- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Ích mẫu nam: thuốc hạ nhiệt giảm sốt
Ích mẫu nam: thuốc hạ nhiệt giảm sốt
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ích mẫu nam hay Sư nhĩ - Leonotis nepetaefolia (L.) R. B.r, thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mô tả
Cây thảo mọc đứng, cao 0,60 - 1,20m, có lông mềm mịn. Thân ít khi phân nhánh, có 4 góc, có cạnh lồi. Lá mọc đối hay mọc vòng, hình trái xoan dài, dài 5 - 10cm, rộng 2 - 5cm, có góc hình tam giác và đột ngột thu hẹp lại, có mũi nhọn ngắn, mép có răng cưa thô; cuống lá dài 2,5 - 4cm. Hoa xếp thành ngù không cuống ở những mắt lá phía trên, đường kính 3 - 5cm. Hoa màu da cam; lá bắc dạng lá; đài hình trụ dài tới 18mm; tràng hoa trong nụ có màu đỏ, khi nở ra có màu da cam, dài tới 25mm, có lông mịn. Quả thuôn nhẵn, có 3 góc nhọn, dài tới 3mm.
Bộ phận dùng
Lá, hoa - Folium et Flos Leonotidis Nepetaefoliae.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ân độ, ngày nay phổ biến khắp các xứ nhiệt đới; cũng gặp nhiều ở các tỉnh phía Nam của nước ta. Lá và hoa thường dùng tươi.
Thành phần hoá học
Lá chứa một chất đắng.
Tính vị, tác dụng
Lá có vị đắng, là loại thuốc bổ đắng, có tác dụng hạ nhiệt giảm sốt, chống nôn, chống co thắt và trừ giun. Hạt có hoạt tính trừ ký sinh trùng sốt rét.
Công dụng
Lá dùng hãm uống trị hen; cũng dùng trị ho gà và chứng đau đầu. Có nơi dùng cây này thay vị Ích mẫu.
Ở Ân độ, người ta dùng tro của các đầu hoa đắp trị bỏng lửa và nước sôi, thêm với sữa đông dùng đắp trị nấm tóc và các bệnh ngứa ngoài da. Rễ tán nhỏ và xoa vào vú khi bị sưng vì sữa không thể chảy qua núm vú. Nước sắc lá rất đắng lại chống co thắt nên được dùng để điều trị các trạng thái sốt liên tục ở các xứ nhiệt đới.
Ở Porto Rico, người ta dùng dịch lá trộn với rượu và dịch chanh để đề phòng cơn sốt gián cách (8g dịch lá cây này và Chó đẻ dùng cho các trường hợp sốt cơn kèm theo mất ngủ và rối loạn đường ruột; bệnh nhân được sử dụng nước Chanh hay nước Cam).
Bài viết cùng chuyên mục
Cách: cây thuốc trị phù do gan
Cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.
Bạc hà cay: cây thuốc lợi tiêu hóa
Cũng được dùng như Bạc hà. Bạc hà cay dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, chống co thắt ruột, trướng bụng, vàng da, sỏi mật. Dùng xông chữa cảm cúm và đau họng.
Hoàng đàn giả, cây thuốc trị đau bụng và tê thấp
Còn dùng để cất tinh dầu thơm hay tán bột làm hương trầm, làm thuốc chữa đau bụng và tê thấp
Cò kè Á châu: cây thuốc dùng trị phát ban mụn mủ
Cây mọc ở rừng thưa, rừng già các tỉnh Nam Hà, Ninh Bình, Quảng Bình, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Quả làm se, làm mát và lợi tiêu hoá
Quế: chữa đau bụng ỉa chảy
Chữa đau dạ dày và đau bụng, ỉa chảy, choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân, ho hen, đau khớp và đau lưng, bế kinh, thống kinh, huyết áp cao, tê cóng
Mạc ca răng, uống cầm ỉa chảy
Quả thường được dùng ăn ở Campuchia, nhưng ít được ưa chuộng. Ở Ân Độ, rễ dùng nấu hay sắc uống để cầm ỉa chảy, ở Campuchia dùng hãm làm thức uống khai vị
Ngấy lá tim ngược: tiêu thũng chỉ thống
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc khư thấp, giải độc. Rễ trị đau răng, viêm hầu họng, gân cốt đau nhức, kinh nguyệt không đều.
Điên điển: cây thuốc đắp mụn nhọt
Hoa dùng làm bánh, hoặc xào hay nấu canh ăn rất ngon, dùng lá luộc ăn và hạt làm giá như giá đậu xanh, Lá và cành làm thức ăn gia súc.
Cóc kèn sét: làm thuốc sát trùng
Loài phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Việt Nam, ở nước ta, cây thường mọc dựa rạch một số nơi thuộc các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai
Mạc tâm, chữa kiết lỵ
Cây mọc ở đất ẩm, dựa nước ở các tỉnh phía nam và Đồng Nai, Sông Bé đến Đồng Tháp, An Giang, Dân gian dùng vỏ thân sắc uống chữa kiết lỵ, quả nấu nước rửa vết thương
Hoa giấy, cây thuốc điều hoà khí huyết
Cành lá dùng trị bệnh tiêu huyết. Hoa có thể dùng trị xích bạch đới hạ của phụ nữ và kinh nguyệt không đều
Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa
Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô
Đơn lộc ớt, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ân Độ, người ta lấy lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh
Bù dẻ lá lớn: trừ phong thấp
Rễ có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt. Lá có vị nhạt, hơi thơm, tính bình; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, ngừng ho.
Ngút Wallich: trị các bệnh về đường khí quản
Ở Ấn Độ, người ta dùng quả trị các bệnh về đường khí quản và kích thích đường tiết niệu.
Kim đồng, thuốc làm chắc vi huyết quản
Chuỳ hoa ở ngọn, hoa màu vàng tươi, cánh hoa có móng, nhị 10 có chỉ nhị màu vàng chuyển dần sang màu đỏ, vòi nhuỵ 3, rời nhau. Quả hạch to 5mm
Mã đậu linh khác lá, trị thuỷ thũng
Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị thuỷ thũng, lâm bệnh, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ thấp sang ung thũng và cao huyết áp
Đa, cây thuốc thanh nhiệt hoạt huyết
Loài này được A Pételot nêu lên vì giá trị của nhựa có thể dùng như nhựa của những loài khác, Ở Trung Quốc, rễ phụ được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc
Nhội: cây thuốc trị phong thấp đau xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân và rễ trị phong thấp đau xương, dùng lá để trị ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, viêm gan truyền nhiễm, trẻ em cam tích.
Phục linh: thuốc lợi tiểu chữa thủy thũng
Được dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, đầy trướng, ỉa chảy, tỳ hư ít ăn, còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh
Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng
Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.
Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa
Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn
Ngấy lá hồng: sắc uống chữa đau bụng
Dùng ngoài trị bỏng lửa và bỏng nước. Nghiền hạt hay lá và hoà với dầu Vừng để bôi. Có nơi người ta dùng nước nấu lá uống để điều trị chứng tim đập nhanh.
Bèo cái: uống chữa mẩn ngứa
Loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới.
Đay dại, cây thuốc giải cảm nắng
Ngọn và lá non, vỏ quả, thái nhỏ thường dùng nấu canh ăn cho mát, do nó có tác dụng lợi tiểu, Dân gian cũng dùng toàn cây sắc uống trị phù thũng