Kê cốt thảo, thuốc thanh nhiệt lợi tiểu

2017-11-28 09:37 AM
Thu hái toàn cây quanh năm, tách bỏ quả, rửa sạch phơi khô dùng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Kê cốt thảo  -  Abrus pulchellus Wall. ex Thw. subsp. cantoniensis (Hance) Verde., thuộc họ Đậu  - Fabaceae.

Mô tả

Dây leo gỗ, dài 60cm, đường kính 12mm, có lông mềm màu vàng nâu. Lá có 7 - 12 cặp lá chét nhỏ, dài 5 - 12mm, rộng 3 - 5mm, dạng tim, có lông xám. Cụm hoa ở ngọn hay nách lá, thành chuỳ mảnh, thẳng, dài 2 - 6cm; hoa dài 6mm, màu tím hồng nhạt. Quả đậu dài 3cm, có 4 - 5 hạt, bóng, màu nâu đen và nâu vàng nhạt.

Ra hoa và mùa xuân, mùa hạ.

Bộ phận dùng

Toàn cây  -  Herba Abri Cantoniensis.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Trung quốc, Thái lan và Việt Nam, thường gặp dọc đường đi, gần các khu dân cư, tới độ cao 500m. Ở nước ta, có gặp ở Buôn Ma thuột, tỉnh Đắc lắc. Thu hái toàn cây quanh năm, tách bỏ quả, rửa sạch phơi khô dùng.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau.

Công dụng

Ở Trung quốc, người ta dùng toàn cây trị: 1.Viêm gan cấp và mạn tính, hoàng đản, xơ gan cổ trướng, đau gan; 2. Viêm nhiễm đường tiết niệu, đái ra máu; 3. Phong thấp đau nhức xương khớp, đòn ngã tổn thương; 4. Viêm hạch bạch huyết cổ, rắn cắn; 5. Nóng sốt vào mùa hạ.

Rễ được dùng trị ứ huyết, nội thương và làm thuốc thanh lương giải nhiệt.

Liều dùng 30 - 60g, dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc

Vàng da: Kê cốt thảo 30g, nấu sôi với 8 quả Chà là đỏ.

Bệnh đường tiết niệu, đái ra máu: Kê cốt thảo 30g, Chó đẻ răng cưa 15g, Bòng bong 10g, nấu nước uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Choại: uống trị các cơn sốt

Ở Malaixia, người ta dùng nước sắc của cây và dịch của nó để uống trị các cơn sốt, nước hãm cây dùng đắp vào đầu để hạ nhiệt, làm mát.

Lá lụa, thuốc chữa bệnh ngoài da

Ở Ân Độ, người ta dùng lá nấu sôi trong sữa bò và thêm mật ong vào dùng đắp ngoài chữa phong hủi, ghẻ và bệnh ngoài da

Bướm bạc lá: rửa các vết thương

Lá bầu dục thuôn, có khi hình ngọn giáo ngược, nhọn và tròn ở gốc, nhọn thành đuôi ở chóp, dài 8 - 15cm, rộng 3 - 5cm, màu lục sẫm ở trên, màu sáng hơn ở dưới, mỏng, dai.

Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực

Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ.

Bưởi bung: tác dụng giải cảm

Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.

Kim cang quả to: thuốc chữa tê thấp

Cây này cũng được sử dụng trong y học dân tộc của Lào làm thuốc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ và làm thuốc chống ho.

Ké đồng tiền, thuốc lợi tiểu và lọc máu

Cây có nhiều chất nhầy, Trong cây có một alcaloid có tác dụng giống thần kinh giao cảm khá rõ, rất gần gũi, hoặc có thể là tương đồng với ephedrin

Bạch đàn nam: cây thuốc trị ho máu

Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc trong các lùm bụi, rừng bình nguyên ở nhiều nơi, thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam.

Mù mắt, cây thuốc làm cay mắt

Gốc ở Trung Mỹ được nhập trồng ở các nước Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Cây được trồng làm cảnh và cũng phát tán hoang dại ở miền Bắc nước ta

Bảy lá một hoa: thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, dân gian cho là thuốc chỉ đau, giải nhiệt và giải độc, có khả năng trị kinh phong, lắc đầu, lè lưỡi.

Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá

Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.

Đơn núi, cây thuốc chữa dị ứng

Lá cây dùng ăn gỏi và làm thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, ghẻ lở như các loài Đơn khác

Ích mẫu nam: thuốc hạ nhiệt giảm sốt

Lá có vị đắng, là loại thuốc bổ đắng, có tác dụng hạ nhiệt giảm sốt, chống nôn, chống co thắt và trừ giun, hạt có hoạt tính trừ ký sinh trùng sốt rét.

Nụ: cây thuốc chữa phù và đau bụng đầy hơi

Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam, trong các rừng ở độ cao 100 đến 800m trên mặt biển từ Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phú tới Ninh Bình, Thanh Hoá

Bí đao, có tác dụng lợi tiểu tiện

Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, thanh nhiệt, tiêu viêm. Vỏ Bí đao vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm tiêu thũng

Cỏ bướm: dịch lá được dùng trị bệnh lậu

Cây thảo bò có nhiều nhánh không đâm rễ, thân vuông, hơi có cánh hay không, lá có phiến thon tam giác dài 20 đến 35cm, rộng 12 đến 30mm, không lông; cuống dài 5 đến 15mm.

Cò ke lông: cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ

Quả và rễ dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ, Rễ cũng được dùng giã ra ngâm trong nước để dùng ngoài chống sự mưng mủ và dùng như thuốc bột lên vết thương

Chó đẻ: dùng chữa đau yết hầu viêm cổ họng

Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má

Chìa vôi bò: đắp ung nhọt lở loét và đinh nhọt

Lá và ngọn non của thứ có lá không đỏ ở mặt dưới thái nhỏ dùng nấu canh chua, Ở Ân Độ, người ta dùng cây giã đắp ung nhọt lở loét và cả đinh nhọt, áp xe nhỏ làm cho mưng mủ

Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh

Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc

Chua me đất hoa vàng: tác dụng giải nhiệt, kháng sinh, tiêu viêm

Người ta thường dùng các ngọn non để sống hay nấu canh chua, luộc với rau Muống, dùng ngoài giã tươi hoặc hơ nóng đắp để chữa vết thương, hoặc lấy nước uống

Đuôi trâu, cây thuốc đắp chữa rắn cắn

Đồng bào dân tộc Dao dùng vỏ cây nấu nước gội đầu và dùng lớp vỏ nhớt nhai nuốt nước; lấy bã đắp chữa rắn cắn

Đầu rùa, cây thuốc chữa nứt lẻ

Loài của Việt Nam và Thái Lan, Ở nước ta, cây Đầu rùa mọc ở những chỗ trống nhiều nắng các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận

Lòng mang, khư phong, trừ thấp

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính hơi nóng, có tác dụng khư phong, trừ thấp, dãn cơ, hoạt huyết và thông lạc

Mễ đoàn hoa, thư cân tiếp cốt

Được dùng làm thuốc hạ cơn sốt, trị đau dạ dày, ngoại thương xuất huyết, gãy xương kín, bệnh lở có mủ vàng