Ké đầu ngựa, thuốc chữa phong hàn đau đầu

2017-12-02 02:08 PM
Ké đầu ngựa được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đày, lở ngứa, tràng nhạc

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ké đầu ngựa - Xanthium inaequilaterum DC, thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo sống hằng năm, cao đến 1,2m. Thân có khía rãnh, có lông cứng. Lá mọc so le, có phiến đa giác, có thuỳ và răng ở mép, có lông ngắn ở hai mặt; gân gốc 3. Cụm hoa hình đầu gồm hai loại: cụm hoa đực nhỏ ở ngọn cành, to 5 - 6mm; cụm hoa cái cao 11mm, có móc cong, mang 2 hoa cái trong 2 ô, tròn, không có lông mào. Quả thuộc loại quả bế kép hình trứng, có vỏ (thực chất là lá bắc) rất cứng và dai, có hai ngăn, mỗi ngăn là một quả thật hình thoi dài 1,5cm.

Cây ra hoa quanh năm.

Bộ phận dùng

Quả - Fructus Xanthii, thường gọi là Thương nhĩ tử. Phần cây trên mặt đất -  Herba Xanthiicũng được sử dụng. Ở Trung quốc, người ta dùng quả của loài Xanthium sibiricum Patrin. gọi là Thương nhĩ. Ở Ân độ, người ta dùng loài Xanthium strumarium L. Tên này cũng thường được dùng để chỉ loài Ké đầu ngựa của nước ta. Chúng tôi dựa vào mô tả trong "Cây cỏ Việt Nam 1993" để giới thiệu tên trên. LoàiXanthium inaequilat erum DC., cũng gặp ở Trung quốc và có tên là Thiên cơ thương nhĩ (Thương nhĩ gốc lệch).

Nơi sống và thu hái

Loài cây của châu Mỹ được truyền vào nước ta, nay trở thành cây mọc hoang khắp Bắc Trung Nam. Người ta thu hái quả chín đem phơi hay sấy khô. Còn cây có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học

Trong quả Ké đầu ngựa có alcaloid, sesquiterpen lacton (Xanthinin, xanthumin, xanthatin), dầu béo; còn có iod với hàm lượng cao. Trong lá cũng có iod và vitamin C với hàm lượng cao. Trong cây có một hỗn hợp các alcaloid mà người ta thường coi là độc. Quả Ké đầu ngựa ở Trung quốc có xanthostrumarin, xanthanol, isoxanthanol và xanthumin.

Tính vị, tác dụng

Quả Ké đầu ngựa (Thương nhĩ tử) có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp. Lương y Việt Cúc ghi nhận về cây Ké đầu ngựa như sau: Thương nhĩ thảo ấm, giải phong nhiệt thấp tê, bổ não tuỷ, chữa nhức đầu viêm mũi dị ứng, bạch đới, lâm lậu

Ké đầu ngựa ngọt ôn, chữa não phong,

Nhức đầu đau mắt thấp tê rần,

Phong cùi lậu ké, cùng tiêu độc,

Óc nhiễm hàn, mũi chảy nước trong.

Công dụng

Ké đầu ngựa được dùng chữa phong hàn đau đầu, tay chân đau co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hôi, mày đày, lở ngứa, tràng nhạc, mụn nhọt, làm ra mô hôi. Còn dùng chữa đau răng, đau họng, bướu cổ, nấm tóc, hắc lào, lỵ. Liều dùng 6 - 10g dạng thuốc sắc. Toàn cây được dùng chữa tử cung xuất huyết, apxe sâu, hủi và eczema. Cũng có người dùng chữa thấp khớp, bướu cổ. Liều dùng 30 - 60g dạng thuốc sắc.

Ở Ân độ, người ta dùng toàn cây làm toát mồ hôi, làm dịu, làm tiết nước bọt, thường dùng trị sốt rét, Rễ đắng và bổ dùng trị bệnh tràng nhạc và ung thư. Còn quả làm mát, làm dịu kích thích, dùng trị bệnh đậu mùa.

Ở Trung quốc, quả được dùng phổ biến làm thuốc chống bướu cổ, dùng chữa viêm sưng tấy, dùng trong thuốc mỡ trị bệnh về da như eczema, ngứa, vết sâu bọ cắn và ghẻ. Cây được dùng làm thuốc ra mồ hôi, hạ nhiệt và an thần, trị thấp khớp và cảm lạnh. Rễ Ké đầu ngựa dùng trị ung thư và lao hạch; cao rễ được dùng tại chỗ trị vết loét, mụn nhọt, apxe.

Đơn thuốc

Chữa phong thấp, tê thấp, tay chân co rút: Quả Ké đầu ngựa 12g giã nát sắc uống.

Chữa phong thấp đau khớp, tê dại đau buốt nửa người, hoặc chân tay lở ngứa ra mồ hôi, viêm xoang, chảy nước mũi, đau trước trán, hay đau ê ẩm trên đỉnh đầu: Ké đầu ngựa 12g, Kinh giới, Bạch chỉ mỗi vị 8g; Xuyên khung, Thiên niện kiện mỗi vị 6g sắc uống.

Chữa phong hủi: Lá Ké đầu ngựa, lá Đắng cây, lá Thầu dầu tía, củ Khúc khắc đều 12g, lá Khổ sâm, lá Hồng hoa, lá Thanh cao, Kinh giới, Xà sàng, Bạch chỉ, đều 8g, Nam sâm 8g sắc uống. Thuốc dùng ngoài: Lá Ké đầu ngựa, Lá Cà độc dược, lá Trắc bá, lá Cau, lá Khổ sâm, lá Ngải cứu, lá Thông, lá Quýt nấu nước trước xông, sau tắm.

