- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ích mẫu, thuốc hoạt huyết điều kinh
Ích mẫu, thuốc hoạt huyết điều kinh
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ích mẫu, Cây chói đèn - Leonurus heterophyllus Sweet, thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả
Cây thảo sống hằng năm cao hơn 1m. Thân vuông, ít phân nhánh. Lá mọc đối, có góc gần như tròn, có răng cưa rộng, các lá giữa dài, xẻ thuỳ, các lá ở ngọn ngắn, ít xẻ hoặc nguyên. Hoa trắng hồng hoặc tím hồng xếp thành vòng dày đặc ở nách lá. Quả nhỏ, có 3 cạnh, có màu nâu xám.
Ở loài Leonurus sibiricus L., cây nhỏ hơn, lá ở phía trên chia nhiều thuỳ hẹp hơn, cụm hoa rộng hơn, tràng hai môi với môi trên dài hơn môi dưới.
Cây ra hoa tháng 3 - 5, có quả tháng 6 - 7.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Leonuri, thường gọi là Ích mẫu thảo; quả - Fructus Leonuri, thường gọi là Sung uý tử.
Nơi sống và thu hái
Loài liên nhiệt đới mọc tự nhiên ở vùng đồng bằng và trung du, ít gặp ở vùng cao. Cây có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Cây ưa đất tơi xốp, thoát nước nhưng không kén đất nên có thể trồng nhiều. Cần xử lý hạt giống trước khi gieo. Sau khi trồng được 3 - 4 tháng, khi cây bắt đầu ra hoa thì cắt để lại các chồi gốc để cây tiếp tục phát triển. Thu hoạch cây vào lúc trời nắng, rửa sạch, dùng tươi, hay phơi trong râm để héo đem nấu cao, hoặc phơi khô để dùng dần.
Thành phần hoá học
Toàn cây Ích mẫu chứa leonurin, atachydrin, leonuridin. ích mẫu Việt Nam chứa 3 alcaloid (trong đó có alcaloid có N bậc 4), 3 flavonosid (trong đó có rutin), 1 glucosid có khung steroid. Hạt chứa leonurin.
Tính vị, tác dụng
Ích mẫu có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng. Quả Ích mẫu có vị cay, đắng, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, lương can minh mục.
Các hoạt chất của Ích mẫu có tác dụng trên tử cung, huyết áp, tim mạch, hệ thần kinh, kháng sinh đối với một số vi trùng; ngoài ra có tác dụng đối với viêm thận và phù thũng cấp.
Công dụng
Ích mẫu thường được dùng chữa 1. Kinh nguyệt bế tắc, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, trước khi thấy kinh đau bụng hoặc kinh ra quá nhiều, làm an thai, giảm đau, làm dễ đẻ; 2. Viêm thận, phù thũng, giảm niệu, đái ra máu. Hạt dùng vào thuốc phụ khoa, làm cho dạ con mau co lại, co tử cung, làm thuốc lợi tiểu và sáng mắt. Liều dùng 9 - 30g cây (thân lá) hoặc dùng 4,5 - 9g hạt, sắc nước uống. Cũng có thể dùng cây nấu cao. Dùng riêng hoặc phối hợp với Ngải cứu, Hương phụ, Nghệ đen. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đặp trị mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sưng vú và chốc đầu.
Đơn thuốc
Kinh nguyệt không đều, thấy kinh trước kỳ (ngắn vòng), kinh ít, đau bụng trước khi thấy kinh: Dùng 20g thân lá sắc uống 10 ngày kể từ ngày thứ 14 sau kỳ kinh. Hoặc dùng cao Ích mẫu 6 - 8g mỗi ngày.
Viêm thận cấp và phù thũng: Ích mẫu tươi 180 - 240g, nấu với 700ml nước và cô lại còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa sau khi đẻ phù thũng, hoặc có thai đi đứng nhiều, xuống máu chân: Dùng Ích mẫu 20g, Ngưu tất, Rau dừa nước mỗi vị 15g sắc uống
Suy nhược toàn thân và cằn cỗi ở phụ nữ: Ích mẫu 30 - 60g, nấu với trứng gà hay thịt gà mà ăn.
Chữa can nhiệt, mắt đỏ sưng đau: Quả Ích mẫu, Cúc hoa, hạt Muỗng, hạt Mào gà trắng, Sinh địa, mỗi vị 10g, sắc nước uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Lòng mang lá lệch, chữa phong thấp
Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Mianma. Ở nước ta cây chỉ gặp ở miền Nam từ Kontum, Gia Lai đến Tây Ninh và An Giang ở độ cao dưới 500m
Ô liu khác gốc: có tác dụng giải nhiệt
Loài của Trung Quốc, Mianma, Ấn Độ và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Hà Nội, Thanh Hoá, Bình Định và Lâm Đồng ở độ cao 40m trở lên đến 2100m.
