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm trừ thấp, lợi tiểu.
Công dụng
Rễ dùng chữa 1. Thấp khớp, đau khớp; 2. Cảm cúm, viêm amygdal; 3. Viêm ruột, lỵ, tiêu hoá kém; 4 Bạch đới; 5. Sốt rét; 6. Bướu giáp. Liều dùng 15 - 30g, dạng thuốc sắc dùng ngoài, lấy toàn cây trị chấn thương bầm giập, gãy, vết thương, viêm vú, rắn cắn. Dùng cành lá giã đắp.
Ở Ân độ, người ta dùng rễ làm thuốc đắp ngoài trị tê thấp. Người ta thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Để chữa lỵ, thêm lá cây Ba chẽ. Để chữa rong huyết, thêm Mần tưới, Chỉ thiên, Mã đề. Để chữa bạch đới, khí hư, thêm Chua ngút, Bòng bong lá to.
Dân gian còn dùng rễ Ké hoa đào sắc uống chữa hen.
Bài viết cùng chuyên mục
Kim ngân: thuốc trị mụn nhọt
Kim ngân có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Cây có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiêu hoá và chống lỵ.
Móng ngựa lá to, tác dụng chống nôn
Thân rễ làm rau ăn được. Dân gian ở Kontum dùng làm thuốc chữa đau dạ dày, đau ruột. Ở Thái Lan, thân rễ được dùng trừ nôn mửa, cầm ỉa chảy, rễ dùng ngoài đắp làm thuốc cầm máu
Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp
Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương
Cò ke lông: cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ
Quả và rễ dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ, Rễ cũng được dùng giã ra ngâm trong nước để dùng ngoài chống sự mưng mủ và dùng như thuốc bột lên vết thương
Hóp: cây thuốc chữa sốt buồn nôn
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Chữa sốt, buồn nôn, mửa, cháy máu cam, băng huyết, đái ra máu, Ngày dùng 10, 15g dạng thuốc sắc.
Cỏ bông: dùng sắc nước uống lợi tiểu
Cỏ sống hàng năm, thân cao 15 đến 45cm, thành bụi dày thường mảnh, lá hẹp, hình dải dài 2,5 đến 7,5cm, nhẵn, mép ráp bẹ lá nhẵn, họng có lông dài, lưỡi bẹ có dạng một vòng lông mi
Ngõa lông: kiện tỳ ích khí
Vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, chỉ tả, mạnh gân cốt, kiện tỳ ích khí, hoạt huyết khư phong
Mưa cưa: uống sau khi sinh con
Loài của Ân Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Cây khá phổ biến ở Nam bộ, Đồng Nai, Sông Bé và Trung bộ Việt Nam, Khánh Hoà, Kon Tum, cũng gặp ở Lào.
Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết
Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả
Nghể thường: chữa đau ruột
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc uống chữa đau ruột và cây được dùng tán bột uống chữa viêm phổi
Nghể râu: bạt độc sinh cơ
Ở Malaixia, lá nghiền nhỏ được dùng xát lên vết thương bị ruồi cắn trên da các con dê. Lá non có thể luộc làm rau ăn
Găng cơm: cây thuốc trị lỵ
Vỏ và cành non dùng trị lỵ, Ở Ân Độ nước sắc lá và rễ được chỉ định dùng trong một số giữa đoạn của bệnh ỉa chảy.
Chóc móc: thường được dùng chế làm trà uống
Cây của miền Đông Dương và Malaixia mọc hoang ở độ cao 400 đến 800m nhiều nơi ở miền Nam nước ta. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi
Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa
Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu
Mỏ chim, có thể gây sẩy thai
Cây gỗ cao đến 15m, có các nhánh nhỏ. Lá có phiến hình bầu dục, tù hay hơi nhọn ở gốc, có mũi tù và nhọn cứng ở chóp, dạng màng cứng hơi có răng cưa ở mép dài
Mắc cỡ: an thần dịu cơn đau
Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có ílavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin.
Cóc kèn: dùng chữa sốt rét kinh niên
Cây được dùng chữa sốt rét kinh niên, huyết ứ, đàm ngưng sinh ra thũng trướng, trị ho và kiết lỵ, quả chữa đau răng, bạch đới hạ. Rễ dùng sát trùng vết thương và làm thuốc diệt ruồi
Cải trời, thanh can hoả
Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng
Mùi chó quả mọng, cây thuốc
Thuốc đắp thường không có kết quả tốt, nhưng lá khô ngâm trong cồn chiết ether lại làm phồng da nhanh và không gây đau đớn. Nếu cho nước cồn chiết ether bay hơi thì phần còn lại là một chất nhựa
Ngấy lông gỉ, trừ phong thấp
Cây mọc dọc đường đi, ven các làng, các bụi cây ở Lạng Sơn. Thu hái rễ, lá vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, thái phiến, phơi khô
Bìm bìm dại, tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng
Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn
Báo xuân hoa: cây thuốc kiện tỳ
Hoa nhỏ có cuống hoa dài; lá đài có lông, tràng có ống mang 5 thuỳ, có vẩy ở miệng, nhị gắn ở nửa dưới của ống; bầu 1 ô, Quả nang nở thành 5 thuỳ từ đỉnh.
Nấm thông, trị chứng phụ nữ bạch đới
Thịt dày, cứng, trắng, có mùi vị dễ chịu, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải phiền, đường huyết hoà trung, thư cân hoạt huyết, bổ hư đề thần
Lục lạc bò: chữa rối loạn dạ dày
Cây thảo bò nằm; thân đầy lông phún vàng. Lá bầu dục đến tròn dài, dài 8-10mm, có lông như tơ nằm; cuống ngắn; lá kèm nhỏ, mau rụng.
Chuối rừng: vỏ quả dùng chữa ỉa chảy
Rễ làm an thai; vỏ quả dùng chữa ỉa chảy, lõi thân có thể đắp cầm máu, thường dùng 10 đến 20g rễ sắc nước uống, có thể phối hợp với rễ móc, vỏ quả 4 đến 8g sắc nước uống.