Chữa chứng phong khí mẩn ngứa: Lá Ké đầu ngựa tán bột 8g, uống với rượu ngâm đậu đen. Phối hợp với thuốc dùng ngoài: Lá Ké đầu ngựa, lá Bồ hòn, lá Nghể răm, lá Thuốc bỏng, nấu nước để xông và tắm.

Chữa đau răng: Sắc nước quả Ké (liều vừa phải) ngậm 10 phút rồi nhổ ra. Ngậm nhiều lần trong ngày.

Apxe sâu: Ké đầu ngựa 50g, Thài lài 30g giã đắp.

Apxe vú, bị thương chảy máu: Giã cây tươi đắp ngoài

Chữa các bệnh phong, dị ứng gan, mẩn ngứa, mày đay: Ké đầu ngựa 15g, Kinh giới bông 10g, Muồng trâu 15g, Cỏ Mần trầu 15g, Cam thảo đất 10g, Bạc hà 10g, Cỏ hôi 10g, Bèo tai tượ ng 15g, Chổi đực 10g, Nghể bà 10g. Các vị hiệp chung một thang, đổ một bát nước, sắc còn 8 phần, uống ngày 1 thang (Kinh nghiệm ở An giang).

Bài viết cùng chuyên mục

Nhài leo: dùng rễ để trị nấm tóc

Cây nhỡ leo, cành non vuông, có lông như phấn. Lá có phiến bầu dục thuôn, dài 4 - 7,5cm, rộng 2 - 3,5cm, chóp tù hay hơi lõm, gân phụ 4 - 5 cặp, mỏng, mặt trên nâu đen.

Kim tước chi, thuốc hạ sốt

Hoa và hạt rang lên dùng làm thuốc hạ sốt, lá dùng hãm làm trà uống và vỏ dùng sắc uống, dùng dưới dạng thuốc uống, nước rửa, nước súc miệng

Móng bò lông đỏ, uống trị đau bụng

Loài chỉ biết có ở Lào và vùng phụ cận của Bắc Việt Nam, như ở Lai Châu trên độ cao 900m. Cũng có trồng ở Hà Nội

Cỏ lào: cây thuốc cầm máu vết thương

Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm, Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella

Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán

Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh

Hổ vĩ mép lá vàng, chữa ho, viêm họng khản tiếng

Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá được dùng uống trong chữa ho, viêm họng khản tiếng

Ngô: trị xơ gan cổ trướng

Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng

Ngải thơm, trừ giun khai vị

Lá dùng làm gia vị, người ta dùng cây tươi hay khô, để tăng mùi vị cho thức ăn hoặc thay thế một số chất thơm hay rượu mùi

Chòi mòi: dùng chữa ho sưng phổi

Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn

Cò ke lông: cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ

Quả và rễ dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ, Rễ cũng được dùng giã ra ngâm trong nước để dùng ngoài chống sự mưng mủ và dùng như thuốc bột lên vết thương

Nắp ấm: thuốc trị ỉa chảy

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.

Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá

Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.

Ổ chim: làm thuốc giảm đau

Tất cả các bộ phận của cây, sao lên và hãm uống được dùng trong y học dân tộc để làm thuốc giảm đau một số bệnh và nhất là đối với các bệnh đường hô hấp

Kim ngân dại: thuốc hạ nhiệt

Hoa cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu tiện. Một số nơi cũng dùng lá Kim ngân dại nấu nước uống thay trà.

Móc: chữa đái ra máu

Bẹ non có vị đắng, sít, tính bình; có tác dụng thu liễm cầm máu và làm sít ruột, tan hòn cục. Quả Móc vị cay, tính mát; có tác dụng giải khát và mệt mỏi. Rượu có tác dụng nhuận tràng.

Bảy lá một hoa: thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, dân gian cho là thuốc chỉ đau, giải nhiệt và giải độc, có khả năng trị kinh phong, lắc đầu, lè lưỡi.

Gối hạc, cây thuốc chữa sưng tấy

Rễ Gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết, Do có tác dụng này như vị Xích thược nên người ta gọi là Nam xích thược

Chè dây: điều trị bệnh loét dạ dày

Vị ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày.

Đồng tiền, cây thuốc thanh nhiệt

Lá và rễ cây Đồng tiền có vị nhạt, se, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, hoạt huyết, tán ứ và tiêu bọc máu

Guột rạng, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng chỉ huyết, hoạt huyết tán ứ, cũng có thể rút độc sinh cơ

Mèn văn: trị bệnh ngoài da

Người ta cũng dùng dầu nhân hạt thay thế dầu hạnh nhân và dùng trong y học cổ truyền. Nhân hạt cũng được sử dụng làm thuốc mỡ bôi trị bệnh ngoài da và gôm của thân dùng trị bệnh ỉa chảy.

Hế mọ, cây thuốc trị lỵ amip

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Đồng bào Thái dùng trị lỵ amip và viêm đại tràng mạn tính

Móng bò lửa, thuốc chữa hậu sản

Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn

Mướp hỗ: cây thuốc chữa thổ huyết

Mướp hỗ, mướp tây và bí con rắn là những loại quả quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam . Chúng không chỉ là thực phẩm ngon mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.

Hương bài: thuốc trị lở ngứa sài ghẻ

Dùng rễ nấu nước tắm trị được lở ngứa, sài ghẻ, Thông thường người ta dùng rễ Hương bài làm nguyên liệu cất lấy tinh dầu thơm.