Gừa: cây thuốc trị cảm mạo
Rễ khí sinh dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amygdal, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, Dùng 15, 30g, dạng thuốc sắc.
Cẩm: tác dụng chống ho
Cây mọc hoang ở Lào Cai, Hoà Bình và được trồng v́ lá cho màu tím tía dùng nhuộm bánh, xôi. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng
Muồng lông: bổ gân cốt và chữa tê thấp
Cây cũng được dùng như Cốt khí muồng, lấy hạt ngâm rượu uống bổ gân cốt và chữa tê thấp. Cũng dùng chữa lỵ, bí đại tiểu tiện. Lá dùng chữa bệnh ngoài da.
Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn
Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.
Mỏ hạc, thuốc cường cân cốt
Liệt quả tách thành 5 phân quả mắc vào ðỉnh vòi nhờ những lưỡi nhỏ hút ẩm. Phân quả nứt dọc mà giải phóng hạt ra ngoài
Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị
Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận, Ở Ân Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích
Ô dược: đau bàng quang đái són đái dắt
Thường được dùng chữa Ngực bụng đầy trướng, khí nghịch suyễn cấp, bệnh sa nang, đau bàng quang, đái són, đái dắt, đau bụng kinh
Hàn the: vị thuốc trị đái buốt bí tiểu tiện
Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày.
Cẩm cù nhiều hoa: thuốc lợi tiểu
Ở Ân Độ, dịch của cây dùng làm thuốc lợi tiểu. Ở Java của Inđonêxia, người ta dùng lá giã ra đắp trị tê thấp.
Kim cang lá thuôn, thuốc trị bệnh tê thấp
Ở Ân độ, người ta dùng rễ tươi lấy dịch để điều trị bệnh tê thấp và dùng bã đắp lên các phần đau
Đậu cờ: cây thuốc bổ khí
Đậu cờ, với tên khoa học là Vigna vexillata, không chỉ là một loài cây leo quen thuộc mà còn ẩn chứa nhiều giá trị dược liệu quý. Cây đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Phượng tiên Trung Quốc: cây được dùng trị lao phổi
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị lao phổi, mặt và hầu họng sưng đau, nhiệt, lỵ, dùng ngoài trị ung sang thũng độc, bỏng lửa, không dùng cho phụ nữ có thai
Giâu gia: cây thuốc chữa sưng tấy
Quả chín ăn rất ngọt và ngon, kích thích tiêu hoá, Lá dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt, lở loét, dị ứng, Thường dùng giã nát trộn giấm bôi.
Nga trưởng: uống trị sốt
Lá dùng sắc uống trị sốt, lá khô, tán thành bột, hoà vào nước, nguội uống trong trị bệnh ngoài da, thân rễ nghiền ra, trộn với dầu Vừng dùng bôi làm tóc mọc nhanh.
Duối leo, cây thuốc gây nôn
Nước sắc lá dùng uống để gây nôn khi ăn phải thức ăn độc, cũng dùng chữa hậu sản, Ở Malaixia, nước sắc lá dùng làm trà uống cho phụ nữ sinh đẻ
Cải ngọt: trị bệnh co thắt
Cải ngọt (Brassica integrifolia) là một loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi để lấy lá làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt của cây cải ngọt cũng có giá trị dược liệu đáng kể.
Nho rừng: chế thuốc chữa bệnh hoa liễu
Quả ăn được, quả chưa chín có vị chua được dùng ở Campuchia thay thế Chanh, giấm làm gia vị các món ăn
Náng hoa đỏ: gây buồn nôn
Hành được dùng trị bỏng, chín mé, nhọt, có khi được dùng như Náng hoa trắng trị tê thấp, phù thũng.
Cam thảo dây: tiêu viêm lợi tiểu
Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.
Cát sâm: chữa cơ thể suy nhược
Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.
Cỏ chét ba: chữa ho gà ho khản tiếng
Dùng trị cảm mạo, trẻ em kinh phong, ho gà, ho khản tiếng, sưng hầu họng, cũng dùng chữa mụn nhọt độc, apxe, rắn và trùng độc cắn, đòn ngã tổn thương
Nghể hoa đầu, tác dụng giải độc
Vị đắng, cay, tính nóng, có tác dụng giải độc, tán ứ, lợi niệu thông lâm. Có tác giả cho là cây có vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, lợi niệu
Cần dại: trị phong thấp
Cũng có thể dùng như một số loài Heracleum khác của Trung Quốc, chẳng hạn như Heracleum moellendorffii Hace.